Tóm tắt nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của việt nam (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Tóm tắt nghiên cứu liên quan

2.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Truyền dẫn tỷ giá hối đoái, một vấn đề kinh tế vĩ mô khá mới mẽ, được nghiên cứu trong khoảng 30 năm trở lại đây. Nếu ban đầu các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển thì trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện đối với các nước đang phát triển. Dưới đây tác giả xin giới thiệu một số nghiên cứu điển hình ở các nước đang phát triển.

Leigh và cộng sự (2002) sử dụng mơ hình VAR nghiên cứu sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá tại Thổ Nhĩ Kì. Với dữ liệu thống kê hàng tháng từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 4 năm 2002, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá tại Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài trên 1 năm và có mức tác động mạnh nhất sau 4 tháng.

Ca’Zorzi và cộng sự (2007) sử dụng mơ hình VAR nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở 12 nước đang phát triển thuộc châu Á, Mỹ Latinh và Trung Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng ở các quốc gia này là cao hơn so với những nước phát triển và các nước có lạm phát ở mức một con số thì hệ số truyền dẫn tỷ giá hối đoái là khá thấp. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan mạnh giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát, trong khi mối tương quan cùng chiều giữa độ mở của một quốc gia và độ lớn của sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái chỉ ở mức yếu.

Ito và Sato (2007) dùng mơ hình VAR nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở các nước thuộc khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 - 1998 gồm Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippine và Malaysia. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 1994 đến tháng 12 năm 2006. Kết quả

nghiên cứu cho thấy độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng nhìn chung tương đối thấp ở các nước được khảo sát ngoại trừ Indonesia. Điều này hàm ý rằng tỷ giá hối đối tác động khơng lớn đến lạm phát của các quốc gia Châu Á trong giai đoạn nghiên cứu.

Chai-anant và cộng sự (2008) sử dụng mơ hình ECM nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đối đến chỉ số giá tiêu dùng thơng thường và chỉ số giá tiêu dùng của các hạng mục nhập khẩu ở Thái Lan. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 6 năm 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến giá cả trong nước là khơng hồn tồn, cụ thể khi tỷ giá tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng khoảng 0,2% trong dài hạn.

2.3.2. Các nghiên cứu trong nước

Ở trong nước, có nhiều nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát. Tuy nhiên, phần đơng các nghiên cứu này là đi tìm ngun nhân lạm phát của Việt Nam và tỷ giá hối đối là một biến giải thích trong mơ hình. Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:

Võ Trí Thành và cộng sự (2001) phân tích mối quan hệ giữa cung tiền, lạm phát, tỷ giá hối đối và sản lượng thực bằng mơ hình VECM với chuỗi dữ liệu thời gian theo tháng từ năm 1992 đến năm 1999. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đối có ảnh hưởng nhất định đến lạm phát.

Một nghiên cứu về lạm phát được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của IMF năm 2003. Nghiên cứu sử dụng mơ hình VAR với 7 biến số là giá dầu thế giới, giá gạo thế giới, sản lượng công nghiệp, tỷ giá hối đoái, cung tiền, chỉ số giá nhập khẩu và chỉ số giá tiêu dùng, dữ liệu thống kê từ tháng 1 năm 1995 đến tháng 3 năm 2003. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đối khơng tác động nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng, ngun nhân được giải thích là do có một tỷ lệ lớn hàng hóa khơng tham gia thương mại quốc tế trong rổ hàng hóa tính CPI và giá hàng hóa nhập khẩu

khơng truyền dẫn mạnh vào giá cả trong nước mặc dù độ mở của nền kinh tế ngày càng tăng.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi IMF năm 2006 sử dụng số liệu quý từ năm 2001 đến 2006 để tìm các yếu tố chính tác động đến lạm phát tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy cung tiền, lạm phát kỳ vọng và mức chênh lệch sản lượng tiềm năng có vai trị quan trọng tác động đến lạm phát Việt Nam, trong khi tỷ giá hối đối chỉ có một vai trò không đáng kể đối với lạm phát.

Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) sử dụng mơ hình VECM để phân tích mối quan hệ giữa 12 biến là lạm phát, sản lượng sản xuất cơng nghiệp, cung tiền, tăng trưởng tín dụng, lãi suất, chỉ số giá sản xuất, thâm hụt ngân sách tích lũy, tổng giá trị giao dịch của thị trường chứng khoán, chỉ số giá nhập khẩu, giá dầu thế giới và giá gạo thế giới từ năm 2000 - 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào lạm phát là đáng kể, đồng thời giá cả thế giới có vai trị nhất định đối với lạm phát trong nước.

Trong những năm gần đây cũng đã có một số nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn của tỷ giá hối đối ở Việt Nam, tiêu biểu trong số đó là:

Trương Văn Phước và Chu Hồng Long (2005) ước lượng mối quan hệ giữa lạm phát và các yếu tố tác động theo phương pháp ước lượng của Granger với các biến là tỷ giá hối đoái, mức cung tiền tệ, mức dư cầu, giá dầu thế giới và giá gạo thế giới. Số liệu lấy theo tháng từ tháng 7 năm 1994 đến tháng 12 năm 2004. Kết quả ước lượng cho thấy tính trung bình thì tỷ giá tăng 1% sẽ có xu hướng làm lạm phát tăng lên 0,13% ngay lập tức nhưng do dư âm còn kéo dài nên tổng tác động lên tới 0,7% trong dài hạn. Theo tác giả thì tỷ lệ 1 : 0,7 là thấp hơn so với tỷ lệ 1 : 1 là tỷ lệ được trông đợi đối với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái, đồng thời tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát là lớn. Giải thích cho kết quả này, theo tác giả là do tỷ trọng khá lớn của nhóm các hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế

trong rổ hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam, đồng thời tình trạng cạnh tranh khơng hoàn hảo và sự bất đối xứng của thơng tin khi nền kinh tế trong q trình chuyển đổi là những nguyên nhân tiếp theo.

Võ Văn Minh (2009) sử dụng mơ hình VAR để ước lượng tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 2 năm 2007. Kết quả định lượng cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau 1 năm chỉ là 0,13, sự truyền dẫn đạt mức lớn nhất là 0,21 sau từ 10 đến 11 tháng có cú sốc tỷ giá hối đoái, đồng thời cú sốc tỷ giá hối đoái hầu như không còn ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng sau thời gian 16 tháng. Do độ lớn mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng theo tác giả là thấp so với các nước trong khu vực, một sự linh hoạt hơn của cơ chế điều hành tỷ giá như cho phép biên độ tỷ giá lớn hơn được tác giả khuyến nghị.

Bạch Thị Phương Thảo (2011) sử dụng mơ hình VAR để đo lường tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chuỗi các chỉ số giá của Việt Nam trong khoảng thời gian từ quí 1 năm 2001 đến quý 2 năm 2011. Các biến được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: giá dầu thế giới, biến sản lượng thực, mức cung tiền, tỷ giá hối danh nghĩa đa phương, chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng là thấp nhất trong chuỗi ba chỉ số giá, cụ thể là sau thời gian 1 năm độ lớn của mức truyền dẫn đến CPI là 0,16 và độ lớn cao nhất đạt được là 0,39 sau 5 quý tức 15 tháng sau khi có cú sốc tỷ giá hối đối, chỉ số giá tiêu dùng chịu ảnh hưởng từ cú sốc tỷ giá hối đoái với thời gian gần 8 quý, tức 2 năm. Theo tác giả thì mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam là cao khi so sánh với các quốc gia khác, đồng thời nghiên cứu cũng cho kết quả tỷ giá hối đoái là một nguyên nhân quan trọng giải thích cho sự gia tăng lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả khuyến nghị cần hạn chế tác động của cú sốc tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá tiêu dùng đề ổn định lạm phát.

Nghiên cứu của Trần Ngọc Thơ và công sự (2012) kết luận rằng độ lớn của mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và khơng phải ở mức nhỏ so với các nước khác. Do đó, các cú sốc về tỷ giá hối đối chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến các chỉ số giá nói chung và chỉ số giá tiêu dùng nói riêng.

Tóm lại, xem xét tổng quan các nghiên cứu đã có về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt Nam cho thấy:

1. Hầu hết các nghiên cứu được thực hiện nhằm đi tìm nguyên nhân lạm phát của Việt Nam và tỷ giá hối đoái là một biến độc lập giải thích cho lạm phát, đại diện cho các cú sốc đối với lạm phát. Kết quả các nghiên cứu cho thấy tác động của tỷ giá hối đoái lên lạm phát là khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Giải thích cho sự khác nhau này là do các nghiên cứu với mơ hình, cách tiếp cận giải thích lạm phát và giai đoạn nghiên cứu khác nhau.

2. Trong những năm gần đây cũng đã có một số nghiên cứu về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến chuỗi các chỉ số giá của Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá nhập khẩu. Hầu hết các nghiên cứu này đều sử dụng mơ hình VAR do đó chỉ cho biết tỷ giá tác động đến lạm phát kéo dài bao lâu và độ lớn của mức truyền dẫn đạt cao nhất là khi nào sau khi có biến động của tỷ giá hối đối. Chỉ có nghiên cứu của Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005) là cho biết tỷ giá tác động đến lạm phát như thế nào trong ngắn hạn và dài hạn.

3. Tất cả các nghiên cứu đều thực hiện trong khoảng thời gian tương đối ngắn, khoảng 10 năm trở lại. Nguyên nhân có thể là do thời điểm nghiên cứu, giới hạn về độ dài của dữ liệu. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến những thay đổi lớn của tỷ giá từ sau năm 1992 đến nay không được phản ánh đầy đủ đến lạm phát của Việt Nam.

Chương 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày tổng quan về tỷ giá hối đoái VND/USD, lạm phát của Việt Nam trong những năm qua. Tiếp theo là mơ hình nghiên cứu, bao gồm mơ hình kinh tế, mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) mà luận văn áp dụng để thực hiện ước lượng, quy trình thực hiện ước lượng và dữ liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến lạm phát của việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)