CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1.1 Hoàn thiện bảng câu hỏi
Tham khảo bảng câu hỏi trong luận văn về tác động của quản trị nguồn nhân lực đến hiệu suất làm việc của nhân viên ngân hàng tại Pakistan của nhóm tác giả Zulfqar Ahmad Bowra, Bilal Sharif, Affan Saeed và Muhammad Kabir Niazi (2011). Thang đo về hiệu suất làm việc của nhân viên trong luận văn của nhóm tác giả Zulfqar Ahmad Bowra, Bilal Sharif, Affan Saeed và Muhammad Kabir Niazi (2011) gồm 3 thành phần: chính sách lương, đánh giá hiệu quả làm việc, chính sách thăng tiến. (Phụ lục 1)
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi dưới sự giúp đỡ của các nhân viên đang công tác tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm khám phá xem các yếu tố đã được nêu ra có phù hợp ở Việt Nam không? Nội dung, ý nghĩa từ ngữ và các phát biểu sử dụng trong bảng câu hỏi có hợp lí hay khơng? (Phụ lục 2) Trong quá trình thảo luận, các thang đo lý thuyết, các phát biểu được đối chiếu với các ý kiến của nhân viên đồng thời khám phá ra các yếu tố phát sinh từ thực tế. Nhằm đảm bảo những ý kiến của nhân viên tương đối chính xác, số lượng nhân viên ngân hàng được phỏng vấn cho đến khi ý kiến trùng lặp, giống nhau đến 80% và số lượng nhân viên đã tham gia thực hiện phỏng vấn tay đôi trong bài nghiên cứu này là 10 nhân viên.
Sau khi phỏng vấn hết 10 nhân viên ngân hàng, dựa trên dữ liệu thu thập được và bảng thang đo sơ bộ tiến hành hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa để đảm bảo kết quả thảo luận nhất qn và đồng nhất với nhau, nếu khơng tìm thấy sự thay đổi gì mới thì tiến hành nghiên cứu sơ bộ định lượng. (Phụ lục 3)
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện với kích thước mẫu là 50 mẫu thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu sơ bộ này sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố
EFA nhằm loại bỏ các biến có trọng số nhỏ và điểu chỉnh các biến trong bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu chính thức. (Phụ lục 4)