Nâng cao chất lượng nguồn thơng tin thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 88)

3.4.3 .Thực trạng tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ công tác thẩm định tín dụng

5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các ch

5.2.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn thơng tin thẩm định tín dụng

Một số giải pháp để cải thiện chất lượng thông tin thẩm định:

Thứ nhất, thu thập và xử lý tốt thông tin từ đầu. Để việc thực hiện thẩm định tín dụng được diễn ra trơi chảy, nhanh chóng và đảm bảo chất lượng, các thông tin thẩm định cần thiết cần được thu thập đầy đủ từ đầu. Kế đến, q trình sàng lịng,

xử lý thơng tin để phục vụ cho thẩm định cần được thực hiện nhanh chóng để có thể sớm xác định những thơng tin chưa đạt yêu cầu, cần kiểm chứng lại hoặc thơng tin cần bổ sung.

Thứ hai, có biện pháp kiểm tra đối chiếu thông tin đã thu thập để đảm bảo chất lượng thơng tin dùng cho q trình thẩm định. Một số thơng tin quan trọng có thể lấy từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn: thông tin nợ vay các tổ chức tín dụng có thể lấy từ báo cáo tài chính của khách hàng hoặc CIC, thơng tin về giao dịch ngân hàng có thể lấy từ sao kê ngân hàng hoặc báo cáo tài chính của khách hàng, thơng tin về uy tín của doanh nghiệp có thể lấy từ các khách hàng, các nhà cung cấp khác nhau của người đi vay, thông tin thị trường có thể lấy từ báo đài hoặc các báo cáo ngành, thơng tin về uy tín của chủ sở hữu có thể lấy từ các đối tác của người đi vay, từ CIC hoặc thuê một bên thứ ba xác minh,… Vì vậy cán bộ thẩm định có khả năng kiểm chứng thông tin được cung cấp thông qua các nguồn khác nhau, và đây là việc nên thực hiện để đảm bảo chất lượng thông tin.

Thứ ba, bồi dưỡng khả năng tiếp cận, thu thập thông tin từ khách hàng của cán bộ thẩm định tín dụng. Nguồn thơng tin từ các khách hàng có vai trị quan trọng trong việc đánh giá các ý tưởng kinh doanh, các phương án, dự án tương lai hoặc thậm chí là các vấn đề nội bộ của khách hàng không thể hiện qua hồ sơ giấy tờ, từ đó góp phần quan trọng vào việc đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng. Để có thể thu thập thơng tin từ khách hàng hiệu quả, cán bộ thẩm định tín dụng cần được trang bị tốt kỹ năng giao tiếp, nắm vững các yêu cầu về thông tin cần thu thập, tìm hiểu những yếu tố đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng và có khả năng hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, thuận lợi, tránh gây phiền phức cho khách hàng.

5.2.1.4. Giảm thiểu các áp lực trong công tác thẩm định tín dụng

Nghiên cứu cho thấy áp lực cơng tác thẩm định tín dụng có tác động tiêu cực đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Như đã đề cập ở chương 2, khối lượng công việc tăng cao hoặc yêu cầu về việc đạt mục tiêu của công việc quá cao khiến cho nhân viên càng căng thẳng, mệt mỏi (Macdonald, W. A., 2001, trang 1).

Như vậy, việc áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tác hại của áp lực công việc đối với cán bộ thẩm định là cần thiết để nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp. Một số biện pháp như sau:

Thứ nhất, cần có sự phân cơng cơng việc của từng phịng ban có liên quan đến quy trình tín dụng một cách rõ ràng, cụ thể và hợp lý. Việc phân công cụ thể, rõ ràng sẽ hạn chế tình trạng đùn đẩy cơng việc, trách nhiệm. Bộ phận thẩm định tín dụng nên tập trung vào công tác thẩm định. Việc giảm tải các công việc tác nghiệp sẽ giúp giải phóng thời gian và sức lao động cho cán bộ thẩm định, giúp họ tập trung cho việc đánh giá rủi ro và phát triển khách hàng.

Thứ hai, các cán bộ thẩm định cần sắp xếp công việc một cách hợp lý nhất. Chi nhánh nên có quy định về thời gian tối đa thực hiện từng công việc cụ thể để cán bộ thẩm định có thể đối chiếu với lịch cơng việc của bản thân.

Thứ ba, cần tạo ra môi trường trao đổi tích cực để giải quyết các vấn đề trong cơng việc, hạn chế tình trạng cấp dưới chủ yếu tiếp nhận thơng tin mà thiếu sự phản hồi lên cấp trên.

Thứ tư, cần tạo điều kiện cho người lao động có thời gian thư giãn và tái tạo sức lao động, tránh việc giao quá nhiều công việc cho cán bộ thẩm định trong thời gian dài mà khơng tạo điều kiện cho họ có thời gian nhàn rỗi để giải tỏa áp lực công việc.

5.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ

5.2.2.1. Từ Vietcombank trụ sở chính

Cải thiện chất lượng quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp

Hiện quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank đã được thiết kế khá chi tiết và bao quát các rủi ro phổ biến của doanh nghiệp khi vay vốn. Tuy nhiên với việc xác định mục tiêu của chất lượng thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng với chi phí thấp nhất thì quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp của Vietcombank chưa thực sự tạo điều kiện cho hoạt động thẩm định tín dụng doanh nghiệp đạt được mục tiêu này. Cụ thể hơn, với quy trình thẩm định được thiết kế tốt về quản trị rủi ro nhưng để thực hiện hồn hảo nó

thì tốn kém rất nhiều thời gian và sức lao động của cán bộ thẩm định, đơi khi nó cịn khiến họ khơng còn đủ thời gian thực hiện việc tiếp cận, thẩm định khách hàng khác. Điều này có thể nhận thấy thơng qua thực trạng kiểm soát tương đối tốt chất lượng tín dụng, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng lại chưa đạt kết quả khả quan khi so sánh với các đối thủ trên địa bàn của các chi nhánh Vietcombank khu vực Đông Nam Bộ đã đề cập ở chương 2. Ngồi ra kết quả mơ hình cho thấy áp lực cơng việc thẩm định tín dụng doanh nghiệp tác động tiêu cực đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp cũng củng cố cho nhận định trên.

Như vậy, việc cải thiện quy trình thẩm định tín dụng doanh nghiệp để việc thực hiện được thuận lợi hơn, nâng cao tốc độ làm việc của cán bộ thẩm định là cần thiết, một số khuyến nghị đối với việc cải thiện quy trình như sau:

Thứ nhất, tăng cường sự tương tác thông tin giữa những cán bộ thẩm định trực tiếp sử dụng quy trình thẩm định với bộ phận có trách nhiệm điều chỉnh, cải tiến quy trình thẩm định ở hội sở chính. Chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình để góp ý xây dựng quy trình hồn thiện hơn. Hội sở nên thiết lập một hệ thống thu thập thông tin rộng khắp, trong đó những cán bộ thẩm định trực tiếp sử dụng quy trình xếp hạng tín dụng sẽ chia sẻ những kinh nghiệp thực tế để cải thiện quy trình.

Thứ hai, rút gọn những yêu cầu thẩm định cũng như tinh giảm những mẫu biểu cần lập cho một hồ sơ cấp tín dụng để cắt giảm chi phí thẩm định: Rút gọn hoặc giảm thiểu những hồ sơ, mẫu biểu khơng có tác động trọng yếu đến việc quản trị rủi ro tín dụng; giảm tối đa việc liệt kê trùng lắp những thông tin cơ bản của khách hàng qua nhiều mẫu biểu khác nhau.

Thứ ba, thiết kế riêng những mẫu biểu thẩm định phù hợp với quy mô tài trợ vốn. Một trong những thực trạng hiện nay là dù khoản vay có giá trị nhỏ nhưng vẫn phải tuân theo những mẫu biểu thẩm định rất chi tiết và đòi hỏi nhiều thông tin. Điều này chưa phù hợp với định hướng phát triển bán lẻ của Vietcombank, vì việc tăng cường quy mô dư nợ bán lẻ phải thông qua tăng quy mô về số lượng khách hàng, trong khi với mẫu biểu địi hỏi q chi tiết thì bộ phận thẩm định không thể

đáp ứng được yêu cầu rút ngắn thời gian thẩm định một khách hàng để chuyển sang thẩm định nhu cầu của khách hàng mới.

Cải thiện chất lượng con người thực hiện việc thẩm định tín dụng

Vietcombank trụ sở chính nên thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực cho cán bộ thẩm định tín dụng. Đây là một giải pháp cần thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Việc đào tạo phải mang tính thực tiễn cao.

Nâng cao tính hữu ích của các yếu tố hỗ trợ cơng tác thẩm định tín dụng

Thứ nhất, tiếp tục cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để kết quả xếp hạng tín dụng trở thành cơ sở tham khảo có độ tin cậy cao hơn. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hiện bao quát 52 ngành nghề và các loại hình doanh nghiệp từ mới thành lập, chưa có quan hệ vay vốn cho đến các doanh nghiệp đã hoạt động ổn định hoặc đã có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng. Tuy nhiên việc tiếp tục cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong việc đánh giá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và có hoạt động xuất nhập khẩu, vì đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp này có nhiều điểm khác biệt với các doanh nghiệp Việt Nam (về thị trường, phương thức tiêu thụ, chiến lược đầu tư, phương thức xử lý thu nhập,…).

Thứ hai, phát triển hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ việc lấy số liệu của cán bộ thẩm định. Việt rút trích số liệu về tình hình giao dịch, doanh số thanh tốn xuất nhập khẩu, thanh toán trong nước, hoạt động mua bán ngoại tệ, lợi nhuận khách hàng mang lại và các chỉ tiêu về tín dụng (dư nợ, bảo lãnh, chiết khấu, thư tín dụng,…) hiện vẫn chưa được tự động trích xuất một cách nhanh chóng từ hệ thống, và cán bộ thẩm định vẫn phải tốn khá nhiều thời gian cho cơng việc trích xuất dữ liệu. Điều này khiến quá trình thẩm định kéo dài và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng của các báo cáo tình hình các ngành kinh tế và phổ biến cho các cán bộ thẩm định tín dụng. Hiện Vietcombank thực hiện các báo cáo rà sốt tình hình của các ngành kinh tế theo định kỳ hàng năm. Các báo cáo

này cung cấp những thơng tin hữu ích cho hoạt động thẩm định, đồng thời cũng cho biết định hướng cấp tín dụng cho từng ngành nghề. Nhờ đó, khơng chỉ bộ phận thẩm định mà cả bộ phận quản lý của chi nhánh cũng có cơ sở để thực hiện việc thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên các báo cáo này nên được rà soát theo định kỳ hàng quý để kịp thời cập nhật tình hình các ngành hàng.

5.2.2.2. Từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống dữ liệu của Trung tâm thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam, đảm bảo hệ thống luôn cập nhật kịp thời mọi tình trạng nợ vay của các khách hàng về dư nợ, tình hình trả nợ, tài sản bảo đảm và các nội dung khác.

Ngoài ra Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra giám sát, hoàn thiện cơ chế kiểm sốt tín dụng đối với các ngân hàng thương mại và có chế tài thích đáng đối với các vi phạm. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng Nhà nước để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những rủi ro tiềm tàng có khả năng tổn hại đến hệ thống ngân hàng. Những bài học từ sự sụp đổ dây chuyền ngân hàng rồi đến nền kinh tế không hiếm trong lịch sử nhân loại càng cho thấy tầm quan trọng của Ngân hàng Nhà nước trong vấn đề này.

5.2.2.3. Từ các doanh nghiệp vay vốn

Các doanh nghiệp cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Việc cung cấp thơng tin chính xác, minh bạch là nghĩa vụ cần tuân thủ khi các doanh nghiệp tham gia vào mối quan hệ này. Nó giúp cho ngân hàng đánh giá được đầy đủ và chính xác khả năng hồn trả nợ vay của phương án, dự án vay vốn của doanh nghiệp. Ở chiều ngược lại, việc tích cực hợp tác cung cấp thông tin sẽ giúp các ngân hàng ra quyết định nhanh chóng hơn, doanh nghiệp có lợi ích là có thể kiểm chứng lại tính khả thi và hiệu quả của phương án, dự án của mình, đồng thời sớm được tiếp cận nguồn vốn nếu phương án, dự án đáp ứng được yêu cầu cho vay của ngân hàng.

5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài được thực hiện với giới hạn là các chi nhánh Vietcombank khu vực Đơng Nam Bộ, là khu vực có khá nhiều thuận lợi trong cơng tác tín dụng (số lượng doanh nghiệp nhiều, là khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam). Do đó khả năng tổng quát hóa của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được thực hiện với quy mô mẫu bao gồm thêm các chi nhánh ở các vùng miền khác, hoặc gồm các ngân hàng khác.

Đề tài mới chỉ nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp, trong khi đó việc cấp tín dụng cho cá nhân và hộ gia đình cũng khơng kém phần quan trọng đối với các chi nhánh Vietcombank nói riêng và các ngân hàng nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân là một hướng nghiên cứu có giá trị khác.

Căn cứ mơ hình hồi quy 4.1 có 16,3% là do sai số ngẫu nhiên hoặc các yếu tố khác ngồi mơ hình. Xã hội Việt Nam thường hướng người phụ nữ vào việc chăm sóc gia đình hơn là nam giới, do đó có thể tác động tiêu cực lên cơng việc của cán bộ thẩm định tín dụng là nữ giới. Như vậy các yếu tố khác ngồi mơ hình có thể bao gồm yếu tố về giới tính, và các nghiên cứu tiếp theo có thể xem xét thêm tác động của yếu tố giới tính lên chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2009. Nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng. Cà Mau: Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Hà Đăng Tuấn, 2014. Tác động của bất cân xứng thơng tin đến chất lượng tín

dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu. Luận văn Thạc sĩ. Trường đại học Kinh Tế

thành phố Hồ Chí Minh.

3. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu

với SPSS, tập 2. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2013.

6. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, 2015. Báo cáo tài chính hợp nhất

cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2015. Hà Nội, tháng 02 năm

2016.

7. Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, 2015. Báo cáo tài chính hợp nhất Quý IV năm 2015 theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Hệ thống Kế tốn các Tổ chức Tín dụng Việt Nam. Hà Nội, năm 2016.

8. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2004. Cẩm nang tín dụng. Hà Nội, tháng 01 năm 2004.

9. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2015. Báo cáo kết quả thực hiện

kế hoạch kinh doanh khu vực Đông Nam Bộ. Hà Nội, tháng 10 năm 2015.

10. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2015. Báo cáo tài chính hợp nhất

cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2015 và cho giai đoạn từ ngày 1 tháng 10 năm 2015 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015. Hà Nội, tháng 01 năm 2016.

11. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, 2015. Báo cáo thường niên 2015. Hà Nội, tháng 03 năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng doanh nghiệp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam khu vực đông nam bộ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)