hành chính và sự ra đời của SCIC
Ở Việt Nam, DNNN nhận đƣợc nhiều biệt đãi nhƣng đóng góp cho nền kinh tế lại đang đi xuống. Theo Vũ Thành Tự Anh (2012), trong giai đoạn 2006-2010 ở Việt Nam, riêng khối DNNN chỉ tạo ra bình quân 28% GDP, giảm 2% so với giai đoạn 2001-2005. Từ thực tiễn đó, việc tái cấu trúc DNNN đƣợc nhắc đến nhƣ một giải pháp hàng đầu khắc phục những yếu kém nói trên tại Hội nghị Ban chấp hành trung ƣơng Đảng (2011). Tuy nhiên theo nhận định của Trần Tiến Cƣờng (2012) thì cốt lõi của tái cấu trúc DNNN phải là tái cấu trúc lại hoạt động quản lý của các cơ quan NN theo hƣớng phân tách chức năng đại diện CSH vốn NN và chức năng quản lý NN.
Sự phân tách này là cần thiết bởi hiện nay hoạt động của các cơ quan quản lý DN ở Việt Nam rất chồng chéo: Chính phủ vừa quản lý NN vừa phê duyệt kế hoạch quản lý đại diện CSH vốn NN; Các Bộ quản lý ngành vừa quản lý NN về kỹ thuật ngành lại vừa kiêm chức năng đại diện vốn NN; Một số bộ tổng hợp nhƣ Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ lao động thƣơng binh và xã hội, Bộ kế hoạch đầu tƣ cũng kiêm nhiệm cả hai chức năng. Đến các Ủy ban nhân dân(UBND) tỉnh cũng vừa quản lý NN trên địa bàn tỉnh, vừa đại diện vốn với các DN có vốn đầu tƣ NN. Sự chồng chéo này dẫn tới những hệ quả trong quản trị DN đó là: Khơng rõ cơ quan nào là đầu mối của các cơ quan đại diện vốn CSH NN; Sự can thiệp có tính quản lý NN vào hoạt động CSH và ngƣợc lại; Sự can thiệp lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý NN trong quản trị DN; Sự thiếu chuyên nghiệp và lãng phí nguồn lực của các cơ quan. Điển hình là trƣờng hợp thất thốt tài sản NN tại Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Vinashin10
. Hoặc là hiện tƣợng DNNN và DN có vốn đầu tƣ FDI thƣờng nhận đƣợc ƣu đãi, gây ra phân biệt đối xử với DN dân doanh11.