Thang đo chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 67)

3.4.3 .Thực trạng tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng

4.3. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng

4.3.2.2. Thang đo chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng

HM4 Tôi quản lý các khách hàng của tơi đủ lâu để có thể đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng.

HM5 Trình độ chun mơn của tôi rất phù hợp để thực hiện cơng tác thẩm định tín dụng doanh nghiệp.

HM6 Tơi tuyệt đối tn thủ và thực hiện hồn toàn đầy đủ các yêu cầu của quy trình thẩm định.

HM7 Kinh nghiệm trong cơng tác thẩm định của tơi giúp tơi nhanh chóng xác định được các cơng việc cần thực hiện để đạt được kết quả thẩm định tốt nhất.

HM8 Tơi có khả năng thẩm định nhiều hồ sơ trong điều kiện thời gian giới hạn mà vẫn đảm bảo được chất lượng thẩm định tốt.

4.3.2.3. Thang đo tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng

SP9 Phương tiện, máy móc, cơng nghệ, thơng tin phục vụ cơng tác thẩm định tín dụng được Ngân hàng trang bị rất đầy đủ và hữu ích.

SP10 Tôi được hỗ trợ rất nhiều trong các công việc tác nghiệp để có thể tập trung vào cơng tác thẩm định tín dụng.

SP11 Đối với các khoản vay vượt thẩm quyền chi nhánh mà tơi thẩm định, bộ phận Phê duyệt tín dụng Hội sở chính có những u cầu rà sốt rất hợp lý và giúp tôi nhận diện rủi ro tốt hơn.

SP12 Việc hồ sơ vay vốn vượt thẩm quyền chi nhánh được thẩm định lại ở cấp cao hơn không làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân cho khách hàng của tôi.

SP13 Tôi được Ngân hàng cung cấp rất kịp thời và đầy đủ các báo cáo tình hình ngành sản xuất kinh doanh cũng như định hướng tín dụng cho từng ngành.

4.3.2.4. Thang đo chất lượng nguồn thông tin thẩm định tín dụng

IN14 Các thơng tin cần thiết cho việc thẩm định tín dụng ln được tơi thu thập một cách đầy đủ, chính xác.

IN15 Việc thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng rất tiêu cực đến tiến độ thẩm định.

IN16 Các khách hàng của luôn tôi rất hợp tác trong việc cung cấp thông tin để phục vụ việc thẩm định tín dụng.

4.3.2.5. Thang đo các áp lực trong cơng tác thẩm định tín dụng

WP17 Áp lực của việc phải đánh đổi giữa việc đầu tư thời gian, công sức cho chất lượng thẩm định khoản vay hiện tại và việc tập trung tìm kiếm khách hàng mới để đạt chỉ tiêu dư nợ ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng thẩm định tín dụng của tơi.

WP18 Khối lượng công việc quá nhiều khiến tôi căng thẳng, mệt mỏi và ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng cơng việc thẩm định tín dụng của tơi. WP19 Để đáp ứng yêu cầu đúng hạn về thời gian thẩm định, tơi phải ln thẩm

định nhanh chóng và điều này ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng thẩm định của tơi.

4.3.2.6. Thang đo chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp

CQ20 Các doanh nghiệp được phê duyệt cho vay căn cứ trên đề xuất của tôi đến nay có tình hình tài chính tốt, khả năng trả nợ là hồn tồn bảo đảm.

CQ21 Tơi hồn thành rất tốt chỉ tiêu về tổng dư nợ tín dụng mà tơi được giao. CQ22 Việc thẩm định tín dụng của tơi ln tn thủ đúng quy định và vẫn đáp

ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

4.3.3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Dựa trên những thang đo đã được xây dựng, một bảng câu hỏi khảo được thiết kế như mô tả tại phụ lục 2.2 của luận văn này.

4.4. Thu thập và xử lý dữ liệu 4.4.1. Mẫu nghiên cứu 4.4.1. Mẫu nghiên cứu

Cơ cấu mẫu.

Tập hợp mẫu của nghiên cứu là các cán bộ thẩm định tín dụng doanh nghiệp của các chi nhánh Vietcombank khu vực Đông Nam Bộ (gồm các chi nhánh: Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Nhơn Trạch, Nam Bình Dương, Sóng Thần, Biên Hồ, Bình Thuận, Tây Ninh, Bắc Bình Dương, Long Khánh). Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất thuận tiện.

Kích thước mẫu.

Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy bội MLR, đây là mơ hình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 488). Khi sử dụng MLR, kích thước mẫu là một yếu tố cần chú ý. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 499) công thức kinh nghiệm thường được sử dụng để tính kích thước mẫu cho MLR như sau:

n ≥ 50 + 8p Trong đó:

– n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết. – p là số lượng biến độc lập trong mơ hình.

Căn cứ theo mơ hình, số lượng biến độc lập là 5. Như vậy, kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 90 mẫu (= 50 + 8 x 5).Theo Green (1991) (trích từ

Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 499) thì cơng thức này khá phù hợp nếu p < 7. Như vậy, kích cỡ mẫu ≥ 90 là phù hợp và thỏa mãn điều kiện về kích thước mẫu của MLR.

Nghiên cứu có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 397-398) để sử dụng phương pháp này cần phải có kích thức mẫu lớn. Việc xác định kích thước mẫu đáp ứng điều kiện sử dụng EFA thường dựa trên kinh nghiệm và xác định bởi (1) kích thước mẫu tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích.Theo Hair và cộng sự (2006) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 398) thì điều kiện về kích thước mẫu để sử dụng EFA là: kích thước mẫu tối thiểu là 50 (nếu được tối thiểu là 100 thì tốt hơn), và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1 trở lên (nếu được từ 10:1 trở lên thì tốt hơn). Như vậy, với nghiên cứu sử dụng số biến đo lường là 22 biến thì số lượng quan sát tối thiểu phải đạt là 110 quan sát (= 22 x 5).

Tóm lại xét tổng thể hai điều kiện kích thước mẫu của việc sử dụng MLR và EFA, kích thước mẫu tối thiểu là 110 mẫu quan sát. Như vậy số quan sát thực tế là 209 quan sát là có thể chấp nhận được.

4.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin được áp dụng là phương pháp khảo sát. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 152-153), đây là một trong hai phương pháp thu thập dữ liệu chính trong nghiên cứu định lượng. Một số phương pháp thu thập dữ liệu dùng trong nghiên cứu là: phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn bằng cách gửi thư và phỏng vấn thông qua mạng internet. Tùy theo mục tiêu của cuộc điều tra mà phương pháp nào được lựa chọn.

Trong nghiên cứu này, phương pháp phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi gửi cho người được phỏng vấn. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 261) một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp người nghiên cứu thu thập được dữ liệu cần thiết với độ tin cậy cao. Phương pháp này được được lựa chọn vì ưu điểm sau: chi phí thực hiện thấp và việc phỏng vấn đảm bảo tính khách quan.

4.4.3. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là các cán bộ thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh Vietcombank khu vực Đông Nam Bộ. Đây là những cán bộ trực tiếp thực hiện cơng việc thẩm định tín dụng doanh nghiệp, do đó họ có đầy đủ kinh nghiệm, kiến thức để cho ra được những đánh giá chuẩn xác nhất về chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh Vietcombank khu vực Đông Nam Bộ.

4.4.4. Thời gian thực hiện

Việc khảo sát được tiến hành từ ngày 07/03/2016 đến ngày 31/03/2016 thông qua việc gửi phiếu khảo sát đến người được khảo sát.

4.5. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu

Tổng số phiếu khảo sát được phát ra là 250 phiếu, số phiếu thu về là 231 phiếu. Trong quá trình nhập và xử lý dữ liệu thì có 22 phiếu bị lỗi. Ngun nhân các phiếu bị xếp vào phiếu lỗi là do không trả lời hết tất cả các câu hỏi, chọn nhiều đáp án trong một câu hỏi, hay thông tin cung cấp khơng đầy đủ.

Bên cạnh đó, nhằm mục đích kiểm tra mức độ tin cậy trong câu trả lời của người được khảo sát, trong các câu hỏi (biến quan sát) được đặt ra, một câu hỏi trong bảng khảo sát được đặt theo hướng ngược chiều với hướng tác động theo lý thuyết của biến độc lập lên biến phụ thuộc: Giả thuyết H4: “Chất lượng nguồn thơng tin thẩm định tín dụng có tác động cùng chiều lên chất lượng thẩm đinh tín dụng”; tuy nhiên biến quan sát IN15: “Việc thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng rất tiêu cực đến tiến độ thẩm định” được thiết kế có hướng tác động ngược với hướng tác động của biến độc lập tương ứng với giả thuyết H4. Do đó, bước chuyển đổi kết quả khảo sát đối với các câu trả lời cho câu hỏi tương ứng biến quan sát IN15 được thực hiện để chuyển đổi kết quả trả lời của câu hỏi này sang hướng tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc.

Sau khi hồn tất, mẫu khảo sát cịn lại là 209 quan sát.

Mô tả cơ cấu mẫu điều tra.

Trong tổng số 209 người được khảo sát, có 124 nam (chiếm 59%) và 85 nữ (chiếm 41%). Số lượng nam nhiều hơn nữ liên quan đến tính chất cơng việc thẩm

định có tần suất đi lại, giao thiệp nhiều. Mặt khác việc phải gánh vác cả cơng việc và gia đình cũng khiến cho nữ giới gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gắn bó với cơng việc này.

Về vị trí cơng tác, mẫu nghiên cứu có 119 cán bộ thẩm định phụ trách doanh nghiệp vừa và nhỏ tương đương với 57% và 90 cán bộ phụ trách doanh nghiệp lớn tương đương với 43%.

Về độ tuổi, mẫu nghiên cứu có độ tuổi tập trung từ 25 đến 40 tuổi (chiếm 77% tổng số mẫu), đây là độ tuổi tích lũy nhiều kinh nghiệm và vẫn có đủ điều kiện về sức khỏe để đáp ứng áp lực công việc.

Chi tiết cơ cấu mẫu điều tra được mô tả tại phụ lục 4.2, thống kê về giới tính, độ tuổi và thời gian công tác của mẫu điều tra được mô tả tại phụ lục 4.3 của luận văn này.

Phân tích thống kê mơ tả kết quả khảo sát.

Giá trị trung bình các câu trả lời dao động từ 3,47 đến 4,26 cho thấy mức độ đồng ý khá cao của những người được khảo sát đối với những phát biểu trong mẫu khảo sát. Giá trị độ lệch chuẩn nhỏ hơn 1, ở mức từ 0,71 đến 0,96, tức nhỏ hơn khoảng cách giữa hai mức của thang đo cho thấy các câu trả lời của người được khảo sát không quá khác biệt so với giá trị trung bình. Chi tiết thống kê mơ tả kết quả khảo sát tại phụ lục 4.4 của luận văn này.

4.6. Trình bày kết quả kiểm định giả thuyết 4.6.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo 4.6.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo

4.6.1.1. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo

Để đánh giá độ tin cậy của thang đo khảo sát ở Mục 4.3.2, hệ số Cronbach alpha sẽ được sử dụng. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, trang 350-351), về lý thuyết hệ số Cronbach alpha càng cao có nghĩa là thang đo càng có độ tin cậy cao. Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach alpha quá lớn ( > 0,95) thì cần cẩn trọng vì có thể có hơn một câu hỏi (biến quan sát) đo lường cùng một nội dung nào đó của khái niệm, và do đó khiến người được khảo sát trả lời gần như giống nhau hoàn toàn. Theo Nunnally và Bernstein (1994) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 351), mức độ

tin cậy của thang đo có thể chấp nhận được khi hệ số Cronbach alpha ≥ 0,60, tuy nhiên một thang đo có độ tin cậy tốt thì nên trong khoảng [0,70 – 0,80].

Tuy nhiên cần lưu ý rằng hệ số Cronbach alpha chỉ đo lường độ tin cậy của cả thang đo chứ khơng tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 345). Các biến đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng cần có tính tương quan chặt chẽ với nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 351). Để kiểm tra sự tương quan của từng biến đo lường với tổng các biến còn lại của thang đo, người ta sử dụng hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item-Total Correlation). Theo Nunnally và Bernstein (1994) (trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 351) biến đó đạt u cầu khi hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0,30.

Dựa trên tính tốn hệ số Cronbach alpha của phần mềm SPSS, ta có thể cải thiện giá trị của hệ số Cronbach alpha bằng cách:

– Khi hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh < 0,3 mà hệ số Cronbach alpha nếu loại biến quan sát (Cronbach's Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach alpha hiện tại ta nên loại câu hỏi này.

– Khi hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh ≥ 0,3 mà hệ số Cronbach alpha nếu loại biến quan sát lớn hơn hệ số Cronbach alpha hiện tại thì ta cần phải cân nhắc việc loại biến. Trường hợp hệ số Cronbach alpha chưa đạt yêu cầu, ta nên xem xét loại biến quan sát. Tuy nhiên nếu hệ số Cronbach alpha đã đạt yêu cầu thì cần phải cẩn trọng trong việc loại biến (loại đi câu hỏi), vì việc loại đi câu hỏi có thể cải thiện hệ số Cronbach alpha nhưng nghiên cứu sẽ bị mất đi một khía cạnh cần tìm hiểu (mất đi một câu hỏi trong bảng câu hỏi).

4.6.1.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo của từng biến độc lập thông qua hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh như sau:

Thang đo chất lượng quy trình thẩm định tín dụng.

Kết quả kiểm định (phụ lục 4.5) cho thấy hệ số Cronbach alpha là 0,757 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của cả ba biến quan sát đều > 0,3 thỏa mãn

yêu cầu về độ tin cậy thang đo. Cũng theo kết quả kiểm định, nếu loại biến quan sát PR2: “Quy trình thẩm định tín dụng hiện tại có hướng dẫn chi tiết, hợp lý và rất thuận lợi để tôi thực hiện” hệ số Cronbach alpha sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, hệ số Cronbach alpha sẽ không cải thiện nhiều, mặt khác đây là một biến quan sát quan trọng và có ý nghĩa đối với nghiên cứu. Vì vậy, tác giả quyết định giữ lại đầy đủ các biến quan sát trên để đảm bảo sự đầy đủ của các khía cạnh nghiên cứu và vẫn đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy thang đo.

Thang đo chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng.

Hệ số Cronbach alpha là 0,843 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của cả năm biến quan sát đều > 0,3 thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy thang đo (phụ lục 4.6).

Tuy nhiên nếu loại bỏ biến quan sát HM4: “Tôi quản lý các khách hàng của tơi đủ lâu để có thể đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng” thì hệ số Cronbach alpha sẽ tăng từ 0,843 lên 0,901, do đó biến HM4 bị loại bỏ. Biến HM4 có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh thấp nhất trong các biến quan sát đang đề cập, và việc loại bỏ biến quan sát này không ảnh hưởng nhiều đến việc đo lường “chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng” do biến HM7: “Kinh nghiệm trong công tác thẩm định của tôi giúp tơi nhanh chóng xác định được các công việc cần thực hiện để đạt được kết quả thẩm định tốt nhất” cũng đã tương đối diễn đạt được nội dung tương tự nội dung biến HM4 diễn đạt.

Sau khi loại biến HM4, kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo mới cho thấy cả hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh đều được cải thiện và thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy thang đo: hệ số Cronbach alpha tăng từ 0,843 lên 0,901, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đang được đề cập đều tăng (phụ lục 4.7).

Thang đo tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng.

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach alpha là 0,859 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát SP9, SP10, SP11, SP12 > 0,3, riêng hệ số này của biến quan sát SP13 < 0,3 nên không thỏa mãn yêu cầu về độ tin

cậy thang đo. Mặt khác, hệ số Cronbach alpha nếu loại biến quan sát SP13 là 0,926 > hệ số Cronbach alpha hiện tại là 0,859 (phụ lục 4.8).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)