Từ hội sở các chi nhánh NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

5.2 Các giải pháp thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ Ebanking tại các ch

5.2.2.1 Từ hội sở các chi nhánh NHTM

Để phát triển hoạt động Ebanking thì Hội sở của các NHTM đóng một vai trị quan trọng, vì Hội sở sẽ nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới, nâng cao chất lượng các dịch vụ, các chiến lược quảng bá...để các chi nhánh thực hiện. Vì thế các Hội sở NHTM cần :

Nâng cao tiềm lực tài chính

Trong những năm gần đây vốn điều lệ của các NHTM tại Việt Nam khơng ngừng tăng lên ( ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất là 3.000 tỷ đồng, cao nhất là 37.234 tỷ đồng tính đến tháng 9 năm 2015) nhưng con số này so với NH trên thế giới và trong khu vực là khá khiêm tốn và nhỏ bé. Hơn nữa để đáp ứng được quá trình hiện đại hóa ngành NH thì các NHTM phải cần nhiều vốn để có thể thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống máy móc, mua các bản quyền phần mềm công nghệ, mở rộng mạng lưới, tiếp thu các kinh nghiệm quản lý điều hành trên thế giới...Do đó các NHTM cần phải tiếp tục nâng cao năng lực tài chính để đảm bảo cho các hoạt

động đầu tư nâng cấp công nghệ cũng như đầu tư phát triển hoạt động Ebanking để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh hội nhập với quốc tế.

-Một trong những phương thức để tăng vốn điều lệ cho NHTM là việc phát hành cổ phiếu ra thị trường, tăng vốn từ việc phát hành cổ phiếu chỉ thuận lợi khi thị trường chứng khoán đang triển tốt, tuy nhiên trong thời điểm hiện nay thị trường chứng khoán và nền kinh tế vĩ mô mới dần phục hồi, việc phát hành cồ phiếu để tăng vốn các NHTM cần phải có lộ trình kỹ lưỡng và chuẩn bị chu đáo.

-Phương án tăng vốn bằng việc tìm các đối tác chiến lược cũng rất có lợi và phù hợp cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bởi vì các tổ chức nước ngồi có nhiều kinh nghiệm quản lý và tiềm lực tài chính cơng nghệ mạnh mẽ sẽ giúp cho các NH trong nước có nhiều bước phát triển. Bên cạnh đó các NH cũng có thể tăng vốn bằng cách sáp nhập các NH lại với nhau, nhưng phương án này phải địi hỏi một NH lớn có tiềm lực mạnh hơn để sáp nhập với NH yếu hơn.

-Bên cạnh đó các NH cũng có thể tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế như trường hợp của Vietinbank năm 2012 khi phát hành 250 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế. Thế nhưng phương án này chi phí khá tốn kém và dành cho các NH lớn trên thị trường và đang có tiềm lực tài chính mạnh.

-Để tăng cường sức mạnh tài chính thì các NHTM cũng cần phải tập trung giải quyết nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính. Xử lý nợ xấu hiện nay các NHTM phải đánh giá chung thực trạng, xây dựng quy trình cơ chế xử lý nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định của NH Nhà nước, tăng cường cơng tác trong q trình thẩm định, quản lý rủi ro nhằm tránh nợ xấu mới phát sinh đưa nợ xấu toàn hệ thống về mức dưới 3%.

Hạn chế rủi ro trong giao dịch

Những rủi ro có thể xảy ra trong q trình sử dụng Ebanking là nguyên nhân chính làm cản trở việc khách hàng sử dụng dịch vụ này. Vì thế để thúc đẩy dịch vụ Ebanking phát triển thì các NHTM cần phải chú trọng đến việc hạn chế các rủi ro trong hoạt động Ebanking. Nhất là trong thời điểm hiện hiện nay khi mà tội phạm công nghệ ngày càng nguy hiểm và tinh vi, các NHTM phải không ngừng tăng cưởng công tác quản lý, nhận diện giám sát rủi ro để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

-Thiết lập hoạt động quản lý rủi ro nội bộ hiệu quả : Các Hội sở phải xây

dựng quy chế quản lý rủi ro hoạt động Ebanking vào cơ chế quản lý rủi ro chung của NH. Các quy trình chính sách này phải thường xuyên được xem xét, đánh giá, nâng cấp chỉnh sửa cho phù hợp với từng giai đoạn hoạt động để đảm bảo tính phù hợp và khả năng xử lý những rủi ro phát sinh.

Các NHTM cần phải phân quyền sử dụng hệ thống Ebanking, nhằm kiểm soát dữ liệu và giám sát các hoạt động ngăn ngừa sự xâm nhập từ bên ngoài, đồng thời các NH cũng phải thiết lập cơ chế báo cáo, lịch trình cơng việc đảm bảo cơng tác an ninh và hoạt động Ebanking được thực hiện một cách hiệu quả.

Khi truy cập từ xa vào hệ thống Ebanking thì phải quy định đối tượng được phép truy cập và mục đích truy cập và cần phải được theo dõi quản lý chặt chẽ và thông qua điều khiển truy cập duy nhất. Đồng thời sử dụng mã hóa nhằm tăng tính bảo mật cho các hoạt động truy cập từ xa.

Các Hội sở cũng phải thành lập tại các chi nhánh bộ phận quản lý rủi ro, nhằm phát hiện ra sai sót, các sự cố trong hoạt động chung của chi nhánh cũng như hoạt động Ebanking để báo cáo về bộ phận quản lý rủi ro tập trung để thời thời xử lý khắc phục các sai sót xảy ra cho tồn bộ ngân hàng

Áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào các hoạt động của NH, để từ đó NH có thể nhìn nhận và đánh giá thực trạng rủi ro của NH một cách khoa học và có những biện pháp phòng ngùa kịp thời.

-Tăng cường quản lý rủi ro trong giao dịch Ebanking với khách hàng.

Trước tiên phải tăng độ tin cậy của khách hàng về các dịch vụ Ebanking để xóa bỏ các định kiến về rủi ro, các NH công bố đầy đủ các thông tin, các công nghệ mà NH đang áp dụng để khách hàng có sự đánh giá khách quan về công tác bảo mật, và các quy định của NH trước khi thực hiện các giao dịch.

Tăng cường tính bảo mật các thơng tin cho khách hàng, thường xuyên kiểm tra hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng tránh tình trạng thơng tin khách hàng bị sử dụng trái phép. Mọi truy cập phải được kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn hacker xâm nhập lấy cắp thông tin khách hàng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh

đó các NH cũng cần có quy định rõ ràng trong hợp đồng trường hợp chính khách hàng làm lộ thơng tin của bản thân để tránh ảnh hưởng xấu đến uy tín NH.

Do các giao dịch Ebanking là các giao dịch trực tuyến nên các NH cần phải chuẩn hóa các giao dịch theo một cách nhất định tránh tình trạng các giao dịch không thực hiện một cách nhất quán, dễ xảy ra các sai sót. Phải thường xuyên đảm bảo an ninh mạng phát hiện ra các giao dịch nghi ngờ để báo cho các KH có biện pháp phịng ngừa.

-Chú trọng quản lý rủi ro với bên cung ứng dịch vụ : Để triển khai các dịch vụ Ebanking cho các chi nhánh thì các NH phải hợp tác với các đối tác và các đơn vị cung ứng dịch vụ, nhưng trong đó có một số chức năng dịch vụ khơng nằm trong tầm kiểm soát trực tiếp của NH mà phụ thuộc nhiều vào các đối tác cơng nghệ, do đó cũng cần xây dựng một quy trình quản lý rủi đối với hoạt động của các đơn vị cung ứng dịch vụ và đối tác. Trong hội nhập tồn cầu, sẽ có rất nhiều đối tác cung ứng về cơng nghệ, do đó khi hợp tác với bên đối tác cần lưu ý : lường trước những rủi ro có thể phát sinh xảy ra khi hợp tác với các bên đối tác để triển khai các dịch vụ và xây dựng hệ thống Ebanking; hiểu rõ về năng lực tài chính của các đối tác trước khi quyết định hợp tác; trong hợp đồng ký kết phải rõ ràng, xác định tránh nhiệm của mỗi bên, hợp đồng phải phù hợp với luật Việt Nam và quốc tế, yêu cầu bên cung ứng phải đảm bảo về vấn đề bản quyền, cam kết duy trì và nâng cấp các phần mềm cho phù hợp trong từng giai đoạn. Ngồi ra các NH cũng nên có những phương án dự phịng cho hoạt động Ebanking không quá phụ thuộc vào một đối tác cung ứng công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)