Nguồn cung tín dụng tại điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của họ đồng bào dân tộc eđê trường hợp nghiên cứu tại xã cuôr đăng huyện cư mgar tỉnh đak lak (Trang 28 - 30)

Nguồn cung tín dụng tại xã chia làm 2 nhóm: chính thức và phi chính thức. Nhóm TDCT gồm các NHTM mà chiếm ưu thế là VBARD, VBSP. VBARD Đắk Lắk với mạng lưới rộng khắp gồm 31 Chi nhánh và 35 Phịng Giao dịch trên tồn tỉnh, cung cấp các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, cho vay, thanh toán, v.v. Đắk Lắk có diện tích trồng cà phê lớn nhất cả nước nên VBARD xác định đây là đối tượng đầu tư chủ đạo. Tính đến 31/03/2013, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực cà phê của VBARD đạt 3.570,92 tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng dư nợ cho vay lĩnh vực cà phê của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.Khách hàng của VBARD là hộ nơng dân với mức thu nhập-trung-bình-và-mức-thu-nhập-khá.

VBSP Đắk Lắk được thành lập từ năm 2003, cũng như toàn hệ thống VBSP, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, nhận nguồn vốn được tài trợ từ Ngân sách Nhà nước và một phần từ các nguồn tài trợ khác để thực hiện nhiệm vụ cho vay đến các đối tượng chính sách. VBSP Đắk Lắk hiện đã có 15 Phịng Giao dịch tại Thành Phố Buôn Ma Thuột và trên tất cả các huyện của tỉnh, mạng lưới điểm giao dịch phủ kín 184/tổng số 184 xã. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn TD giá rẻ mà khơng cần có tài sản thế chấp. Điểm giao dịch của VBSP tại xã trong thời gian qua đã tích cực hỗ trợ vốn thơng qua 3 đơn vị ủy thác là Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu Chiến binh. Tại 3 Buôn mà tác giả tiến hành điều tra, Hội Phụ nữ thực hiện cho vay đối với Buôn CuôrĐăng A, Buôn CuôrĐăngB, Hội Cựu Chiến Binh cho vay-đối-với-Buôn-KroaC19

.

19

Một hộ tại điểm nghiên cứu vay vốn từ VBSP có thể tham gia nhiều chương trình vay ưu đãi trong cùng một thời kỳ. Đối với hộ nghèo nếu được vay theo gói cho vay dành cho hộ nghèo thì hạn mức tín dụng tối đa không được vượt quá 30 triệu đồng/hộ. Mức vay trung bình một hộ nghèo nhận được tại điểm nghiên cứu cho mỗi chương trình vay khơng vượt q 20 triệu đồng/hộ, mức vay này là rất thấp đối với những hộ cần vốn để chăm sóc vườn cà phê. Lãi suất cho vay đối với các đối tượng chính sách và hộ nghèo hiện ở mức 0,25%/tháng - 0,9%/tháng, tương đương từ 3%/năm - 10,8%/năm. So với lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn dành cho đối tượng khách hàng là hộ gia đình ở nhóm các NHTM nhà nước thì mức lãi suất này chưa thực sự được gọi là ưu đãi và hỗ trợ cho người nghèo, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách ở địa bàn nơng thơn. Theo Vũ Minh, Thời báo Ngân hàng (15/04/2014), “hiện nay, lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 8%/năm theo quy định của NHNN, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 9% - 10,5%/năm đối với ngắn hạn, 11% - 12,5%/năm đối với trung và dài hạn.” Một số chương trình cho vay của VBSP có lãi suất tương đương với lãi suất cho-vay-ở-các-NHTM-Nhà-nước-và-NHTM-Cổ-phần-trong-lĩnh- vực-nơng-nghiệp, nơng thơn.

Về quy trình cho vay, việc cho vay vốn ủy thác tại VBSP khơng chỉ giảm được tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa ngân hàng với khách hàng, là cầu nối thông tin hữu ích mà cịn có vai trị hỗ trợ người vay trong q trình sử dụng vốn, hỗ trợ ngân hàng trong việc giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích. Là thành viên của các tổ, nhóm tiết kiệm, người vay còn được hỗ trợ về kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế hộ. Việc phân chia từng Hội quản lý từng Buôn cụ thể đã giúp các đơn vị được ủy thác này nắm rõ hơn nữa tình hình sản xuất kinh-doanh-của-hộ, nhu-cầu-vay-vốn, khả-năng-trả-nợ, v.v.

Số lượng các tổ chức tài chính có cho vay nơng nghiệp nơng-thơn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là khá phong phú, tập trung ở trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột. Riêng một số tổ chức có Chi nhánh tại huyện Cư M’gar thì cũng chỉ tập trung ở trung tâm huyện là Thị trấn Quảng Phú, cách xã CuôrĐăng hơn 30km20. Việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của người dân tại điểm nghiên cứu thông qua điểm giao dịch của VBSP, VBARD Chi nhánh Hòa Thuận (cách-trung-tâm-xã-khoảng-10km) và-các tổ chức TDPCT.

20

4.2. Các chính sách tín dụng và sự hỗ trợ của Chính phủ trong tiếp cận tín dụng của hộ

Về chính sách tín dụng, khơng có sự khác biệt trong việc áp dụng các sản phẩm tín dụng cho hộ người-Êđê-tại-điểm-nghiên-cứu-so-với-các-khách-hàng-là-người-dân-tộc-đa-số- khác.

Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối

với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo đó, người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện-đời-sống.

Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 về tín dụng thực hiện chiến lược quốc

gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông-thôn. Quyết định số 18/2014/QĐ-TTg

ngày 03/03/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg.

Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển

nông-nghiệp-nông-thôn.

Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo.

Từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nguồn vốn tín dụng cho khu vực nông-nghiệp- nông-thôn của tỉnh đã có sự chuyển biến đáng kể, đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế cùng với q trình xây dựng nơng-thôn mới. Bên cạnh đó, nguồn vốn này cịn góp phần đáng kể vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở khu vực này. Nguồn vốn được cung ứng từ tất cả các tổ chức- tín dụng, khơng-chỉ-tập-trung-vào-đầu-mối-là VBARD-và VBSP như trước đây. Tính đến cuối tháng 08/2013, dư nợ cho vay lĩnh vực nông-nghiệp-nông-thôn trên toàn tỉnh Đắk Lắk đạt 17.225 tỷ đồng, chiếm 45,8% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế với tổng số 324.418 khách hàng còn dư nợ. Vay ngắn hạn 10.673 tỷ đồng chiếm 61,9%, vay trung và dài-hạn-đạt-6.552 tỷ-đồng, chiếm-38,1% dư-nợ-cho-vay-lĩnh-vực-nông- nghiệp-nông-thôn21.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của họ đồng bào dân tộc eđê trường hợp nghiên cứu tại xã cuôr đăng huyện cư mgar tỉnh đak lak (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)