Các xu hướng của các dòng vốn đầu tư và dòng tiền từ hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và dòng vốn quốc tế ở các nước châu á (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Dữ liệu

3.1.1. Các xu hướng của các dòng vốn đầu tư và dòng tiền từ hoạt

Sự loại bỏ kiểm soát vốn, sự điều chỉnh thương mại và giao dịch hối đoái theo hướng tự do hơn đã dẫn đến xu hướng gia tăng sự luân chuyển các dòng tiền từ hoạt động thương mại quốc tế và dòng tiền từ hoạt động đầu tư quốc tế trong các nước Châu Á.

Dòng tiền từ hoạt động thương mại

Kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm nước có thu nhập quốc dân bình quân ở mức trung bình tăng trưởng ấn tượng. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2012 là 243.942 triệu USD tăng 224% so với năm 2005, chỉ số này ở Ấn Độ là 1.017.334 triệu USD tăng 195%, ở Indonesia là 439.666 triệu USD tăng 140%. Trong nhóm nước này, cán cân thương mại quốc tế chủ yếu ở trạng thái nhập siêu. Tỷ lệ nhập siêu của Ấn Độ trung bình là 4,9% GDP, tăng đều qua các năm và đạt cao nhất trong năm 2012 là 7,3% GDP tương ứng với 136.063 triệu USD. Từ năm 2005 tới năm 2011, Việt Nam nhập siêu trung bình 7% GDP và đạt cao nhất năm 2007 là 14,5% GDP tương đương với 11.193 triệu USD. Riêng năm 2012 Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu với giá trị 6.695 triệu USD và năm 2013 xuất siêu 7.330 triệu USD. Indonesia là quốc gia xuất siêu trong nhóm nước nghiên cứu. Tỷ lệ xuất siêu bình qn là 3.55% GDP trong giai đoạn 2005-2011. Giá trị xuất siêu cao nhất là 24.150 triệu USD năm 2011. Năm 2012 và 2013 cũng là hai năm Indonesia nhập siêu trong khoảng thời gian nghiên cứu, giá trị nhập siêu khoảng 0.5% GDP.

Đối với nhóm nước có GNP bình qn ở mức trung bình cao, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 4.264.924 triệu USD, bằng gần 3 lần tổng kim ngạch của 3 nước cịn lại trong nhóm. Trung Quốc cũng liên tục xuất siêu trong 9 năm, tỷ lệ xuất siêu khoảng 5,1% GDP, giá trị xuất siêu tăng dần từ năm 2005 đến 2008 và có sự giảm xuống trong năm 2009 và 2011, năm 2012-2013 cán cân thương mại cải thiện dần. Malaysia có tỷ lệ suất siêu lớn nhất (khoảng

20

17,8% GDP), đạt cao nhất năm 2008 (22,2% GDP). Thổ Nhĩ Kỳ nhập siêu trong suốt giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ nhập siêu khoảng 5,1% GDP mỗi năm tương đương với khoảng 36.256 triệu USD. Năm 2008 Thổ Nhĩ Kỳ nhập siêu ít nhất chỉ 6.269 triệu USD và trong năm này kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này cũng có sự sụt giảm lớn (giảm 23% so với năm 2007).

Nhóm nước có GNP bình qn đầu người cao gồm những nước có đóng góp vào hoạt động thương mại quốc tế lớn và cán cân thương mại hầu như trong tình trạng xuất siêu. Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục qua các năm. Năm 2012, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Nga đều có kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1.000.000 triệu USD, tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu so với năm 2005 khơng cao bằng nhóm nước có GNP trung bình thấp. Tỷ lệ tăng trưởng này là 50% đối với Nhật Bản, 110% đối với Hàn Quốc, 96% đối với Singapore và 141% đối với Nga. Năm 2011 - 2013 cán cân thương mại của Nhật Bản ở trạng thái nhập siêu, giá trị nhập siêu năm 2013 là 125.128 triệu USD.

Nhìn một cách tổng thể trong giai đoạn 2005 đến 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước giảm xuống trong năm 2009 và hồi phục dần vào các năm sau.

Dòng tiền từ hoạt động thương mại quốc tế rịng của các nước cũng có xu hướng giảm trong các năm2007, 2008 và 2009 và bắt đầu hồi phục từ năm 2010. Sự biến động này xảy ra đồng thời với sự suy giảm kinh tế tồn cầu.

Dịng tiền từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài

Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Malaysia có dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi rịng âm cho thấy một dòng chảy vốn từ trong nước ra nước ngoài của những nước này. Nhật Bản và Hàn Quốc có dịng vốn FDI chảy ra lớn nhất, bình quân giai đoạn nghiên cứu FDI chảy ra khỏi Nhật Bản là 82.522 triệu USD, Hàn Quốc là 10.860 triệu USD, dịng vốn đầu tư ra nước ngồi có xu hướng tăng từ năm 2005 đến năm 2008 và có sự giảm vào năm 2009. Dịng vốn FDI ròng của

21

Nga không ổn định. Từ năm 2006-2008 Nga thu hút vốn FDI từ các nước, đến năm 2008 vốn FDI ròng vào Nga là 19.120 triệu USD; các năm sau đó vốn FDI có xu hướng chảy ra khỏi Nga, đến năm 2013 vốn FDI rịng ra nước ngồi đạt 16.058 triệu USD. Các nước khác trong mẫu nghiên cứu đều là điểm đến của vốn FDI, đặc biệt là Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Ấn Độ. Dòng vốn FDI ròng vào các nước này đều có chung một xu hướng tăng dần từ năm 2005 đến 2008 và giảm vào năm 2009 sau đó hồi phục dần vào năm 2011.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài

Nhật Bản, Singapore, Nga có dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi rịng chủ yếu ở trạng thái âm, cho thấy một dòng chảy vốn từ trong nước ra các thị trường quốc tế. Từ năm 2008 đến năm 2010 dòng vốn FPI ròng của Nhật giảm từ 28.416 triệu USD xuống còn 150.997 triệu USD, đến năm 2011 dòng vốn này đã đổi chiều quay trở lại trong nước do dòng vồn FPI nhà đầu tư trong nước rút về ròng lên tới 155.406 triệu USD. Đến năm 2012 hoạt động đầu tư gián tiếp này dần được phục hồi. Trong giai đoạn 2005-2008, Hàn Quốc cũng chứng kiến cảnh dòng vốn FPI chảy ra khỏi nước, đến giai đoạn 2009-2012 cũng chứng kiến sự đổi chiều của dòng vốn này. Nguyên nhân xuất phát từ sự gia tăng dịng vốn FPI từ nước ngồi vào và cùng với sự rút vốn của nhà đầu tư trong nước. Dòng vốn FPI biến động mạnh hơn so với các dòng vốn khác. Trong hai năm 2008-2009 dòng vốn FPI ròng biến động mạnh ở tất cả các nước trong mẫu nghiên cứu, điều nay cũng trùng với giai đoạn suy thoái kinh tế 2008, 2009.

Hệ số biến thiên của các dịng vốn được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn của mỗi dòng vốn trong giai đoạn nghiên cứu chia cho giá trị trung bình của dịng vốn trong giai đoạn đó được thể hiện trong Bảng 3.2. Bảng này cho thấy các dòng vốn biểu hiện khác nhau theo thời gian và giữa các nước. Nhìn chung dịng vốn đầu tư gián tiếp biến động mạnh nhất suốt giai đoạn nghiên cứu trong khi dòng vốn thương mại biến động thấp nhất. Sự biến động thấp của dòng vốn

22

thương mại có thể được giải thích do sự cấu thành của hàng xuất khẩu và nhập khẩu của các nước khơng có những thay đổi lớn trong ngắn hạn bởi vì sự khơng co giãn của cầu và cung các hàng hóa giao dịch. Trái lại, cả hai thành phần và khối lượng của dòng vốn đầu tư gián tiếp phản ứng với những thay đổi ngắn hạn của những yếu tố trên thị trường, chẳng hạn lãi suất, sự phát triển về chính trị.

Bảng 3.2 cũng chỉ ra rằng khơng có những sự khác biệt đáng kể trong biến động cán cân thương mại theo thời gian. Dòng vốn FDI phản ánh sự biến động mạnh hơn trong giai đoạn 2009 - 2013 ở các nước có mức thu nhập cao và trung bình cao, những nước có thu nhập trung bình thấp có dịng vốn FDI biến động mạnh hơn ở giai đoạn 2005 - 2009. Dòng vốn đầu tư gián tiếp thể hiện sự biến động mạnh trong giai đoạn 2005 – 2009 đối với cả 3 nhóm nước. Trong suốt giai đoạn này, dịng vốn đầu tư tồn cầu bị giảm sút do sự suy thối kinh tế thế giới, ngun nhân có thể do khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này.

23

Bảng 3.2: Hệ số biến thiên của các dòng vốn

STT Nhóm nước

2005-2009 2009-2013

TRADE FDI FPI TRADE FDI FPI Thu nhập cao 1 Japan 0.6 -0.4 -3.2 -2.5 -0.4 65.7 2 Korea, Rep. 0.7 -0.7 61.7 0.4 -1.3 0.9 3 Oman 0.2 0.4 6.1 0.2 1.5 5.2 4 Singapore 0.1 0.8 -1.3 0.1 0.5 -0.4 5 Russian Federation 0.3 2.0 -4.3 0.1 -0.7 -4.2 Thu nhập trung bình cao 6 China 0.3 0.3 -7.2 0.3 0.3 0.3 7 Malaysia 0.0 -1.3 -3.2 0.3 -0.6 1.1 8 Thailand 1.2 0.6 -31.5 0.9 7.0 1.7 9 Turkey -0.4 0.4 1.9 -0.5 0.3 0.7 Thu nhập trung bình thấp 10 India -0.3 0.6 1.4 -0.2 0.3 0.8 11 Indonesia 0.4 0.7 0.5 1.2 0.4 0.5 12 Pakistan -0.2 0.4 1.4 -0.1 0.5 -2.2 13 Vietnam -0.5 0.4 1.6 -3.2 0.2 0.7

24

3.1.2. Xu hướng trong tỷ giá hối đoái thực và thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở Châu Á

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và dòng vốn quốc tế ở các nước châu á (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)