Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tiền mặt có vai trị rất quan trọng đối với việc đầu tư của một cơng ty, đặc biệt là các cơng ty có quy mơ nhỏ, mới thành
lập, uy tín cơng ty khơng có thì việc tiếp cận nguồn vốn bên ngoài là rất khó khăn do đó để đáp ứng nhu cầu đầu tư của mình thì việc duy trì một mức tiền mặt nhất định để đáp ứng nhu cầu đầu tư là cần thiết để đầu tư tăng khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, duy trì bao nhiêu ln là một câu hỏi cho các nhà quản trị bởi lẽ việc nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ phát sinh các khoản chi phí liên quan như: Chi phí cơ hội, chi phí đại diện,...Do đó để có một mức tiền mặt hợp lý đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm đến quy mô, đến các cơ hội đầu tư, tốc độ phát triển của cơng ty để có sự cân đối dịng tiền cho hợp lý.
Kết quả cũng cho thấy các doanh nghiệp bị hạn chế tài chính chủ yếu tài trợ cho các quyết định đầu tư là dựa vào nguồn vốn nội bộ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, mới thành lập. Do đó, việc nhà quản lý cần phải quan tâm trong giai đoạn này là dùng nguồn nào để tài trợ cho các quyết định đầu tư của mình là vấn đề cần phải quan tâm, một trong những nguồn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ đó là tín dụng thương mại mặc dù chi phí cao nhưng so với việc vay nợ ngân hàng thì sự khác nhau về cơ chế thanh lý hợp đồng có sự khác biệt lớn đó cũng là lý do để có sự quan tâm đến nguồn vốn này, bên cạnh đó chính sách thương mại, chính sách đại lý mà cơng ty được hưởng cũng đáng được xem xét trong việc so sánh giữa hai nguồn vốn này đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay khi mà khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngồi là khó, ngân hàng thì giới hạn gói cho vay, khơng có sẵn các nhà đầu tư mạo hiểm thì việc cân nhắc nguồn tín dụng thương mại là điều đáng quan tâm.
Như vậy, có một câu hỏi được đặt ra thì yếu tố nào quyết định đến việc nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp, kết quả cho thấy dòng tiền, quyết định đầu tư, tốc độ phát triển của công ty là những yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận thị trường vốn (nợ vay/tổng tài sản). Các công ty Việt Nam được chọn nghiên cứu trong phạm vi của đề tài này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau vì thế lượng tiền mặt nắm giữ tăng thêm xét theo từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Nếu công ty hoạt động trong lĩnh vực ít thâm dụng thì doanh thu tăng trưởng mạnh, lượng tiền mặt mang lại cho cơng ty tăng lên nhanh chóng mà khơng địi hỏi chi tiêu vốn nhiều cho đầu tư. Với lượng tiền mặt tăng thêm nhiều công ty có thể chi trả cổ tức cho cổ đơng, mua lại cổ phần, nhà đầu tư sẽ đánh giá cao cơ hội tăng trưởng, năng lực tài chính của cơng ty trong tương lai. Cịn nếu cơng ty hoạt động trong các ngành thuộc lĩnh vực xây dựng, sản xuất cơng nghiệp,…cần đầu tư nhiều vào các cơng trình, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu sản xuất, lượng tiền mặt gia tăng có thể rất ít, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của công ty dài và phải duy trì lượng tiền mặt trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Bên cạnh sự ảnh hưởng của đặc trưng ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh, lượng tiền nắm giữ của các công ty Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chu kỳ sản xuất kinh doanh đặc biệt đối với những công ty hoạt động trong các ngành có chu kỳ sản xuất kinh doanh đang trong giai đoạn đi xuống như hiện nay điển hình như ngành xây dựng, cơng nghiệp nặng,… Những cơng ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh của chu kỳ sản xuất kinh doanh, lượng tiền mặt nắm giữ có thể rất lớn nhưng nếu đang trong giai đoạn đi xuống của chu kỳ sản xuất kinh doanh lượng tiền mặt nắm giữ khơng tăng thêm thậm chí có thể giảm. Và từ đó sẽ ảnh hướng đến các quyết định đầu tư mở rộng hay thay thế trong một doanh nghiệp.
Tóm lại, mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định đầu tư là một mối quan hệ qua lại, yếu tố này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố kia. Nên để xem xét việc nắm giữ bao nhiêu tiền mặt thì ngồi việc xem xét các yếu tố khác nhau thì quyết định đầu tư luôn là một yếu tố quan trọng trong các quyết định của nhà quản lý. Ngoài ra, mỗi yếu tố đều bị chi phối bởi yếu tố khác: quy mơ, thời gian hoạt động, tốc độ phát triển, chính sách cổ tức, ngành nghề kinh doanh và chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý cần phải xem xét đến các mối quan hệ này để quyết định nguồn tài trợ cho các quyết định đầu tư và tỷ lệ tiền mặt cần nắm giữ để tối đa hố lợi ích của doanh nghiệp.