Quy luật một giá (LOP) và lý thuyết ngang giá sức mua (PPP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của việt nam (Trang 27)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Khung lý thuyết

2.2.1. Quy luật một giá (LOP) và lý thuyết ngang giá sức mua (PPP)

Một quan niệm đơn giản, một giáo điều cơ bản trong kinh tế học xuất phát từ yếu tố giá cả có tên là quy luật một giá (law of once price). Quy luật một giá được phát biểu rằng: nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương mại, các rủi ro và thị trường là cạnh tranh hồn hảo, thì các hàng hóa giống hệt nhau sẽ có giá là như nhau ở mọi nơi khi quy về một đồng tiền chung (Samuelson, 2011). Giả sử thép của Mỹ giá 500 đô la/tấn và thép của Việt Nam là 10.000.000 đồng/tấn. Quy luật một giá cho rằng tỷ giá hối đoái giữa VND và USD phải là 20.000 VND/1 USD để một tấn thép Hoa Kỳ có thể bán tại Việt Nam với giá 10.000.000 đồng và một tấn thép của Việt Nam có thể bán tại Hoa Kỳ với giá 500 USD. Nếu tỷ giá VND/USD = 18.000 thì điều đó có nghĩa thép của Việt Nam bị đắt tương đối so với thép của Mỹ. Khi đó cầu thép của Việt Nam sẽ giảm xuống cho đến khi giá thép của Việt Nam còn 9.000.000 đồng/tấn hoặc tỷ giá phải nâng lên VND/USD = 20.000. Tương tự khi tỷ giá là 22.000 VND/USD thì xu hướng của cầu thép của Việt Nam sẽ tăng đến

khi giá thép của Việt Nam là 11.000.000 đồng/tấn hoặc tỷ giá phải giảm xuống đến 20.000 VND/USD.

Trong thực tế quy luật một giá được sử dụng cho một rổ hàng hóa nhất định và cơ sở để tồn tại quy luật một giá chính là việc kinh doanh chênh lệch giá. Tuy nhiên, các rào cản thương mại, thị trường không cạnh tranh, khoảng cách địa lý, việc vận chuyển hàng hóa cần có một thời gian nhất định nên làm phát sinh rủi ro… là những nguyên nhân dẫn đến giá của các hàng hóa có sự chênh lệch nhất định giữa các thị trường khác nhau.

Một trong những lý thuyết nổi tiếng phát triển từ quy luật một giá và gây nhiều tranh cãi là thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP), tập trung vào mối liên hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái. Theo thuyết ngang giá sức mua, trong thị trường tự do tỷ giá hối đối của một nước có xu hướng làm cho chi phí mua các hàng hóa trao đổi trong nước bằng với chi phí mua các hàng hóa đó ở nước ngồi.

Lý thuyết ngang giá sức mua có thể được minh họa bằng một ví dụ đơn giản sau: Giả sử giá thị trường của một lô hàng là 1.000.000 VND ở Việt Nam và 100 CNY ở Trung Quốc. Với tỷ giá 2.000 VND đổi 1 CNY, lô hàng này trị giá 500 CNY ở Trung Quốc. Với giá tương đối như vậy và trong điều kiện thương mại tự do giữa hai nước, chúng ta dự kiến các hãng và người tiêu dùng Việt Nam sẽ ồ ạt qua Trung Quốc để mua hàng với giá thấp hơn. Kết quả là nhập khẩu từ Trung Quốc tăng và cầu về CNY tăng, điều này sẽ làm tỷ giá VNĐ/CNY tăng. Như vậy giá hàng hóa Trung Quốc tính bằng VND sẽ tăng mặc dù giá tính bằng CNY khơng hề thay đổi.

Theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng tiền của hai nước phải phản ánh sự khác nhau về giá cả ở hai nước đó. Cụ thể, giả sử P là giá của một giỏ hàng hóa ở Việt Nam tính bằng VND, P* là giá của một giỏ hàng ở Mỹ tính bằng USD và E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa (số lượng VND mà một

USD có thể mua được). Như vậy 1 USD sẽ có thể đổi được E đơn vị VND và có sức mua bằng E/P, và ở Mỹ 1 USD sẽ có sức mua bằng 1/P*. Để có sức mua của một đơ la ngang nhau ở hai nước, ta có:

1/P* = E/P Biến đổi phương trình trên, ta được:

1 = EP*/P <=> E = P/P*

Logarit hai vế của phương trình này ta có phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa đồng tiền hai quốc gia đúng bằng chênh lệch phần trăm thay đổi của mức giá của hai quốc gia đó. Như vậy, nếu gọi , *, Et, Et+1 lần lượt là lạm phát trong nước, lạm phát nước ngoài, tỷ giá hối đoái hiện tại và tỷ giá hối đoái tương lai giữa hai nước, thì thuyết PPP có thể diễn tả như sau:

t t t E E E 1 *

Hàm ý then chốt của lý thuyết ngang giá sức mua là tỷ giá hối đoái danh nghĩa sẽ thay đổi nếu giá cả thay đổi, những nước có tốc độ lạm phát cao sẽ có xu hướng giảm giá đồng tiền. Ngoài ra, chúng ta nên lưu ý rằng lý thuyết này chỉ nói đến xu hướng chứ khơng phải cào bằng tuyệt đối các mức giá tương đối. Hàng rào thương mại, nhiều hàng hóa khó đem ra trao đổi, sở thích của người tiêu dùng thay đổi theo thời gian và chi phí chuyên chở dẫn đến giá cả được phân hóa đáng kể giữa các nước. Vì thế, tuy lý thuyết ngang giá sức mua là một định hướng hữu ích cho tỷ giá hối đối trong dài hạn nhưng trên thực tế, tỷ giá hối đối vẫn có thể lệch khỏi mức độ ngang giá sức mua của chúng trong nhiều năm (Samuelson, 2011).

2.2.2. Truyền dẫn tỷ giá hối đoái

2.2.2.1. Khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đoái. Theo Hooper và Mann (1989), truyền dẫn tỷ giá hối đối có thể được định nghĩa là sự thay đổi của tỷ giá hối đoái dẫn đến sự thay đổi trong giá hàng nhập khẩu. Goldberg và Knetter (1997) trong nghiên cứu của mình đã định nghĩa truyền dẫn tỷ giá hối đoái là phần trăm thay đổi của giá nhập khẩu khi tỷ giá hối đối thay đổi. McCarthy (2000) thì xem xét khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đối dưới góc độ là sự tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái đến lạm phát trong nước. Ito và Sato (2006) thì xem xét khái niệm truyền dẫn tỷ giá hối đối ở góc độ ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá trong nước.

Tóm lại, truyền dẫn tỷ giá hối đối có thể được định nghĩa là sự thay đổi của tỷ giá hối đoái dẫn đến sự thay đổi của các chỉ số giá trong nước. Nói cách khác, hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đối chính là độ co giãn của các chỉ số giá trong nước so với tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi 1% khiến cho giá cả thay đổi 1% thì sự truyền dẫn được gọi là hồn tồn và nếu nhỏ hơn 1% thì được gọi là sự truyền dẫn khơng hồn tồn. Trên cơ sở này, tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái

đến lạm phát mà luận văn nghiên cứu được hiểu là ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối hoái đến tỷ lệ lạm phát trong nước, cụ thể là khi tỷ giá hối đoái thay đổi một

phần trăm thì lạm phát sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm.

Truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát cho biết mức độ ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối hoái đến tỷ lệ lạm phát trong nước. Điều này là rất quan trọng cho việc dự báo tỷ lệ lạm phát khi NHTƯ quyết định phá giá đồng nội tệ. Cụ thể, nếu mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát là lớn thì một khi đồng nội tệ bị phá giá tất yếu sẽ ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, nếu mức truyền dẫn tỷ giá hối đối đến lạm phát là nhỏ thì giải pháp phá giá đồng nội tệ có thể được xem xét áp dụng để thực hiện một mục tiêu vĩ mơ nào đó mà khơng lo sợ ảnh hưởng nhiều đến lạm phát trong nước.

2.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái

Biết được các nhân tố ảnh hưởng đến mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái là rất quan trọng. Bởi vì, điều này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định thích hợp về độ lớn của mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thời điểm đưa ra quyết định điều chỉnh để đạt hiệu quả cao.

Do truyền dẫn tỷ giá hối đoái chỉ được bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1980 nên cho đến nay lý thuyết về vấn đề này vẫn chưa hoàn chỉnh, tác giả xin giới thiệu một số nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái được rút ra từ các nghiên cứu trước đây.

Ở phương diện vi mô, nghiên cứu của Lian (2006) cho thấy nhân tố chính ảnh hưởng đến tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái là phản ứng giá đôn (Markup) và độ co giãn của cầu hàng hóa nhập khẩu.

Markup (tạm dịch là “giá đôn”) là khái niệm chỉ sức mạnh của một doanh nghiệp trong việc định giá sản phẩm của mình. Chẳng hạn, một doanh nghiệp nước ngồi độc quyền có khả năng định giá thì những biến động của tỷ giá hối đối sẽ được chuyển hồn tồn vào giá hàng nhập khẩu, hay các doanh nghiệp nước ngoài muốn giữ thị phần nên họ chấp nhận những thay đổi đáng kể trong lợi nhuận biên khi tỷ giá hối đoái tăng để giữ mức giá trong thị trường xuất khẩu khơng đổi hoặc ít thay đổi, khi đó mức truyền dẫn của tỷ giá hối đối sẽ nhỏ. Hooper và Mann (1989) cho rằng phản ứng giá đôn trước những thay đổi của tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào mức độ đồng nhất và khả năng thay thế của sản phẩm, thị phần tương đối của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, mức độ tập trung của thị trường và quy mơ có thể để phân biệt giá. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy các sản phẩm nhập khẩu càng khác biệt trong một ngành công nghiệp, các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngồi có thị phần lớn hơn so với các nhà sản xuất trong nước, mức độ phân biệt giá cao hơn hoặc thị trường tập trung lớn hơn sẽ dẫn đến khả năng duy trì giá đơn lâu dài và do vậy mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái sẽ cao hơn.

Nhân tố vi mô thứ hai ảnh hưởng đến truyền dẫn của tỷ giá hối đoái là độ co giãn theo giá của cầu hàng hóa nhập khẩu. Nếu hàng hóa nhập khẩu có cầu càng co giãn thì khi tỷ giá hối đoái tăng, doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài sẽ càng hạn chế mức tăng giá bán tại thị trường xuất khẩu, kết quả là truyền dẫn khơng hồn toàn xảy ra. Ngược lại, nếu hàng hóa nhập khẩu có cầu càng ít co giãn thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái càng cao.

Trên phương diện vĩ mô, những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến truyền dẫn của tỷ giá hối đối là tình hình lạm phát, mức độ phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, độ mở nền kinh tế và chính sách tiền tệ của quốc gia nhập khẩu.

Nghiên cứu của Taylor (2000) đối với các nước phát triển và Anderson (2005) đối với các nền kinh tế nhỏ, có độ mở cao đã chứng minh mức truyền dẫn tỷ giá hối đối là nhỏ đối với các quốc gia có lạm phát thấp, ngược lại ở những quốc gia có lạm phát cao thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đối sẽ lớn hơn. Lý do giải thích cho kết quả trên là tại các nước có lạm phát cao, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được NHTW cơng bố chỉ mang tính chất tạm thời và dễ biến động, đồng thời tỷ giá hối đoái được điều chỉnh nhiều lần khiến các cơng ty có nhiều lý do để tăng giá bán sản phẩm. Hơn thế nữa, khi lạm phát cao thì giá cả của hầu hết các mặt hàng đều có xu hướng tăng nên người tiêu dùng cũng dễ chấp nhận việc tăng giá hơn là khi lạm phát thấp.

Gagnon và Ihrig (2004) cho thấy ở các nước thực thi chính sách lạm phát mục tiêu, mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát là thấp hơn so với các nước khơng thực thi chính sách này. Nguyên nhân là do những nhà sản xuất và nhà phân phối khi biết chính phủ thực thi chính sách lạm phát mục tiêu sẽ e ngại hơn trong việc điều chỉnh tăng giá bán sản phẩm mà thay vào đó họ chấp nhận giảm lợi nhuận của mình trong một giới hạn nhất định dù đồng tiền nội địa có bị điều chỉnh giảm giá.

Yếu tố vĩ mô thứ hai ảnh hưởng đến độ lớn truyền dẫn tỷ giá hối đoái là mức độ phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của một quốc gia. Chẳng hạn, nếu một quốc gia

mà các yếu tố đầu của q trình sản xuất có tỷ lệ nhập khẩu càng cao thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đối tại quốc gia đó càng lớn. Điều này đã được khẳng định qua nghiên cứu của Anderson (2005).

Một yếu tố vĩ mô quan trọng khác tác động đến mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái là độ mở của nền kinh tế. Một quốc gia có độ mở càng lớn thì sự biến động tỷ giá hối đoái càng tác động mạnh đến chỉ số giá tiêu dùng thơng qua tác động của nó lên giá hàng hóa nhập khẩu. Ngồi ra sự hiện diện của các hàng rào phi thuế quan có thể làm ảnh hưởng đến truyền dẫn tỷ giá hối đoái.

Taylor (2000) cho rằng sự ổn định tương đối của chính sách tiền tệ có ảnh hưởng nhất định đến mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái. Lập luận này được củng cố bởi Deverux và Engel (2002). Kết quả cho thấy, các quốc gia có chính sách tiền tệ ổn định thì truyền dẫn tỷ giá hối đối càng thấp và ngược lại. Điều này được giải thích bởi những biến động không ổn định trong cung tiền sẽ tạo ra sự bất ổn định trong mức giá. Do vậy, một sự thay đổi của tỷ giá hối đối trong mơi trường chính sách tiền tệ bất định sẽ khiến doanh nghiệp nước ngoài đưa ra những quyết định thay đổi giá, điều này phản ánh mức truyền dẫn cao của tỷ giá hối đối.

Ngồi ra, mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát còn phụ thuộc vào niềm tin của công chúng đối với NHTƯ và việc tỷ giá hối đoái đã được định giá sai lệch đến mức độ nào.

2.2.2.3. Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát

Lý thuyết về lạm phát và tỷ giá hối đoái cho thấy rằng tác động của tỷ giá hối đối đến lạm phát là khơng hề đơn giản. Sự biến động của tỷ giá hối đoái dẫn đến sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu, nhu cầu đối với hàng xuất nhập khẩu, tổng cầu, cán cân thanh tốn, từ đó tác động đến lạm phát. Trên cơ sở lý thuyết, những thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến lạm phát qua hai kênh cơ bản là trực tiếp và gián tiếp.

Sơ đồ 2.1: Truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát

Nguồn: Naz, Mohsin và Zaman, 2012

Kênh truyền dẫn trực tiếp diễn ra khi biến động tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá trong nước thông qua sự thay đổi của giá hàng nhập khẩu. Bởi vì giá hàng nhập khẩu chịu tác động của hai nhân tố là giá trên thị trường thế giới và tỷ giá hối đối. Do đó, khi giá thế giới khơng đổi thì tỷ giá hối đối tăng sẽ làm giá hàng nhập khẩu tăng và ngược lại. Hàng nhập khẩu có thể là hàng hóa phục vụ cho sản xuất trong nước hoặc phục vụ tiêu dùng. Nếu hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất, khi tỷ giá tăng sẽ làm chi phí nhập khẩu các yếu tố đầu vào tăng, dẫn tới chi phí sản xuất tăng, kết quả là sản phẩm đầu ra cũng phải tăng giá. Nếu là hàng nhập khẩu tiêu dùng, khi tỷ giá tăng các cơng ty nhập khẩu có thể tăng giá bán trên thị trường để phản ứng lại việc tăng chi phí nhập khẩu, kết quả là giá của hàng hóa nhập khẩu

Sự giảm giá đồng nội tệ Ảnh hưởng gián tiếp Ảnh hưởng trực tiếp Chi phí sản xuất tăng Đầu vào nhập khẩu đắt hơn

Gia tăng nhu cầu xuất khẩu

Hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn Mức độ gia tăng

giá trong nước Hàng nhập khẩu

trở nên đắt hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)