KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định kinh tế và tài chính dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 65)

5.1. Các cơ sở cho sự can thiệp của nhà nƣớc

Kết quả phân tích tài chính cho thấy dự án khơng khả thi về mặt tài chính trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư. Ngun nhân là vì doanh thu từ phí XLNT thấp khơng đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động và bảo trì hàng năm, vì vậy, sẽ khơng có nhà đầu tư tư nhân nào có động lực để tham gia vào dự án. Tuy nhiên, Nhà nước nên có chính sách để khuyến khích, hỗ trợ dự án vì:

 Kết quả phân tích kinh tế cho thấy dự án khả thi về mặt kinh tế. Kết quả phân tích độ nhạy, phân tích giá trị hốn chuyển và chạy mô phỏng Monte Carlo cho thấy tính khả thi kinh tế của dự án rất vững chắc. Lợi ích của dự án đến từ việc tối thiểu hóa chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe, ngồi ra nếu cộng thêm cả những lợi ích khác mà luận văn chưa lượng hóa được như những tác động đến cảnh quan, du lịch, giá trị đất đai thì lợi ích kinh tế của dự án còn lớn hơn nhiều.

 Đối với các KCN thuộc sở hữu Nhà nước, thường Nhà nước sẽ đầu tư hệ thống XLNT trung tâm. Đây là dự án đầu tiên có sự tham gia của khu vực tư nhân, vì vậy sự thành cơng của dự án có một ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra điểm khởi đầu trong việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực XLNT, đúng như chủ trương và kỳ vọng của Nhà nước nói chung, chính quyền TP.HCM nói riêng.

5.2. Khuyến nghị chính sách

Phân tích độ nhạy tài chính cho thấy phí XLNT là yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến tính khả thi tài chính của dự án. Vì vậy cần đề xuất giải pháp liên quan đến phí XLNT để dự án khả thi về mặt tài chính trên quan điểm chủ đầu tư và có thể thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân.

Ngoài ra, hệ sơ an tồn trả nợ của dự án nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng trả nợ thấp vì vậy dự án gặp nhiều rủi ro trong việc nhận được tài trợ vốn từ các tổ chức tín dụng. Do đó, cần đề xuất phương án để dự án nhận được vốn vay.

Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra khuyến nghị như sau:

Thứ nh t: Nhà nƣớc hỗ trợ dự án trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ƣu ãi

Phân tích dịng ngân lưu tự do cho thấy dịng tiền ròng trên quan điểm tổng đầu tư qua các năm hầu hết đều dương kể từ khi đi vào hoạt động, điều này chứng tỏ nguồn thu vào đủ để bù đắp chi phí hoạt động, bảo trì, chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên dịng tiền rịng trên quan điểm chủ đầu tư hầu như đều âm trong các năm trả nợ, điều này chứng tỏ áp lực trả nợ gốc và lãi là khá lớn. Vì vậy, đầu tiên, Nhà nước cần tạo điều kiện để chủ đầu tư được tiếp cận nguồn vốn vay rẻ hơn nhằm cải thiện khả năng trả nợ, giảm bớt áp lực trả nợ cho doanh nghiệp.

Hiện nay, các dự án trong lĩnh vực mơi trường có thể được cho vay ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường. Quỹ bảo vệ môi trường được thành lập với mục tiêu hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ mơi trường vì mục tiêu phát triển bền vững, vì vậy dự án nằm trong đối tượng được cho vay ưu đãi của Quỹ. Mức lãi suất cho vay ưu đãi của Qũy bảo vệ môi trường Việt Nam là 3.6%/ năm, thời gian trả nợ tối đa là 10 năm 38. Mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất từ Ngân hàng VDB mà dự án đang tiếp cận, vì vậy Nhà nước cần tạo điều kiện để dự án được vay từ Quỹ bảo vệ môi trường.

Thứ hai: Tăng phí XLNT

Sau khi thay đổi lãi suất cho vay và thời hạn trả nợ, phân tích giá trị hốn chuyển cho thấy tại mức phí XLNT 0,36 USD/m3

thì NPV chủ đầu tư =0, tại mức này suất sinh lợi dự án đúng bằng suất sinh lợi mong đợi của chủ đầu tư, vì vậy dự án có thể thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân.

Thực tế, để có thể đưa ra được khuyến nghị chính sách thích hợp, phương án tốt nhất là khảo sát mức s n lòng chi trả (WTP) của các doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào SHTP.

 Nếu WTP > 0,36USD thì Nhà nước nên tăng phí XLNT vì lúc này việc tăng phí XLNT sẽ khơng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào SHTP của các doanh nghiệp.

 Nếu WTP < 0,36USD thì Nhà nước nên hỗ trợ phần chênh lệch giữa WTP và 0,36USD vì nếu tăng phí XLNT thì sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào SHTP của các doanh nghiệp .

Tuy nhiên, vì hạn chế về thời gian và nguồn lực nên tác giả không thể thực hiện khảo sát để tìm WTP. Xét thấy phí XLNT cũng là một trong những yếu tố để thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào KCN, vì vậy mức phí XLNT cần phải mang tính cạnh tranh so với các KCN khác trong nước và so với mức phí XLNT ở các nước trong khu vực. Vì vậy, thay vì tìm WTP, luận văn đề xuất cần xem xét mức độ cạnh tranh của mức phí XLNT 0,36 USD/m3

trong mối liên hệ so sánh với các KCN khác trong nước và trong khu vực để đưa ra khuyến nghị.

 So sánh với mức phí XLNT bình qn của các nước trong khu vực Châu Á, mức phí này vẫn là mức khá cạnh tranh vì khơng cao hơn so với mức bình qn trong khu vực.

Hình 0.1. Phí XLNT bình qu n tại các nƣớc trong khu vực Ch u Á

Nguồn: Tác giả thu thập từ nghi n cứu OECD (2009) “Managing water for all”.

 Nếu so sánh với các KCN khác ở Việt Nam thì mức phí XLNT này cũng khơng cao hơn nhiều so với các KCN khác.

Hình 0.2. Phí XLNT tại một số khu cơng nghiệp khác ở Việt Nam

Nguồn: Tác giả tự thu thập (cụ thể xem ở Phụ lục 22).

Như vậy, mức 0,36 USD/m3

vẫn là mức phí XLNT cạnh tranh so với những nơi khác. Do đó nếu mức phí XLNT tăng lên đến mức này thì vẫn khơng ảnh hưởng đến tính cạnh tranh, sức hấp dẫn của SHTP đối với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.

Trên cơ sở đó, để dự án khả thi trên quan điểm chủ đầu tư, luận văn khuyến nghị Nhà nước không dùng ngân sách hỗ trợ mà nên tăng mức phí XLNT, điều này vừa khơng tạo gánh nặng lên ngân sách địa phương vừa thỏa mãn nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”39

. Tuy nhiên, nếu đột ngột tăng ngay phí XLNT lên 0,36USD, tức là tăng 50% so với mức phí hiện tại thì sẽ gặp khó khăn vì:

 Mức tăng cao bất thường sẽ gây sự chú ý vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp.

 Việc xây dựng hệ thống trung tâm có lợi hơn cho doanh nghiệp so với trường hợp tự đầu tư hệ thống XLNT riêng lẻ và mức phí XLNT này là cạnh tranh so với những nơi khác, tuy nhiên trong ngắn hạn điều doanh nghiệp nhìn thấy là mức tăng q cao của phí XLNT, vì vậy sẽ có phản ứng tiêu cực trước tiên.

Thứ ba: Thay ổi phƣơng án trả nợ

Với phương án vay từ Quỹ bảo vệ môi trường, trong các năm đầu trả nợ, hệ số an toàn trả nợ của dự án vẫn nhỏ hơn một chứng tỏ ngân lưu rịng của dự án khơng đủ để trả nợ vay. Mặc dù được tạo điều kiện trong việc tiếp cận nguồn vốn nhưng dự án vẫn phải đảm bảo khả năng hồn trả nợ gốc và lãi thì mới được cho vay. Một trong những nguyên nhân khiến hệ số an toàn trả nợ của dự án thấp là vì trong những năm đầu, dự án chưa đạt được mức chưa đạt cơng suất xử lý tối đa, vì vậy luận văn đề xuất phương án trả nợ gốc tăng dần thay vì nợ gốc và lãi trả đều.

Thứ tƣ: Xác ịnh lộ trình tăng phí XLNT và tốc ộ trả nợ

Để dự án khả thi trên quan điểm chủ đầu tư và nhận được nguồn vay từ tổ chức tín dụng thì cần tìm mức tăng phí XLNT và tốc độ trả nợ để NPV chủ đầu tư = 0 và Min DSCR >1:

 Phân tích độ nhạy hai chiều của Min DSCR theo mức tăng phí XLNT và tốc độ trả nợ cho thấy để Min DSCR >= 1 và mức tăng phí XLNT thấp nhất, tốc độ trả nợ tối thiểu ở mức 20%/ năm (Xem chi tiết ở Phụ lục 25).

 Phân tích giá trị hốn chuyển cho thấy với mức tăng phí XLNT 3,8%/ năm thì NPV chủ đầu tư =0.

Như vậy, với tốc độ trả nợ 20%/năm và mức tăng phí XLNT 3.8%/năm, dự án có đủ điều kiện để thu hút được khu vực tư nhân tham gia đầu tư đồng thời nhận được nguồn cho vay từ Quỹ bảo vệ mơi trường. (Xem Phụ lục 26: Lịch trả nợ, dịng ngân lưu và hệ số an toàn trả nợ của phương án khuyến nghị).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định kinh tế và tài chính dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)