Phân tích tương quan được đề tài sử dụng nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc thông qua hệ số tương quan (Pearson), theo đó hệ số tương quan được tính bằng cách chia hiệp phương sai của biến với tích độ lệch chuẩn của chúng. Đề tài xây dựng ma trận hệ số tương quan kèm theo
mức ý nghĩa nhằm đánh giá bước đầu về mối tương quan giữa các biến. Ngoài ra, trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao (lớn hơn 0.8) và đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng đa công tuyến và cũng là cơ sở để đề tài thực hiện các kiểm định cần thiết và hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu.
3.4.3. Phương pháp ước lượng mơ hình
Trong khi phân tích tương quan nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu có mối quan với nhau hay khơng thì phân tích hồi quy được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập với các biến phụ thuộc qua đó cho biết chiều hướng tác động và mức độ tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc. Phương pháp này cho phép đề tài đưa ra bằng chứng thực nghiệm để trả lời cho các câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu.Theo đó đề tài thực hiện ước lượng mơ hình thơng qua ước lượng Pooled OLS, Fixed effect, Random effect. Lý do của việc ước lượng mơ hình Fixed effect, Random effect mà khơng là mơ hình Pooled OLS là:
Thứ nhất, ước lượng Pooled OLS là ước lượng đơn giản và bỏ qua cấu trúc dữ liệu bảng có thể dẫn đến việc các biến độc lập không phản ánh đúng mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Và do đó trong mơ hình có nhiều biến giải thích nên có thể xảy ra hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập. Và khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến ước lượng Pooled OLS khơng cịn hiệu quả. Do đó cần một mơ hình tốt hơn mơ hình Pooled OLS.
Thứ hai, để xem xét đặc điểm riêng của từng cơng ty trong mẫu nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến biến giải thích và do có những thuộc tính chúng ta khơng quan sát được bằng giá trị thì lúc này mơ hình phù hợp hơn so với Pooled OLS là mơ hình Fixed effect. Theo đó mơ hình được xây dựng để xem xét được đặc điểm riêng của từng công ty trong mẫu nghiên cứu theo sự thay đổi của hệ số chặn tuy nhiên sự thay đổi này là cố định theo thời gian và để xem xét sự khác nhau đó thì chúng ta có thể dùng biến giả. Do mơ hình chỉ quan tâm đến những
khác biệt mang tính cá nhân đóng góp vào mơ hình nên nó khơng xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Thứ ba, khi những đặc điểm riêng biệt giữa các đối tượng nghiên cứu được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích thì chúng ta có thể dùng mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên (Random effect model).
Như vậy vấn đề đặt ra là mơ hình nào là phù hợp cho nghiên cứu. Để trả lời câu hỏi này luận văn sẽ sử dụng kiểm định Hausman nhằm so sánh mơ hình Fixed effect và Random effect, kiểm định Likelihood nhằm so sánh giữa hai mơ hình Pooled OLS và Fixed effect và kiểm định LM nhằm so sánh giữa mơ hình Pooled OLS và mơ hình Random effect.
3.4.4.Phương pháp kiểm định các hệ số hồi quy và sự phù hợp của mơ hình
Trong phần này đề tài sẽ sử dụng kiểm định t (t-test) để kiểm tra sự phù hợp của các hệ số hồi quy. Các mức ý nghĩa thường được sử dụng trong thống kê là 1%, 5%, 10% hay nói khác hơn là độ tin cậy 99%, 95%, 90%. Đối với nghiên cứu này đề tài chọn mức ý nghĩa 5% để đánh giá mức độ phù hợp của các hệ số hồi quy, tức biến độc lập chỉ được xem là tác động đến biến phụ thuộc khi mà hệ số hồi quy có giá trị P-value nhỏ hơn 5%. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hệ số hồi quy có P-value lớn hơn 5% nhưng nhỏ hơn 10% cũng được đề tài lưu ý trong nghiên cứu của mình.
Để kiểm tra sự phù hợp của mơ hình đề tài sử dụng kiểm định F với các giả thuyết H0 là R2 = 0. Mức ý nghĩa đề tài chọn là 5% theo đó giá trị P-value nhỏ hơn 5% thì bác bỏ giả thuyết H0 nên mơ hình là phù hợp.
Ngồi ra, sau khi mơ hình được ước lượng là phù hợp đề tài cũng thực hiện các kiểm định đi kèm khác nhằm kiểm tra các khuyết tật của mơ hình. Theo đó, đề tài thực hiện kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định tự tương quan, bởi lẽ nếu mơ hình có phương sai thay đổi hoặc tự tương quan hoặc cả hai thì các kiểm định về hệ số hồi quy của mơ hình là khơng đáng tin cậy, ước lượng của
mơ hình là ước lượng khơng hiệu quả và R2 là khơng đúng bản chất của nó. Nếu mơ hình có phương sai thay đổi hoặc có tự tương quan hoặc có cả hai khuyết tật này thì đề tài tiến hành khắc phục mơ hình nghiên cứu bằng cách ước lượng lại mơ hình bằng phương pháp GLS.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Thống kê mô tả dữ liệu
Bảng 4.1.Mô tả thống kê các biến nghiên cứu
Variable Obs Mean Std.Dev. Min Max
CASH 1458 0.085 0.080 0.000 0.482 CFLOW 1458 0.143 0.089 -0.109 0.625 STD 1458 0.413 0.200 0.009 0.916 STD2 1458 0.211 0.174 0.000 0.839 MKBOOK 1458 1.028 0.421 0.345 5.442 INVEST 1458 0.060 0.084 0.000 0.723 SIZE 1458 11.692 0.627 10.085 13.880 AGE 1458 23.586 13.867 3.000 61.000 DIVIDEND 1458 0.803 0.398 0.000 1.000 B_GROUP 1458 0.440 0.497 0.000 1.000 IND 1458 0.737 0.441 0.000 1.000
Nguồn: Tác giả tính tốn từ phần mềm Stata 11
Với dữ liệu thu thập từ 243 công ty phi tài chính trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013 được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội. Bảng 4.1 trình bày kết quả mơ tả thống kê các biến nghiên cứu trong bài, kết quả mô tả gồm 11 biến số gồm các tiêu chí: Giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn.
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên tài sản trung bình trong giai đoạn nghiên cứu của các công ty ở Việt Nam là 0.085 cho thấy cứ trong 1 đồng trong tổng tài sản của cơng ty thì có 0.085 đồng là tiền mặt điều này cho thấy trong giai đoạn mà đề tài nghiên cứu thì nền kinh tế Việt Nam đang khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra năm 2008 mà khởi nguồn là từ Mỹ do đó các cơng ty ln phải duy trì một mức tiền mặt nhất định để đáp ứng các
nghĩa vụ nợ đến hạn và điều này cũng góp phần làm cho việc nắm giữ tiền mặt là cao.
Tỷ lệ dòng tiền trên tổng tài sản bình quân là 0.143 số này là cao hơn nhiều so với các công ty ở Thổ Nhĩ Kỳ là 0.114 trong nghiên cứu của Arslan và cộng sự (2006). Điều này cho thấy phần lớn các công ty trong giai đoạn nghiên cứu của Việt Nam là đang kinh doanh có lãi.
Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản bình quân cho các công ty trong giai đoạn nghiên cứu ở Việt Nam là 0.413 điều này cho thấy trong 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có 0.413 đồng được dùng để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn. Qua đó cho thấy các cơng ty trong giai đoạn nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng nợ là tương đối cao đặc biệt là nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách trung bình (MKBOOK) của các cơng ty nghiên cứu ở Việt Nam là 1.028 điều này cho thấy các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào các công ty này (giá trị thị trường lớn hơn giá trị sổ sách).
Tỷ lệ đầu tư và tài sản cố định trên tổng tài sản trung bình trong giai đoạn nghiên cứu của các công ty ở Việt Nam là 0.06 tỷ lệ này là tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Arslan và cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ là 0.079.
Từ kết quả thống kê giá trị trung bình các biến số có thể nhận định một cách tổng quát là trong giai đoạn 2008-2013 giai đoạn kinh tế có nhiều biến động nên các cơng ty duy trì một tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tương đối cao, đầu tư nhiều vào vốn luân chuyển nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho mình trong khi đó ít đầu tư vào tài sản cố định. Bên cạnh đó cấu trúc của các cơng ty Việt Nam thì tỷ lệ nợ là tương đối cao nên trong tình hình nền kinh tế khó khăn các cơng ty sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi.
4.2. Phân tích tương quan
Trong phần này đề tài tiến hành phân tích mối tương quan giữa các biến nghiên cứu thông qua ma trận tương quan.
Bảng 4.2.Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tính tốn từ phần mềm Stata 11
Kết quả phân tích ma trận tương quan cho thấy có một mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên tài sản và tỷ lệ đầu tư tài sản cố định trên tổng tài sản tuy nhiên mối quan hệ này lại khơng có ý nghĩa thống kê. Đề tài cũng tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa dòng tiền và nắm giữa tiền mặt ở mức ý nghĩa 1%, điều này là phù hợp với thực tế khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì việc lượng tiền mặt cũng tăng tương ứng. Có một mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên tổng tài sản ở mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy khi cơng ty vay nợ càng nhiều thì việc nắm giữ tiền mặt là nhằm mục tiêu là thanh toán các khoản nợ đến hạn đó. Có một mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách với
tỷ lệ nắm giữa tiền mặt ở mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy các nhà đầu tư vẫn chưa đánh giá thấp việc nắm giữ tiền mặt của công ty (tức một đồng tiền mặt tăng thêm có thể làm tăng thêm giá trị của cơng ty hơn 1 đồng). Ngồi ra, đề tài cũng tìm thấy có một mối quan hệ nghịch chiều quy mơ cơng ty và tỷ lệ nắm giử tiền mặt ở mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy khi cơng ty càng lớn- uy tín cơng ty càng cao, khả năng tiếp cận thị trường vốn dễ dàng nên nó khơng nắm giữ nhiều tiền mặt vì tốn kém chi phí cho việc nắm giữ đó. Có một mối quan hệ cùng chiều giữa nắm giữ tiền mặt và chi trả cổ tức ở mức ý nghĩa 1%, theo đó cơng ty nắm giữ nhiều tiền mặt thì việc nắm giữ đó cũng nhằm mục tiêu chi trả cổ tức cho cổ đông. Bên cạnh đó đề tài cũng tìm thấy một mối quan hệ nghịch chiều giữa ngành sản xuất với nắm giữ nhiều tiền mặt ở mức ý nghĩa 1%, theo đó cơng ty sản xuất sẽ nắm giữ ít tiền mặt hơn so với cơng ty phi sản xuất.
Ngồi ra, kết quả từ ma trận tương quan cũng cho thấy hệ số tương quan giữa các biến giải thích là khơng cao (đều nhỏ hơn 0.8), theo quy tắc kinh nghiệm thì việc các hệ số tương quan giữa các biến giải thích nhỏ hơn 0.8 thì giữa các biến này không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.