CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN
4.4. Phân bổ chi phí ngoại tác
Theo kết quả hồi quy, cơ cấu nhóm tuổi có ảnh hưởng đến xác suất và số lần đi khám chữa bệnh. Nếu kết hợp giữa nhóm tuổi và phơi nhiễm với chất thải làng nghề bị xả bừa bãi sẽ cho những con số đáng quan tâm (Bảng 4.6).
Bảng 4.6. Tác động của phơi nhiễm chất thải làng nghề theo nhóm tuổi
Hộ có thành viên dưới 16 tuổi Hộ có thành viên từ 16-25 tuổi Hộ có thành viên từ 26-45 tuổi Hộ có thành viên từ 46-60 tuổi Hộ có thành viên từ 61-70 tuổi Hộ có thành viên trên 70 tuổi Xác suất đi khám chữa bệnh 1,10 0,71 0,70 0,91 1,72 1,55 Số lần đi khám chữa bệnh 1,92 1,67 1,72 1,83 2,34 2,04
Các nhóm tuổi khác nhau khi phơi nhiễm chất thải làng nghề xả bừa bãi dẫn đến những ảnh hưởng rất khác biệt. Xác suất đi khám chữa bệnh tăng cao hơn 1,72 lần và 1,55 lần tương ứng với nhóm người từ 61 đến 70 và nhóm trên 70 tuổi. Số lần đi khám của nhóm người trên 60 tuổi trong xã phơi nhiễm cao hơn 100% so với nhóm khác sống tại xã khơng phơi nhiễm. Nhóm người dưới 16 tuổi sống trong xã phơi nhiễm có xác suất đi khám cao hơn 1,1 lần và số lần đi khám cao hơn 92% so với nhóm người khác trong xã khơng phơi nhiễm. Nhóm người từ 16 đến 60 tuổi (độ tuổi lao động) có xác suất đi khám chữa bệnh thấp hơn. Tuy nhiên, số lần đi khám bệnh vẫn cao hơn hẳn so với nhóm người già và trẻ em nhưng sống trong xã không phơi nhiễm khoảng 70% đến 80%.
Theo kết quả tính tốn, nhóm người già vào trẻ em dưới 16 tuổi chịu tác động mạnh nhất. Chính sách về y tế cần tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn cho nhóm người này. Từ sự tăng mạnh của xác suất đi khám và số lần đi khám ở nhóm người già và trẻ em cho thấy chi phí ngoại tác phân bổ nhiều hơn cho nhóm hộ có những thành viên này. Trợ giúp về mặt tài chính cho nhóm hộ này là cần thiết để làm tăng tính cơng bằng của xã hội. Hiện nay, thẻ khám chữa bệnh miễn phí đã được cấp cho người già trên 85 tuổi và trẻ em dưới 6 tuổi. Nhóm người từ 6 tuổi đến 15 tuổi và từ 61 đến 84 tuổi trong xã phơi nhiễm cũng cần có hỗ trợ nhất định, ví dụ như thẻ bảo hiểm y tế với mức đồng chi trả thấp hơn hoặc các đợt chăm sóc y tế miễn phí hoặc giá rẻ cho người dân trong xã phơi nhiễm. Chính sách bảo hiểm y tế nên giảm quy mô người chịu tác động bởi chi phí ngoại tác của chất thải làng nghề bị xả bừa bãi. Từ tính tốn tác động đến số lần đi khám và xác suất đi khám cho thấy rủi ro sức khỏe của người sống trong xã phơi nhiễm cao hơn đáng kể so với những người sống trong xã không phơi nhiễm. Trong khi, mức phí bảo hiểm y tế lại tính chung rủi ro cho tất cả nhóm người tham gia. Do đó, mức phí đã bao hàm cả chi phí ngoại tác tiêu cực của chất thải làng nghề bị xả bừa bãi. Chi phí ngoại tác này đang được phân chia cho tồn bộ những người đóng bảo hiểm (trong đó có những người nơng dân với thu nhập hạn chế và phải mua bảo hiểm tự nguyện). Do vậy, mức phí bảo hiểm y tế hiện nay có thể đang quá cao so với mức rủi ro sức khỏe thực sự của những người nông dân trong xã khơng phơi nhiễm. Đây có thể là một trong những nguyên nhân của tình trạng trên 36% người dân nơng thơn khơng mua bảo hiểm tự nguyện. Loại bỏ ngoại tác của chất thải làng nghề để tính đúng rủi ro và đưa ra mức phí hợp lý hơn sẽ giúp tăng mức độ bao phủ của bảo hiểm y tế tự nguyện.