Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 73 - 76)

3.4.3 .Thực trạng tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng

4.6. Trình bày kết quả kiểm định giả thuyết

4.6.1.2. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo

Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo của từng biến độc lập thông qua hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh như sau:

Thang đo chất lượng quy trình thẩm định tín dụng.

Kết quả kiểm định (phụ lục 4.5) cho thấy hệ số Cronbach alpha là 0,757 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của cả ba biến quan sát đều > 0,3 thỏa mãn

yêu cầu về độ tin cậy thang đo. Cũng theo kết quả kiểm định, nếu loại biến quan sát PR2: “Quy trình thẩm định tín dụng hiện tại có hướng dẫn chi tiết, hợp lý và rất thuận lợi để tôi thực hiện” hệ số Cronbach alpha sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, hệ số Cronbach alpha sẽ không cải thiện nhiều, mặt khác đây là một biến quan sát quan trọng và có ý nghĩa đối với nghiên cứu. Vì vậy, tác giả quyết định giữ lại đầy đủ các biến quan sát trên để đảm bảo sự đầy đủ của các khía cạnh nghiên cứu và vẫn đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy thang đo.

Thang đo chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng.

Hệ số Cronbach alpha là 0,843 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của cả năm biến quan sát đều > 0,3 thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy thang đo (phụ lục 4.6).

Tuy nhiên nếu loại bỏ biến quan sát HM4: “Tôi quản lý các khách hàng của tơi đủ lâu để có thể đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng” thì hệ số Cronbach alpha sẽ tăng từ 0,843 lên 0,901, do đó biến HM4 bị loại bỏ. Biến HM4 có hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh thấp nhất trong các biến quan sát đang đề cập, và việc loại bỏ biến quan sát này không ảnh hưởng nhiều đến việc đo lường “chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng” do biến HM7: “Kinh nghiệm trong công tác thẩm định của tôi giúp tơi nhanh chóng xác định được các công việc cần thực hiện để đạt được kết quả thẩm định tốt nhất” cũng đã tương đối diễn đạt được nội dung tương tự nội dung biến HM4 diễn đạt.

Sau khi loại biến HM4, kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo mới cho thấy cả hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh đều được cải thiện và thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy thang đo: hệ số Cronbach alpha tăng từ 0,843 lên 0,901, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đang được đề cập đều tăng (phụ lục 4.7).

Thang đo tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng.

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach alpha là 0,859 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát SP9, SP10, SP11, SP12 > 0,3, riêng hệ số này của biến quan sát SP13 < 0,3 nên không thỏa mãn yêu cầu về độ tin

cậy thang đo. Mặt khác, hệ số Cronbach alpha nếu loại biến quan sát SP13 là 0,926 > hệ số Cronbach alpha hiện tại là 0,859 (phụ lục 4.8).

Do đó cần loại bỏ biến SP13: “Tơi được Ngân hàng cung cấp rất kịp thời và đầy đủ các báo cáo tình hình ngành sản xuất kinh doanh cũng như định hướng tín dụng cho từng ngành”. Về mặt ý nghĩa, nội dung đo lường của biến quan sát SP9: “Phương tiện, máy móc, cơng nghệ, thơng tin phục vụ cơng tác thẩm định tín dụng được Ngân hàng trang bị rất đầy đủ và hữu ích” cũng đã diễn tả nội dung của biến SP13, vì vậy việc loại bỏ biến SP13 khơng ảnh hưởng đến việc đo lường “tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng”.

Sau khi điều chỉnh loại bỏ biến quan sát SP13 là hệ số Cronbach alpha tăng lên 0,926 và hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của các biến quan sát đều > 0,3. Như vậy kết quả đánh giá mới cho thấy cả hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh đều được cải thiện và thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy thang đo (phụ lục 4.9).

Thang đo chất lượng nguồn thông tin thẩm định tín dụng.

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach alpha là 0,886 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của cả ba biến quan sát đều > 0,3 thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy thang đo. Ngoài ra việc loại bất kỳ biến quan sát nào cũng không khiến hệ số Cronbach alpha cao hơn mức hiện tại. Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết (phụ lục 4.10).

Thang đo các áp lực trong công tác thẩm định tín dụng.

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach alpha là 0,847 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của cả ba biến quan sát đều > 0,3 thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy thang đo (phụ lục 4.11). Cũng theo kết quả kiểm định, nếu loại biến quan sát WP17: “Áp lực của việc phải đánh đổi giữa việc đầu tư thời gian, công sức cho chất lượng thẩm định khoản vay hiện tại và việc tập trung tìm kiếm khách hàng mới để đạt chỉ tiêu dư nợ ảnh hưởng rất tiêu cực đến chất lượng thẩm định tín dụng của tôi” hệ số Cronbach alpha sẽ cải thiện, tuy nhiên cũng không thực sự vượt trội so với mức hiện tại. Trong khi đó, nếu loại biến quan sát này sẽ khiến việc nghiên cứu

bị mất đi một khía cạnh. Vì vậy, để tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh cần nghiên cứu đồng thời đáp ứng được yêu cầu về độ tin cậy thang đo, cần giữ lại tất cả các biến quan sát trên.

Thang đo chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp.

Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach alpha là 0,773 > 0,6, hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh của cả ba biến quan sát đều > 0,3 thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy thang đo (phụ lục 4.12). Cũng theo kết quả kiểm định, nếu loại biến quan sát CQ22: “Việc thẩm định tín dụng của tơi ln tn thủ đúng quy định và vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng”, giá trị mới của hệ số Cronbach alpha là 0,824 sẽ tăng so với mức hiện tại (0,773). Mặc dù vậy, việc loại biến quan sát sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đo lường của thang đo. Nội dung của biến CQ22: “Việc thẩm định tín dụng của tơi luôn tuân thủ đúng quy định và vẫn đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng” thể hiện một yếu tố rất quan trọng trong công tác thẩm định là đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Việc thẩm định khơng phải chỉ phục vụ cho mục đích nắm bắt thơng tin của ngân hàng mà còn phải phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về thời gian, giá trị tài trợ, phương thức thanh tốn,… có như vậy thì ngân hàng mới duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững, đơi bên cùng có lợi. Vì vậy, việc giữ lại toàn bộ các biến quan sát trên là cần thiết và vẫn đáp ứng tốt yêu cầu về độ tin cậy của thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)