Mơ hình kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của việt nam (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Mơ hình nghiên cứu

3.2.1. Mơ hình kinh tế

Để hiểu rõ hơn lý do chọn các biến số trong mơ hình nghiên cứu của đề tài, luận văn bắt đầu với phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu. Theo Hooper và Mann (1989), truyền dẫn tỷ giá hối đối có thể được định nghĩa là sự thay đổi của tỷ giá hối đoái dẫn đến sự thay đổi trong giá hàng nhập khẩu. Trong nghiên cứu này, luận văn tập trung vào mơ tả truyền dẫn tỷ giá hối đối như là một phần của sự thay đổi mức giá chung trong nước liên quan tới sự thay đổi của tỷ giá hối đối thơng qua giá nhập khẩu. Từ đó xây dựng mơ hình kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa lạm phát với tỷ giá hối đoái và các biến số vĩ mô khác.

Chúng ta bắt đầu với mơ hình Markup, tạm dịch là “giá đơn” được áp dụng trong nhiều nghiên cứu như Hooper và Mann (1989), Goldberg và Knetter (1997) và Campa và Goldberg (2002). Các doanh nghiệp nước ngoài bán sản phẩm của mình ở nhiều thị trường và có thể ít nhiều kiểm soát được giá bán của họ tại thị trường nước nhập khẩu nhờ sự khác biệt về sản phẩm, do các khiếm khuyết của thị trường hoặc các cơng ty này có sức mạnh quy mơ.

Trong mơ hình Markup, giá của nhà xuất khẩu nước ngoài ( ) được thể hiện là kết quả của chi phí cận biên ( ) và Markup ( ).

= . (3.1)

Theo quy luật một giá thì giá nhập khẩu chính là giá xuất khẩu của nước ngồi nhân với tỷ giá hối đối (tỷ giá là giá của ngoại tệ tính theo nội tệ)

PM = ER = . .ER (3.2)

Hooper và Mann (1989) đề xuất rằng, giá đôn (Markup) - được giả định là một biến và nó phụ thuộc vào áp lực cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu và sức cầu của thị trường tại cả nước nhập khẩu và nước ngoài. Áp lực cạnh tranh của thị trường tại quốc gia nhập khẩu được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận, tức là giá trên chi phí sản xuất biên. Do đó giá đơn được viết lại như sau:

= . (3.3) Trong đó:

: đại diện cho áp lực cạnh tranh tại nước nhập khẩu, Pd là mức giá cạnh tranh trung bình của hàng hóa tại nước nhập khẩu.

Y: Đại diện cho áp lực cầu tại cả nước nhập khẩu và nước ngoài 0 < <1 và > 0

Thay (3.3) vào (3.2) ta có:

PM = . .

PM = . . .

PM = . . (3.4)

Logarit hai vế của phương trình (3.4) ta có:

LogPM = (1 - )logER + (1 - )log + logPd + logy (3.5) Đặt logPM = pm, logER = e, log = , logPd = pd và logY = y thì phương trình (3.5) viết lại thành:

pmt = ( 1 - )e + ( 1 - )mc*t + Ptd + yt (3.6)

Phương trình (3.6) cho biết giá nhập khẩu tại quốc gia nhập khẩu phụ thuộc vào tỷ giá hối đối (e), chi phí sản xuất biên của cơng ty nước ngồi (mc*), mức giá cạnh tranh trung bình của hàng hóa ở nước nhập khẩu (pd) và cầu thị trường của cả nước nhập khẩu và nước ngoài (y). Suy ra:

Tác động truyền dẫn tỷ giá hối đối đến lạm phát theo kênh trực tiếp thơng qua giá hàng nhập khẩu bằng phương pháp ngang sức giá mua, ta có thể suy ra:

Pt = f(et, mct*, Ptd, yt) (3.7)

Với Pt là tỷ lệ lạm phát của quốc gia nhập khẩu.

Trong một nghiên cứu về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát thông qua giá hàng nhập khẩu bằng phương pháp ngang sức giá mua ở Thái Lan, để đo lường các nhân tố ở vế phải của phương trình (3.7), Chai-anant và cộng sự (2008) đề xuất các biến số sau thơng qua mơ hình:

Pt = f(et, pmt, oilt, mpit, ppit) (3.8)

Với Pt là tỷ lạm lạm phát của Thái Lan, et là tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương giữa đồng Baht Thái Lan và đồng ngoại tệ chủ chốt là USD, Pmt là giá nhập khẩu tính theo USD, được sử dụng để phản ánh chi phí nhập khẩu nguyên liệu, oilt là giá dầu thô thế giới, minh họa cho những cú sốc bên ngoài đối với nền kinh tế Thái Lan, mpit là chỉ số sản xuất chế tạo của Thái Lan, giải thích chỉ ra điều kiện cung cầu và ppit là chỉ số giá sản xuất đo lường chi phí sản xuất trong nước.

Luận văn cũng nghiên cứu tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát của Việt Nam theo kênh trực tiếp thông qua giá hàng nhập khẩu bằng phương pháp ngang sức giá mua như đã được trình bày ở phần khung lý thuyết trong chương 2. Dựa vào phương trình (3.7) và phương trình (3.8), đồng thời do hạn chế về dữ liệu nên tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài của mình như sau:

Pt = f(ERt, Pmt, RICEt)

Với Pt là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, ERt là tỷ giá hối đoái danh nghĩa VND/USD, Pmt là giá nhập khẩu của Việt Nam tính theo đồng đơla, được sử dụng để phản ánh chi phí nhập khẩu nguyên liệu của doanh nghiệp trong nước, RICEt là giá gạo thế giới, minh họa cho giá lương thực thế giới, phản ánh những cú sốc bên ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Mơ hình sử dụng biến giá gạo thế giới (RICEt) thay cho biến giá dầu thô thế giới. Lý do là hai biến số này có thể thay thế cho nhau, đôi khi một số nghiên cứu dùng cả hai, để phản ánh những cú sốc bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước. Ngoài ra, như chúng ta biết giá xăng dầu ở Việt Nam trong một thời gian dài (trước năm 2008) được nhà nước trợ giá cho nên mức liên thông của giá xăng dầu trong nước và thế giới là thấp, điều này dẫn đến tác động của giá dầu thô thế giới đến lạm phát của Việt Nam sẽ khơng còn chính xác. Trong khi đó, từ năm 1992 Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Do đó, theo tác giả, sử dụng biến giá gạo thế giới sẽ phản ánh chính xác hơn. Một lý do nữa là phần lớn nghiên cứu trong nước khi phản ánh những cú sốc bên ngoài đều sử dụng biến giá dầu thế giới, do đó tác giả sử dụng biến giá gạo thế giới để phong phú thêm các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của cú sốc bên ngoài đến nền kinh tế Việt Nam.

Ngồi ra, tỷ giá hối đối được sử dụng trong mơ hình là tỷ giá hối đối danh nghĩa song phương VND/USD mà không phải là tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương của VND bởi vì Việt Nam đồng được NHNN neo vào đồng đô la Mỹ, các tỷ giá hối đoái giữa VND với các ngoại tệ khác thì NHTM được ấn định trên cơ sở tính chéo. Đồng thời, trong quan hệ thanh toán thương mại quốc tế, hầu hết doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đều dùng USD là đồng tiền chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)