THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân (Trang 47 - 48)

CHƢƠNG IV TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM

4.4. THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM

Sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam đứng thứ 1 thế giới, tính theo tổng sản lượng thì đứng thứ nhì thế giới nhưng tỉ trọng chỉ chiếm 13% trên tổng sản lượng toàn thế giới. Thực tế cho thấy rằng, dù sản lượng cao nhưng người giao dịch cà phê của Việt Nam chỉ là người chấp nhận giá, giá cà phê bị ảnh hưởng bởi áp lực cầu từ các nhà đầu tư, đầu cơ trên các sàn giao dịch nơng sản quốc tế cũng như tình trạng sản xuất của các nước trồng cà phê khác.

Bên cạnh đó, trong khi chúng ta có kim ngạch xuất khẩu cà phê đáng ấn tượng năm 2013 là 1,30 triệu Tấn với giá trị 2,72 Tỷ USD, tính bình qn là 2.092 USD/Tấn trong khi đó với lượng xuất khẩu là 1,70 triệu Tấn đạt 4,58 tỷ USD thì tính bình qn giá cà phê của Brazil là 2.694 USD/Tấn. Như vậy có thể thấy rằng,

phê của Brazil. Có thể nhận thấy điều khác biệt ở đây là về chất lượng và về chủng loại mà Brazil xuất khẩu. Cà phê ở Brazil luôn được thu hoạch tại thời điểm quả chín đạt tiêu chuẩn nhất, sau khi thu hoạch được các doanh nghiệp địa phương sơ chế cũng như gia công thành phẩm làm tăng giá trị của hạt cà phê, còn ở Việt Nam chủ yếu chỉ xuất cà phê nhân thô, với chất lượng không đồng đều do được thu hái đồng loạt dưới áp lực bị phá hoại.

Những quốc gia nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam hầu hết đều trồng rất ít cà phê nhưng lại nổi tiếng về sản xuất cà phê thành phẩm như Đức, Ý, Hoa Kỳ… Vấn đề đặt ra là chúng ta có nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng lại bán rẻ cho những nước sản xuất cà phê nổi tiếng, trong khi chúng ta lại khơng có một thương hiệu cà phê nổi tiếng có chữ “Made in Viet Nam” nào được giới thiệu ở thị trường nước ngoài?

Với ngành chế biến cà phê ở Việt Nam, theo ước tính của hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, số nhà máy chế biến hiện có mới chỉ giải quyết được khoảng 6% lượng cà phê nhân làm ra mỗi năm. Cụ thể, công suất Công ty TNHH Nestlé Việt Nam 15.000 tấn/năm, Công ty TNHH Cà phê Ngon 15.000 tấn/năm và Công ty TNNH Olam Việt Nam cũng đạt 4.000 tấn/năm, Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hịa cơng suất 32.000 tấn/năm. Do vậy, xuất khẩu tới các nước khác là đầu ra chủ yếu của cà phê Việt Nam, điều này đặt ra nhu cầu các giải pháp bức thiết phải nâng cao giá trị xuất khẩu của sản phẩm cà phê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của vốn xã hội tới giá cà phê bán được của nông dân (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)