Đánh giá tiếpcận tín dụng của hộ thơng qua khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của họ đồng bào dân tộc eđê trường hợp nghiên cứu tại xã cuôr đăng huyện cư mgar tỉnh đak lak (Trang 39)

Tiếp cận tín dụng của từng nhóm hộ

Tỷ lệ hộ bị hạn chế tiếp cận tín dụng cao hơn sao với hộ khơng bị hạn chế.

Trong từng nhóm thu nhập, nhóm hộ nghèo có tỷ lệ hộ bị hạn chế tiếp cận tín dụng cao nhất (85,29%), hộ cận nghèo cũng bị hạn chế với tỷ lệ cao 66,67% trong khi hộ khá chỉ có 20% bị-hạn-chế.

Trong nhóm hộ khơng bị hạn chế tiếp cận tín dụng, nhóm hộ khá chiếm đến 60%.

Trong nhóm hộ bị hạn chế tiếp cận tín dụng, nhóm hộ nghèo chiếm 76,32% trong khi hộ khá-chỉ-chiếm-tỷ trọng-rất thấp 7,89%.

Do đó, các khuyến nghị chính sách nên tập trung vào nhóm hộ có thu nhập thấp (nghèo và cận nghèo), bị-hạn-chế-nhiều trong-tiếp-cận- tín dụng -so-với-nhóm-hộ-khá.

Hình 4.9: Tiếp cận tín dụng của hộ

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Nguồn thông tin và chất lượng thông tin nhận được24

Hộ vay vốn từ hai nguồn chính là NTDCT và NTDPCT. Thơng tin tín dụng mà hộ nhận được từ nhiều nguồn, phổ biến là tự tìm kiếm, người thân, nhân viên tín dụng và từ các Hội. Một hộ có thể nhận được thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau và chất lượng cũng khác nhau theo đánh-giá-của-hộ.

Các hộ vay từ NTDCT nhận được thơng tin tín dụng hữu ích từ Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Nhân viên tín dụng. Nguồn tự tìm kiếm có chất lượng thơng tin kém hơn, chỉ có 5 người được hỏi cho là bình thường và 2 người là khơng hữu ích. Như vậy, để giảm vấn đề

24

thông tin bất cân xứng trong hoạt động TDCT, nguồn thông tin đến người dân cần phải tăng cường hơn nữa-với-u-cầu-chính-xác-và-nhanh-chóng.

Thơng tin về TDPCT lại có chất lượng tốt hơn so với chính thức. Thơng tin có được chủ yếu từ tự tìm kiếm và người thân. Lợi thế của những nguồn này là nhanh chóng, sự thân quen giữa người vay và người cho vay phi chính thức đã tác động lớn đến chất lượng của thông-tin.

Đánh giá về hoạt động tín dụng đã sử dụng25

Thủ tục vay vốn của NTDPCT được đánh giá phù hợp hơn so với NTDCT. Điều này được giải thích rõ hơn là sự tiện lợi, nhanh chóng, khơng sử dụng nhiều giấy tờ, giảm thời gian đi lại của người đi vay, không phải minh chứng tài sản và nhất là không cần tài sản thế chấp. Đây là lợi thế và cũng là ưu điểm của TDPCT so với TDCT. Mức lãi suất của nhóm TDPCT được đánh giá là không phù hợp. Lượng tiền vay, phương thức giải ngân và phương thức-thu-nợ được-đánh-giá-ở-mức-bình-thường-và-phù hợp-cho-cả-hai-nhóm.

Đánh giá của hộ về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng26

Do trình độ học vấn của hộ tại điểm nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên tỷ lệ hộ không biết lập kế hoạch sử dụng vốn và không biết quản lý vốn khá cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tiếp cận TDCT của hộ, là một trong những nguyên nhân làm món vay được thấp hơn đơn đề nghị. Tài sản thế chấp của hộ khơng được Ngân hàng ưa thích như đã phân tích ở trên nên phương án sản xuất kinh doanh khơng khả thi sẽ là lý do thích hợp để Ngân hàng áp dụng tín dụng khẩu phần đối với hộ ở nông thôn. Điều kiện đi lại khó khăn cũng tác động đến tiếp cận tín dụng của hộ. Các hộ vay vốn được ở các Ngân hàng hầu hết dựa trên sự quen biết nhân viên Ngân hàng từ trước hoặc có người quen giới thiệu. Phần lớn hộ không chủ động tìm được nguồn-vay-từ-Ngân-hàng.

Lãi suất cho vay của các tổ chức TDCT không phải là yếu tố cản trở tiếp cận tín dụng của hộ tại điểm nghiên cứu. Tỷ lệ hộ khơng đồng ý và hồn tồn không đồng ý với ý kiến: “Lãi suất cao, lo sợ khơng có tiền trả nợ” hơn 90%. Do trình độ học vấn thấp, thiếu thơng tin về các chương trình cho vay nên tỷ lệ hộ vay vốn từ các tổ chức TDCT có qua khâu trung gian khá cao, hơn 82%. Cùng với những yếu tố khác từ tổ chức cung ứng như thủ tục vay phức tạp, lượng vốn vay ít, thái độ phục vụ của nhân viên khơng nhiệt tình và mạng lưới tín dụng thưa thớt đã tác động xấu đến tiếp cận tín dụng của hộ. Đối với nhóm và cận

25 Phụ lục 8

26

nghèo được vay vốn ở VBSP, sự giúp đỡ của các tổ chức Hội trước, trong và sau khi cho vay được đánh giá khá tốt. Tỷ lệ hộ đồng ý với việc các tổ chức xã hội chưa hỗ trợ trong việc lập kế hoạch sản xuất còn cao, chiếm 53,45%. Giữa Ngân hàng với các cơ quan Nhà nước tại địa phương chưa có sự phối hợp tốt trong hỗ trợ vốn sản xuất cho người dân. Bằng chứng từ điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ cho rằng cơ quan khuyến nông, khuyến lâm chưa hỗ trợ là 62,07% và 100% hộ được điều tra đồng ý về việc chưa có cơ quan trợ giúp pháp lý và tư vấn thị trường. Sự thiếu hiểu biết về pháp lý khiến hộ vay gặp nhiều bất lợi trong quá trình vay vốn. Khi vay ở Ngân hàng, nông dân thiếu hiểu biết về thủ tục, giấy tờ pháp lý là cơ hội để các “khâu trung gian” lợi dụng, tỷ lệ % mà-hộ phải-trích lại theo khảo sát từ 5% - 10% giá trị món vay.

Từ những phân tích nêu trên, câu hỏi chính sách nêu ở Chương 1 đã được trả lời. Đồng- thời, tác-giả-rút-ra-một-số-phát-hiện-sau:

(i) Hạn chế trong tiếp cận tín dụng đang diễn ra với tỷ lệ cao đối với nhóm hộ được khảo sát-tại-điểm-nghiên-cứu, trong-đó, tập-trung-phần-lớn-vào-nhóm-hộ-nghèo-và-cận-nghèo. (ii) Ngun nhân của tình trạng trên là do sự thiếu hụt nguồn cung chính thức, thơng tin bất cân xứng, rào cản về ngôn ngữ, tài sản thế chấp dùng để vay vốn của hộ thiếu và có giá trị thấp trong khi nguồn thu khơng ổn định. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức Hội, đoàn thể với các cơ quan Nhà nước, tổ chức cung ứng tín dụng trong hỗ trợ người vay về-thông-tin, phương-án-sản-xuất, tư-vấn-pháp-lý-và-thị-trường.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả khảo sát và phân tích tiếp cận tín dụng của hộ ở Chương 5, tác giả rút ra kết luận sau:

1. Nhu cầu tín dụng của hộ đồng bào Êđê ở điểm nghiên cứu là rất lớn. Phần lớn đều mong muốn những khoản vay trong tương lai có lượng tiền vay tăng lên. Đối với nhóm hộ khá, lãi suất khơng phải là yếu tố quan trọng trong quá trình tiếp cận vốn tại các tổ chức TDCT, điều quan trọng hơn là họ có được tiếp cận với nguồn vốn hay khơng. Đối với nhóm hộ- nghèo và cận nghèo, ngồi mức tiền vay được yêu cầu gia tăng, lãi suất cũng được đề nghị điều chỉnh giảm-cho-phù-hợp-với-bản-chất-ưu-đãi-của-các-món-vay-từ-VBSP.

2. Mạng lưới TDCT tại xã còn hạn chế, nguồn cung đến từ các doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản cho vay phi chính thức. Lãi suất cao gấp 3 – 4 lần TDCT gây khó khăn khơng-nhỏ-cho-hộ-trong-vay-vốn.

Về chính sách tín dụng, hộ được vay tối đa 50 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp được các nhà ban hành chính sách đánh giá là mới và hỗ trợ tốt cho người nông dân trong Nghị định 41/2010/NĐ-CP, trên thực tế lại không tạo được động cơ, làm gia tăng rủi ro cho các-tổ-chức-TDCT-khi-thực-hiện-ở thị-trường-nơng-thơn.

3. Về-tình-hình-tiếp-cận-tín dụng-hiện-nay-của-hộ-tại-điểm-nghiên-cứu:

Đối với nhóm hộ nghèo vay vốn ở VBSP, chất lượng bình xét tại địa phương ảnh hưởng tiêu cực đến tiếp cận tín dụng của hộ. Thiếu đất sản xuất, phải đi thuê đất Nông trường để sản xuất, khơng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nguyên nhân hạn chế tín dụng của hộ. Đối với nhóm hộ nghèo do lười biếng, vay vốn khơng giải quyết được tình trạng nghèo của hộ-khi-chính-bản-thân-những-hộ-này-khơng-chịu-lao-động-sản-xuất.

Về ảnh hưởng của giới đến tiếp cận tín dụng: khơng có sự khác biệt lớn giữa người chồng và người vợ trong đứng tên sở hữu tài sản trong gia đình hộ Êđê nhưng người vợ lại giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định vay vốn và chịu trách nhiệm về các khoản nợ. Trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay của hộ lại thuộc về cả vợ và chồng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng người phụ nữ Êđê sẽ phải lao động nhiều hơn để đủ tiền trả vốn và lãi vay trong khi người chồng lại thờ ơ do khơng có nhiều sự quyết định và trách

nhiệm. Lồng ghép giới trong quá trình thiết kế và phổ biến chính sách đến các hộ người Êđê nói riêng và DTTS-nói-chung-là-cần-thiết.

Rào cản ngôn ngữ giữa người cho vay và hộ dân tộc Êđê làm cho vấn đề bất cân xứng thông tin trong cho vay trở nên nặng nề hơn. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của-hộ-mà-cịn-đến-nhiều-dịch-vụ-xã-hội-khác.

Nguồn thu chính của hộ dựa vào lợi nhuận từ cây cà phê, một số có thêm nguồn thu từ làm thuê, các nguồn thu khác có giá trị nhỏ và khơng ổn định. Đây là nguồn trả nợ chính của hộ. Có thể thấy một ưu điểm của TDPCT là chia nhỏ các khoản phải trả của món vay thành từng ngày nên được hộ ưa chuộng. Do đó, các tổ chức tín dụng chính thức khi thiết kế sản phẩm vay dành cho nhóm đối tượng này, cần lưu ý đến phương thức trả lãi để phù hợp với nguồn thu-của-hộ. Mặt khác, từ thông tin tiết kiệm của hộ, tiết kiệm dưới dạng tiền gửi ngân hàng chưa được ưa chuộng tại đây, chủ yếu dưới dạng tiền mặt tại nhà và dự trữ cà phê. Thiếu vốn sản xuất chỉ là một nguyên nhân tác động tiêu cực đến nguồn thu của hộ. Cần nhóm giải pháp từ nhiều phía, khơng đơn thuần chỉ cung ứng vốn vay để tăng nguồn thu, ổn-định-và-phát-triển-kinh tế-hộ.

Để tăng cường tiếp cận tín dụng cho nhóm hộ tại điểm nghiên cứu, cần phải có sự phối hợp đồng bộ từ chính quyền xã, Ngân hàng, các tổ chức xã hội để giảm thiểu các yếu tố cản trở, giúp-hộ-phát-triển-sản-xuất-bền-vững.

5.2. Khuyến nghị chính sách

Trên cơ sở phân tích từ số liệu điều tra, tác giả nêu ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với các Tổ chức cung ứng tín dụng: Phát triển tín dụng vi mơ theo từng nhóm vay để

giảm áp lực vay nợ và lãi suất cho người vay ở khu vực TDPCT, góp phần cạnh tranh trên thị trường TDCT để hỗ trợ người nghèo tại địa phương. Mặt khác, cho vay theo nhóm cịn giải quyết tốt được vấn đề thơng tin bất cân xứng và thiếu tài sản đảm bảo khi vay vốn tại các tổ chức TDCT do có sự đảm bảo của nhóm vay dành cho hộ. Đối tượng cần hướng đến là người nghèo, cho vay phi nơng nghiệp là chính với hạn mức tín dụng, lãi suất, phương thức chi trả linh hoạt để phù hợp với đặc-điểm-của-người-nghèo.

Trong gia đình hộ Êđê, người phụ nữ có vai trị quyết định hơn so với các nhóm DTTS khác khơng theo chế độ mẫu hệ nên việc tiếp cận vốn vay để phát triển kinh tế hộ có phần thuận lợi hơn. Do đó, cho vay hướng vào nhóm đối tượng nữ giới cũng cần được chú trọng phát triển dưới dạng tín dụng vi mơ, kết hợp cho vay với huy động tiết kiệm trong dân, ngay cả đối với những khoản tiết kiệm có giá trị nhỏ, dưới 10.000đ/ngày. Mặt khác, trong

quá trình thiết kế các chương trình, dự án tín dụng – tiết kiệm cần thực hiện lồng ghép giới, đảm bảo cho các đối tượng tham gia đều được hưởng lợi như nhau, giảm áp lực lao động và nợ nần lên người phụ nữ.

Đối với chính quyền huyện Cư M’Gar: Cần đa dạng hóa nguồn cung tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh các NHTM và VBSP hiện đang hoạt động, phải thu hút thêm các tổ chức tín dụng vi mơ. Thơng qua các tổ chức Hội, các tổ chức phi chính phủ và trợ giúp quốc tế khác để thực hiện các chương trình phát triển đặc thù cho các vùng nghèo. Tạo môi trường để các tổ chức TCVM có thể duy trì và phát triển hoạt động. Khách hàng chính của TCVM là người nghèo, do đó, cơng tác xóa đói giảm nghèo cần được theo dõi chặt chặt chẽ, thường xuyên rà soát để tránh trường hợp một hộ nhận vốn vay từ nhiều nguồn, khiến gánh nặng nợ nần quá lớn đối với hộ. Trên cơ sở đó, phối hợp với các tổ chức TCVM thiết lập hệ thống thông tin mở về danh sách hộ nghèo được vay và chưa được vay-tại-các-chương- trình-vay-vốn – tiết-kiệm-hiện-có.

Đối với chính quyền xã CrĐăng:

Để giảm bớt rào cản thơng tin, chính quyền xã cùng với các tổ chức Hội thực hiện phổ biến, tuyên truyền bằng cả hai thứ tiếng Êđê và tiếng Việt. Để tăng cường hơn nữa vai trò của các tổ chức Hội và đoàn thể đối với cộng đồng, tỷ lệ cán bộ Hội là người đồng bào Êđê cần được gia tăng27, tranh thủ sự tham gia của những cán bộ hưu trí tại địa phương và những người dân có trình độ cao, đã qua đào tạo. Sinh hoạt cộng đồng thông qua các chương trình văn hóa nghệ thuật, tập huấn kiến thức, pháp luật, cung cấp thông tin vay vốn, cách thức vay vốn, thông tin về thị trường giá cả phân bón, nơng sản. Với hình thức sinh hoạt này, phát huy uy tín và sự tin tưởng của người dân, Buôn trưởng và Mặt trận Tổ quốc xã sẽ là cầu nối quan trọng, vừa là người cung cấp thơng tin, vừa là người tìm nguồn thơng tin cho hộ, tìm hiểu những-khó-khăn-của-hộ-để-cộng-đồng-cùng-nhau-giúp-đỡ28

. Rà sốt và nâng cao chất lượng bình xét hộ-nghèo tại từng Bn để đảm bảo các chính-sách, nguồn-vốn-hỗ-trợ-đến-đúng-đối-tượng.

Đối với hộ đồng bào Êđê: Tích cực tham gia vào các buổi sinh hoạt cộng đồng tại Bn.

Để thốt nghèo, phát triển kinh tế, mỗi hộ phải tự mình tạo ra động lực, tự mình vươn lên.

27 Tỷ lệ cán bộ Hội là người đồng bào Êđê tại xã hiện nay là 35% nhưng khơng giữ vai trị lãnh đạo – thông tin từ UBND xã Cr Đăng, tháng 03/2014

Chủ động tìm thơng tin từ những nguồn có chất lượng, uy tín như Bn trưởng, các tổ chức Đoàn thể hoặc liên hệ cán bộ xã, chủ động nâng cao kiến thức phát triển kinh tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

2. Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2004), Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông-thơn.

3. Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định 41/2010/NĐ-

CP ngày 12/04/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng-nghiệp-nơng-thơn.

4. Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định 09/2011/QĐ-

Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/01/2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo cho giai đoạn 2011 – 2015.

5. Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 về TD đối với hộ cận nghèo.

6. Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Quyết định số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận tín dụng của họ đồng bào dân tộc eđê trường hợp nghiên cứu tại xã cuôr đăng huyện cư mgar tỉnh đak lak (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)