KHẢO LƢỢC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3. KHẢO LƢỢC CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

2.3.1. Vốn xã hội ảnh hƣởng tới hiệu quả hoạt động trong giao dịch nơng sản

Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp cho thấy sự tác động tích cực của vốn xã hội và hiệu quả giao dịch nông sản của thương nhân cũng như người nông dân trồng cà phê. (Fafchamps và Minten (1998; 199a,b; 2001); Fafchamps và Hill (2005); Mawejje và Holden (2014))

Fafchamps và Minten (1998) sử dụng dữ liệu thu thập được về những thương lái nông sản ở Madagascar được thu thập tại Madagascar trong một dự án giữa IFPRI (Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế) và Bộ Nghiên cứu khoa học của quốc giá Uganda (FOFIFA). Nghiên cứu này tìm thấy bằng chứng về việc vốn

mạng lưới xã hội có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của các thương lái nông sản. Sau khi kiểm soát các đầu vào vật chất và con người cũng như đặc điểm của những thương lái, nghiên cứu tìm ra rằng những thương lái có sự kết nối tốt hơn có doanh số cao hơn và giá trị gia tăng cao hơn thương lái có ít sự kết nối hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng ba khía cạnh của vốn xã hội nên được phân biệt: mối quan hệ với những thương lái khác mà với nó thương lái có thể tối thiểu hóa chi phí giao dịch; mối quan hệ với người cho vay tiềm năng; và mối quan hệ trong gia đình.

Fafchamps và Minten (1999a) dựa trên bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu trước của họ (Fafchamps và Minten (1998)) nghiên cứu về cách mà người thương nhân sử dụng vốn xã hội nâng cao hiệu quả hoạt động của họ. Một lần nữa, nhóm tác giả khẳng định rằng vốn mối quan hệ đóng vai trị là nhân tố quan trọng trong sự thành cơng trong công việc kinh doanh của những thương nhân này. Bằng chứng tìm thấy mơ tả những khía cạnh mà các mối quan hệ được sử dụng để phục vụ cho những mục đích khác nhau: dịng thông tin về giá cả và tình trạng của thị trường; sự cung cấp tín dụng thương mại; sự phịng ngừa và quản lý các khó khăn hợp đồng; tính chính xác của các giao dịch; và sự làm giảm thiểu rủi ro. Thương lái giàu có hơn và thành cơng hơn có số lượng các mối quan hệ nhiều hơn và chất lượng hơn. Gia đình đóng ít vay trị trong việc kinh doanh mặc dù hỗ trợ việc khởi nghiệp.

Fafchamps và Minten (1999b) dựa trên bộ dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu trước của họ (Fafchamps và Minten (1998)). Vốn xã hội được đo lường bằng số lượng và loại của các mối quan hệ được sử dụng trong mục đích kinh doanh của thương nhân nơng sản.

Lợi ích từ vốn xã hội trong thực tế với chi phí giao dịch có thể quan trọng giống như lao động và vốn vật chất hoặc vốn con người. Bằng chứng có được từ Madagascar cho thấy rằng:

1. Những thương nhân nông sản xếp hạng sự quan trọng của các mối quan hệ cao hơn các yếu tố khác.

2. Những thương nhân kết nối tốt hơn có doanh số và tổng lợi nhuận cao hơn những thương nhân kết nối kém hơn.

3. Những thương nhân không phát triển vốn xã hội thích hợp, sẽ khơng phát triển.

Kết quả cho thấy rằng ba khía cạnh của vốn mạng lưới xã hội phải được phân biệt: mối quan hệ với các thương nhân khác giúp họ giảm thiểu chi phí giao dịch; những mối quan hệ với những cá nhân có thể giúp họ lúc khó khăn tài chính để chống lại rủi ro thanh khoản; và mối quan hệ gia đình làm giảm hiệu quả do lỗi đo lường. Vốn xã hội tạo điều kiện cho thương nhân thương lượng với nhau với lòng tin cao hơn giúp dễ dàng cung cấp và được cấp tín dụng, trao đổi thơng tin giá và giảm chi phí kiểm định chất lượng.

Fafchamps và Minten (2001) sử dụng dữ liệu khảo sát gốc từ ba quốc gia châu Phi để tìm ra tác động của vốn xã hội trong hoạt động của thương nhân nơng sản. Nhóm tác giả tìm ra rằng việc quen biết các thương nhân khác làm gia tăng hiệu quả hoạt động của các thương nhân nơng sản. Mặc dù nhóm tác giả khơng tìm hiểu về những kênh thơng qua đó vốn xã hội tác động, nhưng nhóm tác giả gợi ý rằng nó là do kết nối xã hội làm giảm chi phí giao dịch.

Mawejje và Holden (2014) tập trung vào việc nghiên cứu xem vốn xã hội có làm cho những hộ gia đình trồng cà phê ở Uganda bán được giá cà phê cao hơn hay không. Dữ liệu được thu thập được 251 hộ gia định từ 19 làng được chọn từ 15 xã, mỗi làng lựa chọn ngẫu nhiên 12 đến 15 gia đình để thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng, vốn xã hội có tác động tích cực làm gia tăng giá nhận được từ việc bán cà phê của những hộ gia đình.

2.3.2. Đặc điểm nhân khẩu học ảnh hƣởng tới vốn xã hội và hiệu quả giao dịch nông sản.

Đặc điểm nhân khẩu học đã được khám phá trong một số nghiên nhằm tìm ra tác động của nó tới hiệu quả giao dịch nơng sản cũng như nâng cao vốn xã hội của cá nhân và hộ gia đình. (Fafchamps và Minten (1998; 199a,b; 2001); Fafchamps và Hill (2005); Adong et al (2013); Mawejje và Holden (2014))

Fafchamps và Minten (1998; 199a,b) khi nghiên cứu tại Madagasca đã tìm ra rằng mạng lưới các mối quan hệ của thành viên trong gia đình và kinh nghiệm của cha mẹ khơng có ảnh hưởng đến sự tích lũy vốn xã hội sau khi doanh nghiệp được hình thành, nhưng nó quyến định mức ban đầu của vốn xã hội, thông qua việc kết nối các mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, đem lại nguồn bổ sung vốn xã hội cho các thương nhân ban đầu.

Fafchamps và Minten (2001) kết luận rằng những thương nhân nữ gặp nhiều khó khăn hơn các thương nhân là nam giới. Họ có hiệu quả hoạt động thấp hơn, tích lũy các tài sản hữu ích chậm hơn, và bắt đầu việc kinh doanh của họ với ít vốn xã hội và vốn lưu động hơn.

Adong et al. (2013) đã cho thấy bằng chứng rằng số lượng người trưởng thành trong gia đình có mối quan hệ thuận giữa số người trưởng thành trong gia đình (trên 18 tuổi) và sự tham gia vào các tổ chức. Như vậy, số lượng người trưởng thành trong gia đình càng cao thì vốn xã hội của gia đình đó có được càng lớn.

Mawejje và Holden (2014) tìm ra rằng, những đặc điểm về hộ gia đình như số lượng thành viên, độ tuổi,số năm đi học và giới tính người đứng đầu có ảnh hưởng đến hiệu quả giao dịch cũng được tìm thấy các bằng chứng tác động đến hiệu quả giao dịch cà phê trong nghiên cứu này. Mawejje và Holden (2014) tìm thấy bằng chứng rằng tuổi tác và giới tính của người đứng đầu hộ gia đình đóng vai trị quan trọng trong giá cả nhận được khi bán cà phê của họ. Đặc biệt, những hộ gia đình đứng đầu là nam giới sẽ có giá nhận được cao hơn do khả năng đem sản phẩm đến thị trường để bán và năng lực thương lượng tốt hơn để đạt được giá cao hơn. Bên cạnh đó nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, những người đứng đầu gia đình lớn tuổi hơn sẽ có khả năng nhận được giá cao hơn do kinh nghiệm giao dịch của họ.

2.3.3. Vị trí địa lý ảnh hƣởng tới hiệu quả giao dịch nông sản

Fafchamps và Hill (2005) tìm ra rằng những người nông dân bán sản phẩm nông nghiệp của họ làm ra ở thị trường tập trung sẽ có được giá cao hơn khi họ bán sản phẩm tại nông trại của họ.

Coulter (2006) kết luận rằng nếu người nông dân bán sản phẩm trên thị trường tập trung, họ sẽ bán được giá tốt hơn hoặc ít nhất là họ có thể tiếp cận đầu ra và do đó người nơng dân có thể sản xuất nhiều hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho hộ gia đình.

Mawejje và Holden (2014) kết luận rằng, những hộ gia đình bán sản phẩm của mình ở thị trường giao dịch tập trung thì sẽ nhận được giá cao hơn nếu như bán cho thương lái ngay tại nông trại của họ.

CHƢƠNG III. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)