Chương 3 Thực trạng xây dựng NT Mở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2015
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục
4.3.3.2. Năng lực nghiên cứu của nhà khoa học
Để có được thành cơng trong nghiên cứu KH&CN, không chỉ địi hỏi nhà nghiên cứu có động lực nghiên cứu, mơi trường nghiên cứu tốt mà còn đòi hỏi phải đảm bảo được năng lực nghiên cứu khoa học. Năng lực nghiên cứu khoa học là khả năng sáng tạo, phát hiện ra tri thức mới, công nghệ mới, đưa ra các giải pháp hiệu quả và thiết thực. Do đó, tiêu chí này ln được xem là nền tảng để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, và mức độ quan trọng của các tiêu chí trong nhóm nhân tố này được đánh giá bởi các nhà nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4.19.
Bảng 4.19: Thống kê mức độ quan trọng của các nhân tố về năng lực nghiên cứu của nhà khoa học
Nhân tố N Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn
- Trình độ, năng lực chuyên môn của nhà
khoa học 59 3,0 4,3 5,0 0,7
- Kinh nghiệm, kỹ năng NCKH của nhà
khoa học 59 3,0 4,2 5,0 0,7
- Trình độ tin học, ngoại ngữ của nhà khoa
học 59 2,0 3,9 5,0 0,6
- Khối lượng công việc khác của nhà khoa
học 59 1,0 3,7 5,0 0,7
Nguồn: Số liệu khảo sát các nhà khoa học (02/2016)
Qua kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 4.19 cho thấy, năng lực nghiên cứu của nhà khoa học bao gồm nhiều yếu tố như trình độ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm kỹ năng nghiên cứu, trình độ tin học, ngoại ngữ và cùng lúc có đảm nhận các cơng việc khác hay không. Theo kết quả xử lý thống kê cho thấy trình độ năng lực chun mơn và kinh nghiệm, kỹ năng nghiên cứu là hai nhân tố thiết yếu cần phải đáp ứng để phục vụ công tác nghiên cứu và triển khai kết quả ứng dụng nên được các nhà nghiên cứu đánh giá rất quan trọng (điểm trung bình đạt trên 4).
Nhìn chung, kết quả này rất phù hợp với thực tế trong nghiên cứu khoa học, vì nhà khoa học có năng lực chun mơn cao sẽ có kiến thức rộng về lĩnh vực mà mình nghiên cứu. Kết hợp với những kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy trong q trình nghiên cứu, nhà khoa học có thể rút ngắn thời gian để định hướng đề tài, thực hiện và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu.
4.3.4. Nhóm nhân tố về cơ sở vật chất và mơi trường làm việc
Cơ sở vật chất và môi trường làm việc được xem là yếu tố động lực để tiến hành thực hiện đề tài, dự án KH&CN. Cơ sở vật chất đầy đủ (đáp ứng cho các nhà nghiên cứu về tài liệu, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị và phịng thí nghiệm, phịng làm việc,...) và có sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của các bên liên quan, bao gồm các cấp lãnh đạo, đơn vị chủ quản, những người cộng tác nghiên cứu và người dân sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN một cách nhanh chóng. Kết quả đánh giá về mức độ quan trọng của các yếu tố trong nhóm nhân tố về cơ sở vật chất và môi trường làm việc của các nhà khoa học được thể hiện ở Bảng 4.20.
Bảng 4.20: Thống kê mức độ quan trọng của các nhân tố về cơ sở vật chất và môi trường làm việc
Nhân tố N Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Độ lệch chuẩn
- Tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ cho
NCKH 59 3,0 4,2 5,0 0,7
- Trang thiết bị phục vụ cho NCKH 59 3,0 4,2 5,0 0,7
- Nơi làm việc (phòng làm việc) 59 3,0 3,9 5,0 0,6
- Sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo đơn vị 59 3,0 4,2 5,0 0,7
- Sự hợp tác của đồng nghiệp 59 3,0 4,2 5,0 0,6
Qua kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 4.20 cho thấy cơ sở vật chất và môi trường làm việc được đánh giá rất quan trọng đối với các hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu (điểm trung bình 4.2).Theo khảo sát từ các nhà khoa học thì trang thiết bị (phịng thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm) phục vụ cho hoạt động nghiên cứu rất quan trọng, trang thiết bị không đầy đủ sẽ gây hạn chế cho việc thực hiện nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài, đặc biệt là đối với các nghiên cứu liên quan đến sản xuất nông nghiệp và thủy sản, mà trên địa bàn nghiên cứu thì hai ngành này được xem là chủ đạo, có thể ứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu của các dự án/đề tài. Bên cạnh đó, tài liệu và cơ sở dữ liệu sẽ cung cấp các nguồn thông tin để thu thập và nhân rộng các mơ hình ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, nhiều đề tài, dự án KH&CN được triển khai trên địa bàn khơng có đủ tài liệu và cơ sở dữ liệu để có thể xây dựng các cơ sở và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. Ngoài ra, sự phối hợp của lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp và người dân luôn được đánh giá rất quan trọng bởi các nhà khoa học do đây là các chủ thể hỗ trợ, cung cấp các thông tin và là chủ thể áp dụng các kết quả nghiên cứu KH&CN phục vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
4.4. Những khó khăn, trở ngại trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau
Để tìm hiểu những khó khăn, trở ngại trong q trình thực hiện các đề tài, dự án KH&CN, cũng như việc triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, tác giả đã đề nghị các nhà khoa học (cán bộ KH&CN) đã từng tham gia chủ nhiệm các đề tài, dự án KH&CN được triển khai tại tỉnh Cà Mau liệt kê những khó khăn, trở ngại mà họ đã từng gặp phải trong quá trình thực hiện. Kết quả khảo sát các nhà khoa học về vấn đề này được trình bày tóm tắt ở Bảng 4.16.
Bảng 4.21: Những khó khăn trong thực hiện nghiên cứu và ứng dụng KH&CN
STT Khó khăn, trở ngại Tần suất Tỷ lệ
(%)
1 Kinh phí thấp 35 59,3
2 Thủ tục thanh tốn cịn rườm rà 22 37,3
3 Thời gian xét duyệt đề tài kéo dài 18 30,5
4 Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế 16 27,1
5 Chưa có sự phối hợp từ chính quyền địa phương 14 23,7
6 Năng lực nghiên cứu còn hạn chế 12 20,3
7 Sản phẩm tạo ra từ các đề tài, dự án có hiệu quả
kinh tế thấp 12 20,3
8 Thiếu kinh phí đối ứng 11 18,6
9 Khả năng tiếp nhận tiến bộ KH&CN của người dân
còn thấp 8 13,6
Nguồn: Số liệu khảo sát các nhà khoa học (02/2016)
Kết quả khảo sát cho thấy có 9 khó khăn, trở ngại chính mà các nhà học gặp phải trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án KH&CN cũng như trong quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Khó khăn lớn nhất được nhiều chủ nhiệm đề tài, dự án đưa ra đó là vấn đề tài chính và các thủ tục hành chính trong q trình xét duyệt và thanh, quyết tốn kinh phí các đề tài, dự án. Cụ thể là, có đến 35 trong tổng số 59 chủ nhiệm đề tài (chiếm 59,3%) được khảo sát cho rằng kinh phí được phê duyệt cho các đề tài, dự án cịn thấp. Ngồi ra, đối với các dự án khi triển khai ứng dụng các nhà khoa học còn gặp phải một trở ngại nữa là thiếu nguồn vốn để đối ứng. Cũng liên quan đến vấn đề tài chính, nhiều nhà khoa học (22 trên tổng số 59 người được khảo sát) còn cho rằng thủ tục thanh tốn kinh phí thực hiện đề tài, dự án cịn rườm rà và bất cập, kinh phí đơi khi được cấp chậm trễ so với
các nhà khoa học được khảo sát cho rằng thủ tục xét duyệt đề tài khá rườm rà cũng là một khó khăn, trở ngại đối với họ, bởi vì thủ tục xét duyệt rườm rà đã dẫn đến thời gian xét duyệt kéo dài, làm mất đi tính thời sự cũng như ý nghĩa thực tiễn của các đề tài, dự án.
Ngồi các khó khăn ở trên, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, năng lực nghiên cứu của bản thân các nhà khoa học cũng là những trở ngại trong việc thực hiện các đề tài, dự án. Đối với các đề tài, dự án thuộc các lĩnh vực ngoài lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu có một vai trị hết sức quan trọng trong sự thành công của một đề tài, dự án. Vì vậy, có đến 27,1% số nhà khoa học được khảo sát cho rằng điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế là một trở ngại trong việc thực hiện các đề tài, dự án. Bên cạnh đó, năng lực nghiên cứu cũng là một khó khăn khi thực hiện các đề tài, dự án khi có đến 12 trên 59 nhà khoa học được khảo sát xác nhận vấn đề này. Trong quá trình thực hiện đề tài, dự án, một số nhà khoa học cịn cho rằng họ khơng nhận được sự phối hợp từ chính quyền địa phương nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện cũng như triển khai đề tài, dự án.
Trong quá trình chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho các đối tượng có liên quan, ngồi khó khăn về kinh phí đối ứng như đã trình bày ở trên, các chủ nhiệm đề tài, dự án còn gặp phải các khó khăn như: sản phẩm tạo ra từ các đề tài, dự án chưa cao và khả năng ứng dụng của người dân còn thấp. Hiệu quả kinh tế thấp của các sản phẩm được tạo ra từ các đề tài, dự án thể hiện ở những điểm sau: (1) giá thành sản phẩm nơng sản sạch cịn cao nên khó cạnh trạnh trên thị trường, (2) thị trường tiêu thụ gặp khó khăn như “được mùa mất giá”... Liên quan đến khó khăn về khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án của người dân cịn thấp, điều này có thể được lý giải là do trình độ dân trí của người dân trên địa bàn tỉnh cịn thấp và khả năng tài chính của người dân cịn hạn chế.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KH&CN GÓP PHẦN XÂY DỰNG NTM Ở TỈNH CÀ MAU
KH&CN luôn hiện hữu trong mọi mặt đời sống xã hội. Thông qua việc ứng dụng tiến bộ KH&CN sẽ nâng cao được hiệu quả trong sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Mặt khác, ứng dụng các tiến bộ KH&CN sẽ nâng cao được chất lượng các cơng trình, tăng cơng suất lao động, tiết kiệm được thời gian và giảm chi phí đầu tư. Ngoài ý nghĩa về vật chất, việc ứng dụng tiến bộ KH&CN cịn có nhiều ý nghĩa trong việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho con người. Vì thế, yếu tố KH&CN khơng thể thiếu trong tiến trình xây dựng NTM, là nền tảng cơ bản để các địa phương sớm hồn thành, giữ vững và nâng cấp các tiêu chí NTM đã đạt được.
Thấy rõ tầm quan trọng trên, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và ứng KH&CN vào sản xuất và đời sống. Các cơ chế tài chính của Nhà nước đã từng bước thúc đẩy phong trào nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn, hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN nhìn chung chưa thực sự trở thành động lực phát triển KT-XH ở các địa phương.
Trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau được tìm hiểu trong nghiên cứu này cho thấy nhóm nhân tố về chính sách tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của quá trình triển khai các nhiệm vụ KH&CN. Qua cuộc khảo sát các nhà khoa học thực hiện đề tài, dự án KH&CN của tỉnh Cà Mau, bên cạnh những ý kiến đồng thuận với chính sách tài chính cho KH&CN hiện hành, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng việc đầu tư cho các đề tài, dự án KH&CN của tỉnh còn mang tính nhỏ lẻ, cục bộ trong phạm vi hẹp của từng địa phương, chưa có tầm chiến lược và chưa liên kết trên phạm vi tiểu vùng hay vùng, vì vậy sự mở rộng, phát triển của vùng này đôi
khi làm ảnh hưởng đến hiệu quả của vùng khác. Sự liên kết bốn nhà chưa được phát huy, chưa khép kín được chuỗi giá trị trong sản xuất từ khâu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đến khâu tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thường dẫn đến tình trạng người dân “được mùa mất giá” do thị trường tiêu thụ không ổn định. Cơ chế, chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN gần đây có thơng thống hơn, nhưng vẫn chưa đủ sức khuyến khích, phát huy tinh thần sáng tạo và lịng nhiệt tình của người làm cơng tác KH&CN, dẫn đến chất lượng nghiên cứu và khả năng ứng dụng chưa cao. KH&CN cấp huyện là cầu nối để đưa kết quả nghiên cứu KH&CN đi vào thực tiễn sản xuất và đời sống, tuy nhiên cho đến nay KH&CN cấp huyện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí đầu tư cho KH&CN cấp huyện còn thấp, dẫn đến hoạt động KH&CN cấp huyện chưa thật sự đi vào chiều sâu. Thủ tục tài chính cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN còn rườm rà, làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng kết quả nghiên cứu. Nguồn nhân lực KH&CN trong tỉnh vẫn còn hạn chế so với yêu cầu phát triển KH&CN của tỉnh,...
Qua nghiên cứu này, một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và ứng dụng KH&CN góp phần xây dựng NTM ở tỉnh Cà Mau được đề xuất như sau:
5.1. Đối với Nhà nước
- Cần tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công theo hướng tăng cường đầu tư cho KH&CN trên cơ sở giảm đầu tư vào các lĩnh vực khác kém hiệu quả. Trong đó, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng KH&CN thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, như phát triển sản phẩm quốc gia; phát triển tài sản trí tuệ; nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực; các Chương trình, đề án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường,... và đặc biệt ưu tiên Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng NTM.
- Điều chỉnh cơ cấu trong dự toán chi ngân sách nhà nước cho KH&CN phù hợp với năng lực và định hướng phát triển KH&CN các ngành, địa phương, nhằm
đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh dàn trải, trùng lắp trong nghiên cứu KH&CN.
- Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi, nhằm khuyến khích các hình thức đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực KH&CN, trong đó có việc đa dạng hóa về sở hữu đối với các tổ chức KH&CN, ưu tiên việc thành lập các doanh nghiệp KH&CN để liên doanh, liên kết, nhằm tăng cường huy động các nguồn lực tài chính cho KH&CN.
- Mở rộng việc tìm kiếm và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo hình thức hợp tác song phương, đa phương với các nước có nền KH&CN phát triển để tiếp cận công nghệ hiện đại và thu hút kinh phí đầu tư từ nước ngoài cho KH&CN.
- Tiếp tục nghiên cứu ban hành một số cơ chế, chính sách đột phá nhằm thúc đẩy xã hội hóa đầu tư cho KH&CN, đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới công nghệ, thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN trong nước để mở rộng mua bán, chuyển giao công nghệ giữa các địa phương, nhằm đẩy mạnh ứng dụng thành quả KH&CN, tiết kiệm kinh phí đầu tư trong nghiên cứu.
- Nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập Quỹ xây dựng NTM để hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN cho các xã có điều kiện đặc thù, như xã đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, bãi ngang, ven biển,... trong xây dựng NTM
- Bộ KH&CN nên thành lập Văn phịng Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng NTM hoặc bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Văn phịng Chương trình nơng