Chương 3 Thực trạng xây dựng NT Mở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục
4.3.3.1. Động lực nghiên cứu của nhà khoa học
Động cơ tham gia nghiên cứu KH&CN của các nhà khoa học được đánh giá thơng qua nhiều tiêu chí. Bên cạnh mục tiêu nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và phát triển năng lực nghiên cứu, sự đam mê, nguồn thu nhập, nâng cao uy tín được đánh giá rất khác nhau thông qua các nhà nghiên cứu khoa học. Mức độ quan
trọng của các nhân tố về động lực nghiên cứu của nhà khoa học được trình bày ở Bảng 4.19.
Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 4.18 cho thấy, đa số đánh giá tầm quan trọng nghiên cứu KH&CN của các nhà khoa học là để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu và niềm đam mê (điểm trung bình lần lượt là 4.2 và 3.9). Điều này cho thấy đối với các nhà khoa học, động cơ chủ yếu ảnh hưởng đến nghiên cứu KH&CN là tri thức, là khoa học, phục vụ cho nghề nghiệp và thỏa mãn sự đam mê, còn các động cơ khác chỉ là thứ yếu (thu nhập, được phân công, công tác thi đua, xét chức danh hay công việc bắt buộc).
Bảng 4.18: Thống kê mức độ quan trọng của các nhân tố về động lực nghiên cứu KH&CN của nhà khoa học
Nhân tố N Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn
- Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ bắt
buộc 59 2,0 3,4 5,0 0,7
- Nghiên cứu khoa học là niềm đam mê 59 2,0 3,9 5,0 0,9
- Nghiên cứu khoa học là để tăng thu nhập 59 1,0 3,3 5,0 1,0
- Nghiên cứu khoa học để nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu 59 3,0 4,2 5,0 0,7
- Nghiên cứu khoa học để phục vụ cho công việc đang được phân cơng (ví dụ như phục vụ cho việc giảng dạy nếu nhà khoa học là giảng viên)
59 1,0 3,8 5,0 0,8
- Nghiên cứu khoa học để nâng cao uy tín 59 1,0 3,4 5,0 0,9
- Nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc
xét thi đua, xét chức danh, chuyển ngạch 59 1,0 3,2 5,0 1,0