Quan điểm ủng hộ và không ủng hộ phá giá Việt Nam đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của việt nam (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái VND/USD và lạm phát của Việt Nam

3.1.1.2. Quan điểm ủng hộ và không ủng hộ phá giá Việt Nam đồng

Việc phá giá đồng nội tệ sẽ tác động đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, do vậy đây là một quyết định rất khó khăn và nhạy cảm. Để có cơ sở phân tích tồn diện và thận trọng, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp về chính sách tỷ giá ở nước ta trong thời gian tới, đồng thời cũng để rộng đường thảo luận, luận văn tóm tắt các quan điểm, lập luận ủng hộ và không ủng hộ việc phá giá mạnh Việt Nam đồng trong nhiều năm qua.

Theo các chuyên gia chủ trương cần phá giá mạnh Việt Nam đồng, thì các lập luận mạnh mẽ cho vấn đề này như sau:

1. Phá giá không gây ra lạm phát cao như nhiều người lo ngại

Quan điểm ủng hộ phá giá cho rằng điều chỉnh mạnh tăng mạnh tỷ giá hối đối VND/USD sẽ khơng làm lạm phát tăng cao như nhiều người vẫn thường lo ngại, vì lạm phát của Việt Nam chủ yếu là do chính sách tiền tệ mở rộng, đầu tư công kém hiệu quả và lạm phát trong quá khứ. Lạm phát là nguyên nhân dẫn đến biến động và áp lực “điều chỉnh” tỷ giá, còn chiều tác động ngược lại từ tỷ giá đến lạm phát là khơng đáng kể, việc ổn định tỷ giá hối đối để chống lạm phát chỉ gây ra những tổn thất vơ ích, bào mòn lượng ngoại tệ dự trữ mà NHNN khó khăn có được.

Ngoài ra, theo quan điểm ủng hộ phá giá thì thời điểm NHNN thực hiện phá giá và các chính sách đi kèm sau đó là rất quan trọng để không gây ra lạm phát cao. Cụ thể, thời điểm khi cán cân thanh toán thặng dư, giá cả thế giới giảm, và duy trì các chính sách tài chính tiền tệ chặt chẽ khi thực hiện phá giá là rất quan trọng. Đây sẽ là những nhân tố đảm bảo phá giá không kéo theo tâm lý đầu cơ ngoại tệ, không làm tăng nhanh lạm phát dẫn tới đẩy giá cả tăng cao hơn, tức là phá giá sẽ chỉ có tác

động trực tiếp làm giá hàng nhập khẩu tăng một lần, không làm phát sinh các tác động gián tiếp về tâm lý để đẩy tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn dự kiến.

2. Phá giá sẽ giúp tăng nhanh xuất khẩu và điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả cao, bền vững.

Những người ủng hộ phá giá cho rằng VND liên tục tăng giá trị thực trong nhiều năm và mức độ ngày càng nghiêm trọng trong mấy năm gần đây. Điều này dẫn đến nhiều ngành sản xuất trong nước mất dần sức cạnh trạnh trên trường quốc tế. Do đó, phá giá có vai trị quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu, từ đó tác động tới thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh hiệu quả và hội nhập quốc tế, điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo hướng hướng ngoại. Đương nhiên là lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái, như việc gia nhập WTO giúp giảm thuế áp lên hàng nhập khẩu từ Việt Nam từ đó giúp xuất khẩu của Việt Nam tăng. Tuy nhiên, nếu các yếu tố khác khơng đổi thì việc VND lên giá trị thực trong thời gian dài sẽ khiến năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam kém đi, tác động tiêu cực đến xuất khẩu và cán cân thương mại.

Trong những năm qua, các tác động tiêu cực của việc đồng Việt Nam mạnh đã được giảm nhẹ nhờ tốc độ tăng trưởng khá cao của Việt Nam, cũng như nhờ quá trình tham gia các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, trong những năm tới khi mà tốc độ tăng trưởng giảm đi, đồng thời Việt Nam phải thực thi mạnh mẽ các cam kết hội nhập về mở cửa thị trường thì việc lên giá thực kéo dài của VND, hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng. Nếu VND bị định giá quá cao mà không chủ động tạo nên sự cân bằng thì trong tương lai nguy cơ Việt Nam sẽ mất cân bằng tiền tệ, thậm chí khủng hoảng tài chính.

Các nhà kinh tế ủng hộ phá giá còn cho rằng lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế đều khẳng định phá giá chủ động, đủ tầm, trong bối cảnh chưa phát sinh những mất cân bằng kinh tế nghiêm trọng sẽ tác dụng rất lớn tới tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Kinh nghiệm của Việt Nam từ sau khi Đổi Mới cũng cho thấy ảnh

hưởng tích cực của các cuộc phá giá tới tăng trưởng xuất khẩu mà xuất khẩu là một trong những trụ cột lớn của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

3. Phá giá sẽ không làm mất niềm tin của công chúng vào VND, không gây bất ổn thị trường ngoại tệ.

Bên ủng hộ phá giá cho rằng trên bề mặt thì tuyên bố giữ ổn định tỷ giá hối đối của NHNN có vẻ như sẽ tạo lập được niềm tin cho thị trường, môi trường kinh doanh bớt đi một yếu tố bất trắc. Nhưng cái thiện ý này của NHNN lại khuyến khích các doanh nghiệp đi vay USD và khi thời hạn trả nợ các khoản vay USD đến dồn dập vào thời điểm nào đó, thường là cuối năm thì sẽ gây áp lực rất lớn cho NHNN trong việc thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá như đã tuyên bố.

Ngoài ra, niềm tin đối với VND và tâm lý thị trường chỉ có thể ổn định một cách vững chắc khi có thêm những điều kiện kinh tế vĩ mô hậu thuẫn cho tỷ giá VND/USD ổn định. Những điều kiện đó bao gồm chính sách tiền tệ thận trọng, lạm phát thấp và ổn định, cán cân thương mại được cải thiện, cán cân vốn thặng dư, dự trữ ngoại tệ đủ lớn, NHTƯ độc lập tương đối với chính phủ. Dễ nhận thấy là nhiều trong số những điều kiện nền tảng này đã, đang và sẽ không được đảm bảo ở Việt Nam. Một khi các điều kiện này bị vi phạm thì việc ổn định tỷ giá bất chấp các nền tảng yếu ớt sẽ chỉ mang tính chất nhất thời, ngắn hạn và sớm muộn NHNN cũng phải “điều chỉnh” tỷ giá một cách mạnh mẽ, mà cuối năm 2010 là một minh chứng. Quan điểm ủng hộ phá giá cho rằng thị trường biết rõ điều này, chính vì vậy mọi sự “kiên định” thái quá của NHNN trong việc níu kéo tỷ giá chỉ làm tăng thêm kỳ vọng phá giá và đầu cơ USD. Kỳ vọng này lại càng làm trầm trọng thêm áp lực phá giá VND, đẩy nhanh thời điểm phải phá giá đến sớm hơn.

Ngoài ra, phá giá ở Việt Nam vào thời điểm hiện nay nếu thực hiện là phá giá chủ động chứ không phải phá giá bị động, tự phát nổ ra khi phần lớn những cân đối quan trọng của nền kinh tế đã bị phá vỡ như phá giá diễn ra ở các nước Châu Á bị khủng hoảng trong thập kỷ 90. Do đó, nếu thực hiện phá giá chủ động đi kèm với

những giải thích rõ của giới lãnh đạo kinh tế tài chính thì sẽ khơng dẫn tới đầu cơ, giảm sút lịng tin của cơng chúng và không kéo theo những đợt phá giá mới, từ đó khơng gây bất ổn thị trường ngoại tệ nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

4. Phá giá sẽ không làm tăng nợ công của Việt Nam

Nhiều người lo ngại rằng phá giá Việt Nam đồng sẽ làm tăng nợ công của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên ủng hộ phá giá cho rằng đây là một quan điểm sai lầm. Vì để ổn định tỷ giá nhằm tránh tăng gánh nặng trả nợ công của Việt Nam quy ra theo VND thì NHNN phải trả giá thay chính phủ bằng việc sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối của mình. Tức là thiệt hại do tăng nợ cơng lẽ ra chính phủ phải gánh thì nay gánh nặng này lại được đẩy sang NHNN, gánh nặng nợ chỉ đổi từ vai phải sang vai trái của quốc gia. Ngoài ra, các nhà kinh tế ủng hộ “điều chỉnh” mạnh VND còn cho rằng, khi phá giá thì nguồn thu ngân sách từ xuất khẩu tài nguyên, chẳng hạn nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô, sẽ tăng khi quy đổi ra VND. Nói cách khác, phá giá nếu làm tăng gánh nặng nợ cơng của chính phủ thì nó cũng đồng thời làm tăng nguồn thu ngân sách để chính phủ trả nợ cơng.

5. Phá giá cho phép điều chỉnh thu nhập thành thị - nông thôn và điều chỉnh cơ cấu lao động trong nền kinh tế.

Nông dân và những người làm hàng xuất khẩu là những người được hưởng lợi đầu tiên khi thực hiện phá giá vì họ sản xuất ra hàng hóa để xuất khẩu và thu ngoại tệ. Do đó, phá giá sẽ khuyến khích sản xuất nơng nghiệp và làm hàng xuất khẩu. Điều này sẽ cho phép điều chỉnh lại cơ cấu thu nhập giữa thành thị và nông thôn theo hướng giảm dần chênh lệch thu nhập. Quá trình trên cũng dẫn tới việc điều chỉnh tự phát vốn, đất đai, lao động và các nguồn lực khác giữa các ngành, các vùng theo hướng chuyển từ các ngành sản xuất phục vụ thị trường trong nước và thay thế nhập khẩu sang các ngành sản xuất hàng xuất khẩu.

Tóm lại, theo quan điểm ủng hộ phá giá VND thì phá giá trong bối cảnh hiện nay sẽ giúp tăng xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy thay

đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh hiệu quả và hội nhập quốc tế, điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo hướng hỗ trợ xuất khẩu. Đồng thời, phá giá sẽ không gây ra lạm phát cao và những bất ổn kinh tế xã hội như nhiều người vẫn thường la ngại.

Quan điểm chống phá giá mạnh Việt Nam đồng thường rất đông đảo với các lập luận phổ biến như sau:

1. Phá giá sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao

Quan điểm không ủng hộ phá giá VND cho rằng phần lớn hàng nhập khẩu của Việt Nam là tư liệu sản xuất, nguyên liệu, hàng thiết yếu tiêu dùng hàng ngày do đó phá giá sẽ làm tăng cao chi phí sản xuất, chi phí sinh hoạt dẫn đến sự gia tăng của mức giá chung hay lạm phát sẽ bùng phát. Trong khi đó năng suất lao động ở Việt Nam cịn thấp, việc ứng dụng khoa học - cơng nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm là rất hạn chế. Lạm phát tăng cao còn do yếu tố tâm lý bất an về nền kinh tế, sự giảm sút niềm tin vào VND, lạm phát kỳ vọng của công chúng sau khi NHNN thực hiện phá giá.

2. Phá giá gây ra nhiều khó khăn và bất ổn kinh tế - xã hội.

Phá giá sẽ dẫn đến sự hy sinh to lớn của người dân và doanh nghiệp vì VND đột ngột mất giá mạnh, phần lớn doanh nghiệp và người dân bị “nghèo đi” do chi phí sản xuất, chi phí sinh hoạt tăng cao. Thậm chí, phá giá mạnh dẫn đến nguy cơ phá sản của hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp vay nợ ngoại tệ lớn, từ đó làm cho nền kinh tế xáo trộn, gây ra hỗn loạn. Ngoài ra, tiến hành phá giá mang nặng tính hành chính, bất ngờ và khơng thực tế, có thể gây ra sự phản ứng mạnh mẽ của phần lớn dân chúng - những người giữ tiền đồng. Cú sốc mạnh về tỷ giá có thể gây xáo trộn toàn diện kinh tế - xã hội mà hậu quả của nó khó có thể lường trước hết như kinh nghiệm của các nước Inđônêxia hay Thái Lan trong khủng hoảng Châu Á năm 1997 cho thấy. Trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên nhập siêu triền miên thì việc giữ được tỷ giá hối đối ổn định là một thành cơng lớn.

3. Phá giá không giúp tăng xuất khẩu, khơng giải quyết được bài tốn nhập siêu.

Quan điểm chống phá giá cho rằng mặc dù về lý thuyết thì phá giá đồng nội tệ sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, nhưng xuất khẩu của Việt Nam cho đến nay thường ít phụ thuộc vào biến động tỷ giá hối đoái. Tác động của những yếu tố khác mới là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam như sự gia tăng giá cả hàng hóa trên thế giới, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ, hay những chính sách giải phóng năng lực sản xuất trong nước.

Ngồi ra, phá giá chỉ có thể tăng thêm kim ngạch xuất khẩu nếu tăng được nguồn cung về hàng xuất khẩu, đồng thời phá giá chỉ có lợi cho xuất khẩu khi xuất khẩu các mặt hàng được sản xuất, chế biến từ nguyên liệu trong nước chiếm tỷ trọng cao vì lúc này sẽ hướng lao động trong nước tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, do các yếu kém về cơ cấu sản xuất, thể chế kinh tế mà sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng chưa chế biến hoặc mới sơ chế, độ co giãn theo giá của cầu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu là thấp, phần lớn nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, ngoại trừ nông hải sản và tài nguyên khoáng sản, đều phải nhập khẩu. Do đó lợi ích của phá giá từ tăng xuất khẩu là không đáng kể, nguồn cung về hàng xuất khẩu khó có thể tăng lên trong ngắn hạn, đồng thời xuất khẩu tăng lên thì nhập khẩu cũng tăng.

4. Phá giá khơng tác động tích cực đến sản xuất.

Tác động của phá giá đối với sản xuất phụ thuộc vào khả năng phản ứng của khu vực xuất khẩu và sự thay đổi của tổng cầu trong nước sau khi thực hiện phá giá. Tuy nhiên, do các yếu kém và hạn chế của năng lực sản xuất, các ngành công nghiệp phụ trợ, thể chế kinh tế của Việt Nam mà sau khi thực hiện phá giá VND nguồn cung về hàng xuất khẩu khó có thể tăng lên trong ngắn hạn, tổng cầu khó được mở rộng nhờ thay thế đầu vào nhập khẩu bằng những đầu vào sản xuất trong

nước. Ngoài ra, phá giá giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế chỉ thật sự đạt được khi đi cùng là hàng loạt các điều kiện khác như chính sách thương mại hướng về xuất khẩu, hiểu rõ và tận dụng lợi thế so sánh, công nghệ tiên tiến, sản xuất lớn, tiềm lực kinh tế mạnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế mở rộng. Mà những điều kiện này của Việt Nam hiện nay là không được đảm bảo, cho nên phá giá khó mà chuyển dịch được cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh.

5. Phá giá làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài

Phá giá mạnh VND sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nước ngồi của chính phủ và nợ ngoại tệ của doanh nghiệp vì ở mức tỷ giá mới cao hơn thì nợ nước ngồi tính bằng VND tăng lên đáng kể dẫn đến NSNN phải tăng cho chi trả nợ nước ngoài, các doanh nghiệp phải dành nhiều VND hơn để trả các khoảng vay ngoại tệ. Nhiều doanh nghiệp chưa kịp phản ứng để đổi mới sản xuất nên lợi nhuận thu được không đủ bù đắp phần tăng lên do phá giá tạo ra trong các khoản nợ. Kết quả là làm cho nhiều doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ, đưa đến phá sản và NSNN lâm vào cảnh mất cân đối.

Tóm lại, mặc dù không phủ nhận Việt Nam đồng đang bị định giá cao, nhưng quan điểm chống phá giá mạnh VND cho rằng phá giá sẽ gây nhiều hệ quả khôn lường cho nền kinh tế, trong khi những lợi ích thu được là khơng đáng kể và khơng chắc chắn. Do đó, tỷ giá cần có bước đi thích hợp, từ từ, tịnh tiến sẽ bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc hơn so với phá giá mạnh hay vừa phải.

Như vậy, quan điểm ủng hộ phá giá hay “điều chỉnh” mạnh VND và quan điểm chống phá giá đều có những lý lẽ hết sức thuyết phục. Tuy nhiên, phần lớn các phân tích của cả hai bên thường mang quan điểm chủ quan, định tính mà thiếu các bằng chứng thực nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của việt nam (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)