.Bảng phân phối lợi ích và chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định kinh tế và tài chính dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 48)

 Người dân: vì nhờ có dự án mà họ tối thiểu hóa được chi phí phát sinh do bệnh tật. Nếu khơng có dự án, các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thống XLNT thì khả năng bị ô nhiễm và gây bệnh cao hơn như đã phân tích ở mục 2.1.1.

 Lao động khơng kỹ năng (lao động trong lĩnh vực xây dựng và lao động phổ thơng làm việc trong nhà máy): vì mức lương tài chính người lao động khơng kỹ năng được hưởng cao hơn so với lợi ích kinh tế mà họ tạo ra, chủ đầu tư trả mức lương cao hơn để kéo người lao động từ khu vực nông nghiệp ra khu vực công nghiệp.

 Dịch vụ bốc xếp, dịch vụ vận chuyển: vì giá trị kinh tế của các dịch vụ này nhỏ hơn so với giá trị tài chính mà các dịch vụ này tạo ra.

 Ngân sách Nhà nước: vì thu được thuế VAT và thuế TNDN.

 Phần còn lại của nền kinh tế (tài trợ vốn cho dự án): chi phí vốn kinh tế nhỏ hơn so với chi phí vốn trung bình thực của dự án, vì vậy dự án đã sử dụng vốn cao hơn so với chi phí vốn kinh tế và những dự án sử dụng vốn khác trong nền kinh tế sẽ được sử dụng vốn với chi phí thấp hơn.

Các đối tượng chịu thiệt là:

 Chủ đầu tư: vì nếu với phí XLNT hiện hành, doanh thu thu được từ phí XLNT khơng đủ bù đắp cho chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động.

 Khu cơng nghệ cao: vì cho chủ đầu tư sử dụng đất miễn phí nên mất đi phần tiền thuê đất từ dự án.

 Phần còn lại của nền kinh tế (ngoại tệ): TGHĐ kinh tế cao hơn so với TGHĐ tài chính, vì vậy dự án đã sử dụng ngoại tệ với giá trị rẻ hơn so với giá trị kinh tế của nó, dự án được lợi và phần cịn lại của nền kinh tế sử dụng ngoại tệ bị thiệt.

Ngoài các đối tượng trên, các doanh nghiệp trong SHTP cũng là một đối tượng được hưởng lợi trực tiếp từ dự án. Theo như bảng 2.1, việc xây dựng hệ thống trung tâm có lợi hơn cho các doanh nghiệp so với việc tự xây dựng hệ thống XLNT riêng lẻ. Tuy nhiên khi phân tích kinh tế, luận văn chỉ lượng hóa tác động đến sức khỏe người dân, vì vậy trên bảng phân tích phân phối khơng xuất hiện đối tượng này.

Các đối tượng được hưởng lợi từ dự án sẽ ủng hộ cho dự án. Ngược lại đối tượng chịu thiệt như SHTP, chủ đầu tư sẽ không ủng hộ dự án. Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể, SHTP được nhiều cái lợi hơn thiệt vì:

 Giá trị thiệt hại của SHTP không quá lớn.

 Thiệt hại của SHTP là do không thu được tiền thuê đất, tuy nhiên việc cho chủ đầu tư sử dụng đất ưu đãi là chính sách của SHTP để thu hút đầu tư, vì vậy khi thu hút được doanh nghiệp đầu tư hệ thống XLNT có thể xem đó là thành cơng của SHTP.

 Việc có hệ thống XLNT trung tâm là một yếu tố giúp SHTP thu hút đầu tư. Trên cơ sở đó, luận văn xác định SHTP cũng sẽ ủng hộ dự án thay vì phản đối.

Như vậy, dự án vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa nhận được sự ủng hộ của hầu hết các đối tượng liên quan vì vậy chính phủ nên khuyến khích, tạo điều kiện để dự án được thực hiện. Đối với chủ đầu tư, cần thu hút sự tham gia của chủ đầu tư bằng các ưu đãi, hỗ trợ để nhà đầu tư thấy được lợi ích khi đầu tư vào dự án.

CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 4.1. Lợi ích tài chính 4.1. Lợi ích tài chính

Lợi ích tài chính của dự án là doanh thu từ phí XLNT. Doanh thu được tính bằng lượng nước thải xử lý nhân với phí xử lý trên một khối nước thải.

 Lượng nước thải xử lý dựa vào tỷ lệ khai thác công suất nhà máy. SHTP đang trong giai đoạn mở rộng nên trong những năm đầu từ 2016-2020, nhiều nhà máy đang xây dựng và chưa đưa vào hoạt động, vì thế lượng nước thải xử lý chưa đạt công suất tối đa. Từ năm 2021 lượng doanh nghiệp hoạt động bắt đầu ổn định và nhà máy khai thác được hết công suất xử lý:

Bảng 4.1.Công su t hoạt ộng của nhà máy

2016-2017 2018-2020 2021 trở đi

75% 90% 100%

 Phí XLNT tại SHTP là 0,24USD/m3, được quy định trong Quyết định 5754/QĐ- UBND.

4.2. Chi phí tài chính

Chi phí tài chính bao gồm: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn lưu động, chi phí hoạt động, chi phí thuế TNDN.

 Chi phí đầu tư ban đầu đã được trình bày ở mục 3.3.1.1, chương 3. TMĐT ban đầu là 261,42 tỷ (đã bao gồm chi phí lãi vay, dự phịng). Chi phí đầu tư ban đầu là chi phí hình thành nên tài sản cố định nên được trích lập khấu hao theo Thông tư 203/2009/TT-BTC. Phương pháp trích lập khấu hao được chọn là phương pháp đường thẳng (Phụ lục 18: Bảng khấu hao chi phí đầu tư).

 Chi phí vốn lưu động được giả định bằng khơng vì khơng đáng kể.

 Chi phí thuế TNDN đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XLNT là 10% trong suốt vịng đời dự án theo như Thơng tư 230/2009/TT-BTC. Thời gian chuyển lỗ tối đa là 5 năm.

4.3. Các thông số khác 4.3.1. Thông số vĩ mô

Tỷ lệ lạm phát: được xác định theo dự báo IMF. Theo IMF, tỷ lệ lạm phát VND là 5%

năm 2015, luận văn giả định lạm phát VND từ năm 2015 sẽ ổn định quanh mức 5%. Tỷ lệ lạm phát USD 1,8% năm 2015, luận văn giả định lạm phát USD từ năm 2015 trở đi bằng 1,8%.

Tỷ giá hối oái (TGHĐ) năm 2014 được xác định dựa vào tỷ giá bán USD ba tháng cuối

năm của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam:

Bảng 4.2.Xác ịnh tỷ giá hối ối bình qn

Tháng TGHĐ

31/10/2014 21.305

30/11/2014 21.405

31/12/2014 21.405

TGHĐ bình quân 21.372

Vào các năm tiếp theo, TGHĐ được xác định theo phương pháp ngang bằng sức mua.

4.3.2. Huy ộng vốn

Dự án dự kiến vay vốn 70% bằng tiền VNĐ từ VDB:

 Lãi suất 8.5%/năm

 Thời hạn trả nợ 12 năm kể từ khi đi vào hoạt động

 Ân hạn trả lãi và gốc trong thời gian xây dựng

 Nợ gốc và lãi trả đều

4.3.3. Chi phí vốn

Chi phí VCSH: doanh nghiệp khơng niêm yết trên sàn chứng khốn nên khơng thể xác định chi phí VCSH theo phương pháp CAPM trực tiếp, luận văn chọn việc xác định chi phí VCSH theo phương pháp CAPM gián tiếp, tức là tính chi phí VCSH trong giả định doanh nghiệp tương tự hoạt động trên thị trường Hoa Kỳ, sau đó điều chỉnh cho rủi ro quốc gia và rủi ro TGHĐ. Với phương pháp tính này, chi phí VCSH là 22,22%. (Phụ lục 20: Tính tốn chi phí VCSH theo phương pháp CAPM gián tiếp). Theo như tác giả tham khảo, trong ngành môi trường suất sinh lợi mong đợi thường từ 15-30%, vì vậy chi phí VCSH 22,22% cũng hợp lý. Chi phí VCSH được sử dụng để thẩm định tính khả thi tài chính dự án trên quan điểm chủ đầu tư.

Chi phí vốn bình qn trọng số WACC là 18% được dùng để thẩm định tính khả thi dự án trên quan điểm tổng đầu tư.

4.3.4. Thuế VAT và thuế nhập khẩu

Thuế VAT được sử dụng trong luận văn là 10%.

Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mơi trường, vì vậy được miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị theo Nghị định 04/2009/NĐ-CP.

4.4. Ph n tích tài chính dự án

Ngân lưu vào dự án là doanh thu phí XLNT.

Ngân lưu ra dự án bao gồm: chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động, thuế TNDN.

Ngân lưu ròng dự án bằng ngân lưu vào trừ ngân lưu ra (Phụ lục 21: Ngân lưu tài chính dự án). Kết quả phân tích như sau:

 NPV trên quan điểm tổng đầu tư = - 61.988,9 triệu đồng

 NPV trên quan điểm chủ đầu tư = - 114.478,6 triệu đồng

Như vậy, dự án khơng khả thi về mặt tài chính trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư, vì vậy khơng thể thu hút được doanh nghiệp tư nhân đầu tư.

Hệ số an toàn trả nợ (DSCR) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng: trong suốt thời gian trả nợ, hệ số an toàn trả nợ của dự án nhỏ hơn 1, tức là dòng tiền rịng của dự án thu được khơng đủ để chi trả lãi vay và gốc, vì vậy ngân hàng khơng cho dự án vay.

4.5. Ph n tích ộ nhạy và rủi ro

Dựa vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngân lưu vào và ngân lưu ra tài chính, có thể xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng chính đến tính khả thi dự án như: lạm phát VNĐ, phí XLNT, chi phí đầu tư ban đầu, mức tăng giá điện, phí bảo trì thường xun hàng năm.

4.5.1. Ph n tích tính khả thi theo lạm phát VNĐ

Lạm phát năm 2014 ở mức 4,09% được coi là mức lạm phát thấp nhất trong mười năm trở lại đây, nguyên nhân khiến cho lạm phát năm 2014 thấp là sức cầu yếu, sự sụt giảm giá xăng dầu 37

Tuy nhiên, theo dự báo của Finance Forecast Centre (Mỹ) sự sụt giảm giá dầu chỉ là xu hướng trong ngắn hạn, sẽ kết thúc vào đầu năm 2015 và tăng trở lại, vì vậy khả năng lạm phát từ năm 2015 trở đi sẽ có xu hướng tăng lên so với năm 2014. Hiện nay chính sách vĩ mơ Ngân hàng Nhà nước theo đuổi là duy trì lạm phát ở mức vừa phải, vì vậy luận văn giả định lạm phát từ năm 2015 sẽ được kiểm soát trong ngưỡng từ 4-7%.

Hình 4.1.Ph n tích ộ nhạy NPV tài chính theo lạm phát VNĐ

Lạm phát đồng biến với NPV dự án, khi lạm phát càng cao NPV dự án càng tăng là do mức tăng của doanh thu cao hơn so với mức giảm của chi phí. Tại mọi mức lạm phát thì NPV dự án âm, dự án khơng khả thi về mặt tài chính. Vì vậy có thể kết luận yếu tố lạm phát khơng ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.

4.5.2. Ph n tích tính khả thi theo phí xử lý nƣớc thải

Mức phí nước thải hiện tại ở mức thấp nhằm thu hút các doanh nghiệp vào SHTP. Hiện nay, mức phí XLNT tại nhiều khu cơng nghiệp khác ở mức cao hơn so với ở SHTP từ 20% đến 100% (Phụ lục 23: Mức phí XLNT tham khảo tại các KCN khác). Vì vậy luận văn giả định phí XLNT dao động tăng từ 20-100%.

Hình 4.2.Ph n tích ộ nhạy NPV tài chính theo phí XLNT

Phí XLNT và NPV tài chính dự án có mối quan hệ đồng biến, khi phí nước thải tăng thì NPV tài chính tăng. Khi phí XLNT tăng đến 0,45USD (mức tăng 87%) thì NPV tổng đầu tư bằng 0, trên mức này, NPV>0 nên dự án khả thi về mặt tài chính. Vậy phí XLNT là yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.

4.5.3. Ph n tích tính khả thi theo chi phí ầu tƣ ban ầu

Chi phí đầu tư ban đầu dao động giảm trong khoảng 0-10%, dao động tăng trong khoảng 0- 20%.

Chi phí đầu tư ban đầu nghịch biến với NPV tài chính dự án, khi chi phí đầu tư ban đầu giảm thì NPV tuy có tăng nhưng vẫn âm, dự án khơng khả thi về mặt tài chính. Tại mức giảm 53% của chi phí đầu tư ban đầu, NPV dự án bằng 0, tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu khơng có thể giảm được đến mức này. Vì vậy chi phí đầu tư ban đầu khơng ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.

4.5.4. Ph n tích tính khả thi theo mức tăng giá iện

Luận văn giả định mức tăng giá điện sẽ nằm trong khoảng 7-10%

Hình 4.4.Ph n tích ộ nhạy NPV tài chính theo mức tăng giá iện

Mức tăng giá điện nghịch biến với NPV tài chính dự án, khi mức tăng giá điện tăng lên thì dự án càng trở nên kém khả thi về mặt tài chính. Ở mọi mức tăng giá điện thì NPV tài chính vẫn âm, dự án khơng khả thi về mặt tài chính. Vì vậy mức tăng giá điện khơng ảnh hưởng đến tính khả thi dự án.

4.5.5. Ph n tích tính khả thi theo phí bảo trì thƣờng xun hàng năm

Hình 4.5.Ph n tích ộ nhạy NPV tài chính theo phí bảo trì thƣờng xun

Ta thấy phí bảo trì thay đổi nghịch biến với NPV tài chính, khi phí bảo trì giảm thì NPV tăng lên. Ở mọi mức phí bảo trì NPV tài chính âm, dự án khơng khả thi về mặt tài chính, vì vậy biến phí bảo trì thường xun khơng ảnh hưởng đến tính khả thi dự án.

4.6. Mô ph ng Monte-Carlo

Mô phỏng Monte-Carlo được sử dụng để tính xác suất NPV khi thay đổi các biến rủi ro của dự án. (Phụ lục 24: Các giả định trong phân tích mơ phỏng Monte-Carlo đối với NPV tài chính)

Hình 4.6.Kết quả chạy mơ ph ng NPV chủ ầu tƣ, tổng ầu tƣ

Xác suất để NPV tổng đầu tư dương là 5,95%, xác suất để NPV chủ đầu tư dương là 35,86%. Như vậy, xác suất để dự án khả thi và có thể thu hút tư nhân đầu tư thấp, rủi ro về mặt tài chính rất cao.

Phân tích độ nhạy cho thấy phí XLNT là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến tính khả thi dự án, vì vậy ngun nhân chính làm dự án rủi ro cao là doanh thu từ phí XLNT thấp khơng đủ bù đắp chi phí. Hiện nay, phí XLNT của SHTP được Nhà nước quy định, do đó, để dự án khả thi về mặt tài chính trên quan điểm chủ đầu tư, Nhà nước cần có những chính sách tác

CHƢƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1. Các cơ sở cho sự can thiệp của nhà nƣớc

Kết quả phân tích tài chính cho thấy dự án khơng khả thi về mặt tài chính trên quan điểm tổng đầu tư và chủ đầu tư. Ngun nhân là vì doanh thu từ phí XLNT thấp khơng đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động và bảo trì hàng năm, vì vậy, sẽ khơng có nhà đầu tư tư nhân nào có động lực để tham gia vào dự án. Tuy nhiên, Nhà nước nên có chính sách để khuyến khích, hỗ trợ dự án vì:

 Kết quả phân tích kinh tế cho thấy dự án khả thi về mặt kinh tế. Kết quả phân tích độ nhạy, phân tích giá trị hốn chuyển và chạy mô phỏng Monte Carlo cho thấy tính khả thi kinh tế của dự án rất vững chắc. Lợi ích của dự án đến từ việc tối thiểu hóa chi phí y tế và chăm sóc sức khỏe, ngoài ra nếu cộng thêm cả những lợi ích khác mà luận văn chưa lượng hóa được như những tác động đến cảnh quan, du lịch, giá trị đất đai thì lợi ích kinh tế của dự án cịn lớn hơn nhiều.

 Đối với các KCN thuộc sở hữu Nhà nước, thường Nhà nước sẽ đầu tư hệ thống XLNT trung tâm. Đây là dự án đầu tiên có sự tham gia của khu vực tư nhân, vì vậy sự thành cơng của dự án có một ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra điểm khởi đầu trong việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực XLNT, đúng như chủ trương và kỳ vọng của Nhà nước nói chung, chính quyền TP.HCM nói riêng.

5.2. Khuyến nghị chính sách

Phân tích độ nhạy tài chính cho thấy phí XLNT là yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến tính khả thi tài chính của dự án. Vì vậy cần đề xuất giải pháp liên quan đến phí XLNT để dự án khả thi về mặt tài chính trên quan điểm chủ đầu tư và có thể thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân.

Ngoài ra, hệ sơ an tồn trả nợ của dự án nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng trả nợ thấp vì vậy dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thẩm định kinh tế và tài chính dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu công nghệ cao thành phố hồ chí minh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)