CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
3.2 Xây dựng mơ hình
Bằng chính phương pháp Romer (1993) đã thực hiện, đầu tiên tác giả sử dụng hồi quy chéo để kiểm định liệu có tồn tại mối tương quan nghịch giữa độ mở kinh tế và lạm phát trong nhóm mẫu nghiên cứu hay không bằng việc ước lượng lạm phát (INF) theo chế độ tỷ giá (Regimes), độ mở thương mại (TO), kiểm soát
vốn (CC) và một số biến kiểm soát khác (Z). Trong trường hợp này, mơ hình (1)
được trình bày lại cụ thể như sau:
( ) ( ) ( ) ( ) (4) Với: i đại diện cho mỗi quốc gia nghiên cứu.
Phương pháp thứ hai, cũng là phương pháp quan trọng nhất trong nghiên cứu này, đó là kỹ thuật phân tích theo dữ liệu bảng.
Với phương pháp này, tác động của cơ chế điều hành tỷ giá và độ mở của nền kinh tế lên lạm phát được mơ tả thơng qua phương trình sau:
( ) ( ) ( ) ( ) (5) Với: i đại diện cho mỗi quốc gia và t đại diện cho mỗi năm, μ đại diện cho hiệu ứng cố định quốc gia, λ đại diện cho hiệu ứng cố định thời gian và là sai số “error term”.
INFit, CCit và TOit lần lượt biểu thị cho lạm phát, kiểm soát vốn và độ mở thương mại của một quốc gia theo thời gian. Biến là một biến giả đại diện cho cơ chế điều hành tỷ giá hối đối, với hệ số khác 0 và có ý nghĩ thống kê của ngụ ý rằng việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đối có ảnh hưởng đến lạm phát tại các quốc gia nghiên cứu. Nếu , điều đó có nghĩa là ngân hàng trung ương đã vượt qua được vấn đề “time inconsistency”. Hệ số dương của có ý nghĩa kiểm sốt vốn càng cao (tức là độ mở về các dòng vốn thấp) làm tăng lạm phát.
là một tập hợp gồm các biến kiểm sốt bao gồm quy mơ của nền kinh tế (biến GDP), tốc độ tăng trưởng trong cung tiền (biến MONEY) và chi tiêu của chính phủ (biến GOV). Một nền kinh tế càng lớn thì lợi ích lên lạm phát từ việc mở rộng chính sách tiền tệ bất ngờ (surprise monetary expansion) càng nhỏ. Độ mở cửa và kích thước của một quốc gia thơng thường có mối tương quan với nhau; việc bỏ qua kích thước có thể dẫn đến sự sai lệch trong hệ số của biến độ mở thương mại (Lane, 1997). Quy mô kinh tế được đo lường bằng GDP thực được điều chỉnh theo PPP, nguồn từ WDI. Để kiểm tra liệu lạm phát có thực sự là một hiện tượng tiền tệ hay không, tác giả sử dụng tốc độ tăng trưởng cung tiền M2 như là một biến kiểm soát khác nữa. Cuối cùng, bài viết nghiên cứu tính hiệu quả về mặt kỷ luật của chế độ tỷ giá cố định thông qua biến giả về chế độ tỷ giá “Regimes”. Nếu một chế độ tỷ giá cố định làm giảm lạm phát, thậm chí sau khi trải qua thời kỳ kiểm soát tăng trưởng cung tiền, độ tin cây của ngân hàng trung ương trong việc chống lạm phát sẽ được tăng lên. Cuối cùng, quan điểm tài chính về lạm phát cho thấy căn nguyên cuối cùng của lạm phát là do sự mất cân bằng tài khóa của chính phủ. Những tác động tài khóa này lên lạm phát được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng trong chi tiêu của chính phủ. Một lần nữa, 2 biến này được lấy từ WDI.