CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết về tỷ giá hối đoái và lạm phát
2.1.2.3. Tác hại của lạm phát
Các cuộc thăm dò thường cho thấy lạm phát là “kẻ thù kinh tế số một” của người dân. Ngân hàng trung ương của các quốc gia đều quyết tâm chống lạm phát. Tại sao lạm phát lại nguy hiểm đến như vậy và nó có thực sự là một vấn đề kinh tế nghiêm trọng hay không? Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta hãy nghiên cứu tình huống ngược lại là giá cả ngày càng giảm, chẳng hạn mức giá năm sau thấp
hơn năm trước – tình trạng mà kinh tế học gọi là giảm phát, thì điều này lại là nổi ám ảnh của chính phủ nhiều nước, mà Nhật Bản là một minh chứng điển hình. Như vậy lạm phát không thật sự “đáng ghét” như mọi người thường nghĩ.
Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn lạm phát ở nhiều quốc gia cho thấy nếu lạm phát ở mức thấp hay vừa phải và có thể tiên đốn được thì tác hại của nó là khơng rõ ràng, cịn gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, tất cả các nhà kinh tế đều nhất trí rằng khi xảy ra lạm phát cao, đặc biệt là siêu lạm phát thì tác hại của nó sẽ là rất lớn.
Khi lạm phát tăng cao, các tác động bất lợi của nó trở nên chiếm ưu thế. Lạm phát cao làm lệch lạc cơ cấu giá cả, các tín hiệu về giá khi đó ngày càng trở nên thiếu chính xác và kém hiệu quả. Bởi vì giá cả thay đổi quá thường xuyên dẫn đến người tiêu dùng và nhà sản xuất rất khó xác định được giá tương đối của hàng hóa và khó có thể đưa ra được các quyết định dựa trên cơ sở thông tin thực tế. Như vậy, hệ thống giá - yếu tố quan trọng cốt yếu đối với hoạt động của nền kinh tế thị trường - cũng trở nên ngày càng kém chính xác, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và nguồn nhân lực không được phân bố một cách có hiệu quả.
Lạm phát cao là kẻ thù của đầu tư dài hạn. Nếu các nhà đầu tư không biết chắc chắn hoặc không thể dự đoán được mức giá cả trong tương lai, kéo theo là khơng thể biết được lãi suất thực thì khơng ai trong số họ dám liều lĩnh đầu tư, nhất là đầu tư vào các dự án dài hạn, mặc dù có thể các điều kiện đầu tư khác là khá ưu đãi và hấp dẫn. Khi lạm phát tăng cao, đi vay với một lãi suất danh nghĩa nhất định ngày càng trở nên mạo hiểm hơn. Điều này dẫn đến một sự sụt giảm lớn trong đầu tư.
Một khi lạm phát phi mã đã ăn sâu, nó sẽ khuyến khích người dân quan tâm đến những lợi ích trước mắt, phân phối lại thu nhập và của cải giữa những nhóm người khác nhau, gây ra nhiều bất tiện và nhầm lẫn. Mọi người tích trữ hàng hóa, mua nhà cửa, vàng hay ngoại tệ thay vì kí gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất hay đầu tư vào khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Đặc biệt, lịng tin của dân chúng cũng như các nhà đầu tư vào sự ổn định giá trị đồng tiền,
vào hệ thống ngân hàng và cao hơn nữa là vào chính phủ sẽ bị xói mịn. Trong trường hợp nghiêm trọng, siêu lạm phát thì các thị trường tài chính đứng trước nguy cơ sụp đổ khi vốn chạy ra nước ngồi.
Tóm lại, lạm phát cao ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của quốc gia, gây ra nhiều biến dạng kinh tế, cũng như sự nhầm lẫn và bất tiện, tái phân phối của cải xã hội một cách tùy tiện, từ đó kìm hãm tốc độ tăng trưởng, gây tâm lý xã hội phức tạp, bất ổn và làm lãng phí ghê gớm nguồn lực của quốc gia. Chính phủ các nước đã từng trải qua lạm phát cao đều cho rằng không kiểm soát được lạm phát là điều đáng sợ và nhất trí mạnh mẽ rằng lạm phát cao cần phải được chấm dứt. Ngồi ra, từ khi rơi vào tình trạng lạm phát cao đến khi thốt khỏi tình trạng đó thường cần một thời gian dài với sự hao tổn, hi sinh to lớn của cả nền kinh tế.