Về phương diện tài chính 59 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm (balance scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng (Trang 68 - 75)

3.3. Vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường Cao

3.3.1. Về phương diện tài chính 59 

Tài chính là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà trường bởi với nguồn thu ngân sách có giới hạn, trường phải đào tạo những sinh viên có chất lượng tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của xã hội. Theo tác giả, giá trị tài chính trong mơi trường giáo dục của nhà trường cần được nhìn nhận dưới các góc độ: quy mơ đào tạo, sự hài lòng của sinh viên phụ huynh đối với nhà trường, sự tận tụy của CB – GV đối với nhà trường, mối quan hệ hợp tác của nhà trường với các trường đại học, doanh nghiệp.

3.3.1.1. Mục tiêu phương diện tài chính

Mục tiêu thứ nhất là tăng trưởng quy mô hoạt động đào tạo: Để nâng cao

uy tín và trở thành trường đại học, nhà trường cần gia tăng quy mô đào tạo, mở thêm nhiều hệ đào tạo, nhiều ngành, và các lớp đào tạo ngắn hạn về cơ khí, điện lạnh, ô tô, kỹ thuật cao... Bên cạnh đó, nhà trường cần đẩy mạnh quảng bá và mở các lớp liên kết đào tạo ở các tỉnh, địa phương để nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội và gia tăng nguồn thu cho nhà trường.

Mục tiêu thứ hai là tăng chênh lệch thu chi: Nhà trường cần quản lý tốt

dịch vụ trong phạm vi chức năng để tăng chênh lệch thu chi. Khoản chênh lệch này dùng để bổ sung kinh phí hoạt động, trích lập quỹ phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập, chi thu nhập tăng thêm cho CB – GV theo Nghị định 43/2006/NĐ – CP. Ngoài ra, nhà trường cịn có thể sử dụng chênh lệch này để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng nâng cao năng lực của nhân viên.

Mục tiêu thứ ba là sự tận tụy của CB – GV đối với nhà trường: Nhà

trường cần nâng cao thu nhập và có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cho CB – GV trong trường. Hoạt động trong môi trường giáo dục nên rất cần những CB – GV có kiến thức chun mơn, năng lực và nhất là lòng yêu nghề. Khi đời sống được cải thiện sẽ tạo thêm động lực gắn kết của CB – GV với nhà trường, động lực thúc đẩy trường ngày càng phát triển.

Mục tiêu thứ tư là mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp: Đối

với một trường cao đẳng chuẩn bị từng bước lên trường đại học thì việc hợp tác với doanh nghiệp là nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Bởi nó sẽ mang lại sự hậu thuẫn tốt cho nhà trường về mọi mặt từ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho đến tài chính. Trước hết dựa vào mối quan hệ này có thể tận dụng đưa sinh viên thực tập trên những dây chuyền công nghệ mới của doanh nghiệp, giúp sinh viên có kinh nghiệm để dễ dàng hịa nhập vào cơng việc nếu được tuyển dụng sau khi tốt nghiệp. Đồng thời cũng tiết kiệm chi phí đầu tư cho nhà trường, và giải quyết những vấn đề về tài chính.

3.3.1.2. Thước đo phương diện tài chính

Đối với mục tiêu thứ nhất: Thước đo được sử dụng là tốc độ tăng nguồn thu

của nhà trường thông qua hoạt động đào tạo. Thước đo này nhằm giúp nhà trường xác định được mục tiêu cần đạt được cũng như có cơ sở để đánh giá thành quả đạt được. Nhà trường có thể đo lường theo từng quý hoặc theo năm. Số liệu được lấy từ báo cáo quyết toán nguồn kinh phí đã được duyệt.

Tốc độ tăng nguồn thu =

Nguồn thu năm nay – Nguồn thu năm trước

Đối với mục tiêu thứ hai: Thước đo được sử dụng là tỷ lệ phần trăm chi phí

theo từng khoản mục tính trên một sinh viên.

Thước đo này được sử dụng để đo lường hàng năm và bằng phương pháp phân tích biến động, nhà trường so sánh tỷ lệ chi phí trên một sinh viên theo từng khoản mục chi phí thực tế phát sinh. Tư đó cho thấy được khoản chi phí nào sử dụng chưa hợp lý, khoản nào cần cắt giảm và cần thực hiện chính sách tiết kiệm cho tích lũy và đầu tư.

Đối với mục tiêu thứ ba: Cần xác định mức thu nhập tăng thêm cụ thể bao

nhiêu phần trăm. Vì vậy, thước đo được sử dụng là tỷ lệ phần trăm thu nhập tăng thêm của CB – GV. Thước đo này được đo lường dựa vào thu nhập năm nay và thu nhập năm trước.

Đối với mục tiêu thứ tư: Thước đo được sử dụng là tỷ lệ % doanh nghiệp hợp tác tăng thêm. Thước đo này được đo lường dựa vào số lượng doanh nghiệp hợp tác năm nay và số lượng doanh nghiệp hợp tác năm trước.

Tỷ lệ % thu nhập tăng thêm của CB - GV =

Thu nhập năm nay – Thu nhập năm trước

Thu nhập năm trước x 100%

Tỷ lệ % doanh nghiệp hợp tác tăng thêm

‐ Số lượng doanh nghiệp

hợp tác năm nay

Số lượng doanh nghiệp hợp tác năm trước

x 100% Số lượng doanh nghiệp

hợp tác năm trước = Tỷ lệ khoản mục chi phí trên 1sinh viên =

Chi phí theo từng khoản mục Tổng số sinh viên

3.3.1.3. Hành động thực hiện

Để triển khai thực hiện BSC trong việc đánh giá thành quả nhà trường năm 2014 về phương diện tài chính, nhà trường cần xác định các chỉ tiêu kế hoạch cho năm nay và vạch ra một số giải pháp thực hiện mục tiêu đã được cụ thể hóa từ tầm nhìn cho phương diện này. Dựa vào thực trạng và các nguồn lực cũng như chiến lược phát triển của nhà trường đến năm 2018, tác giải đưa ra một số hành động thực hiện:

Đối với mục tiêu thứ nhất: Quy mô hoạt động của nhà trường cần được mở

rộng tăng 10% so với năm trước để trở thành trường đại học, những hành động cần phải triển khai đó là:

• Thực hiện mở rộng và đa dạng hóa các ngành đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, xác định lấy đào tạo cao đẳng và đại học làm nhiệm vụ chính để thu hút HSSV.

• Với lợi thế trường đã có Bộ môn Kinh tế hoạt động độc lập và hiệu quả, trường cần mở thêm đào tạo các ngành về Tài chính và Ngân hàng nhằm phát triển Bộ mơn Kinh tế thành Khoa Kinh tế.

• Tạo điều kiện cho Trung tâm dạy nghề, Trung tâm anh văn, Trung tâm vi tính phát huy thế mạnh, mở các khóa lớp đào tạo ngắn hạn đáp ứng yêu cầu xã hội

• Tạo điều kiện, khuyến khích sinh viên cao đẳng sau khi tốt nghiệp có hướng liên thông lên đại học.

Đối với mục tiêu thứ hai: Với mức tăng nguồn kinh phí tự chủ do ngân sách

cấp năm sau tăng khoảng 10% so với năm trước để thực hiện lộ trình tăng lương và bù đắp một phần chi phí vượt mức. Mặt khác, nhà trường cần xây dựng định mức chi phí cho các phịng ban để kiểm sốt tốt các khoản chi phí. Một số biện pháp giúp cải thiện tình hình là:

• Tăng cường hoạt động quảng bá hình ảnh để thu hút thêm nhiều sinh viên, đảm bảo đủ sĩ số lớp học và hạn chế tình trạng phịng học trống.

• Thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí trong tồn trường, đồng thời cắt giảm các khoản chi tiếp khách, chi họp, hội nghị...

• Lập định mức chi phí cho các phịng ban, bộ phận.

Đối với mục tiêu thứ ba: Để gia tăng về mặt tài chính, sự tận tụy của CB –

GV đóng vai trị khơng nhỏ, nhà trường cần phấn đấu tăng thu nhập cho CB – GV thêm 15%. Hành động thực hiện là:

• Mở rộng các ngành nghề đào tạo để tăng nguồn thu cho nhà trường và CB – GV.

• Có chính sách đào tạo đội ngũ CB – GV học nâng cao trình độ. • Đảm bảo cho giảng viên dạy đúng chun mơn.

• Tăng tiền lương trả cho CB – GV.

Đối với mục tiêu thứ tư: Việc hợp tác với doanh nghiệp bên ngoài sẽ tiết kiệm cho nhà trường một khoản chi phí đầu tư về cơ sở vật chất máy móc, đồng thời thu hút được các nguồn tài trợ và quỹ học bổng cho sinh viên nhà trường. Vì vậy:

• Nhà trường cần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

• Liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo và đào tạo lại, khuyến khích các đơn vị trong việc tìm nguồn tuyển sinh đào tạo nghề theo địa chỉ.

• Gia tăng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội.

BSC triển khai chiến lược của nhà trường năm 2014 về phương diện khách hàng được thể hiện trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Triển khai chiến lược của nhà trường về phương diện tài chính năm 2014

Mục tiêu Thước đo Hành động thực hiện Kế hoạch Thực tế Chênh

lệch

Phương diện tài chính

Tăng trưởng quy mơ hoạt

động đào tạo

Tốc độ tăng

nguồn thu của nhà trường

- Mở thêm nhiều ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu xã hội.

- Mở các lớp đào tạo liên kết ở các tỉnh, địa

phương.

- Đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm dạy

nghề, anh văn, vi tính.

- Tạo điều kiện cho sinh viên liên thông lên đại

học Tăng 10% Tăng chênh lệch thu chi Tỷ lệ % chi phí theo khoản mục trên một sinh viên

- Tăng cường thu hút thêm nhiều sinh viên, đảm bảo đủ sĩ số lớp học.

- Tiết kiệm chi phí, thực hiện chính sách tiết

kiệm từ sinh viên, như: tắt điện, tắt quạt ngoài

giờ học.

- Cắt giảm các khoản chi không cần thiết.

- Lập định mức chi phí cho các phịng ban, các bộ phận. Sự tận tụy của CB – GV đối với nhà trường Tỷ lệ % thu nhập tăng thêm của CB – GV. Tỷ lệ % tổng chi phí đào tạo bồi dưỡng trên tổng số CB – GV.

- Mở rộng các ngành, nghề đào tạo để tăng

nguồn thu cho nhà trường và CB – GV.

- Tăng tiền lương kỳ II, tăng số tiền chi trả vượt giờ.

- Mở rộng thêm chính sách đào tạo đội ngũ CB – GV học nâng cao nghiệp vụ.

- Đảm bảo cho giảng viên dạy đúng chuyên

môn. Tăng 15% Mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Tỷ lệ % doanh nghiệp hợp tác tăng thêm

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Liên kết với doanh nghiệp trong việc đào tạo

và đào tạo lại.

- Gia tăng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng bảng cân bằng điểm (balance scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)