Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

4.5 Kết quả kiểm định giả thuyết

4.5.3 Phân tích hồi quy

Phân tích tương quan hệ số Pearson

Hệ số tương quan Pearson dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến định lượng. Nếu giữa các biến có mối quan hệ chặt chẽ thì chú ý đến vấn đề đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy. Phân tích tương quan hệ số Pearson sẽ khơng có sự phân biệt giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập mà tất cả đều như nhau. (Chi tiết bảng phân tích tương quan ở phụ lục 6)

Trong ma trận hệ số tương quan, có thể thấy giữa biến phụ thuộc Quyết định sử dụng Ebanking và các biến độc lập có hệ số tương quan khá cao, thấp nhất cũng là 0,209. Qua đó có thể kết luận những biến độc lập này là khá phù hợp có thể đưa vào mơ hình để giải thích cho biến phụ thuộc.

Phân tích hồi quy

Bước tiếp theo sau khi phân tích nhân tố, nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy. Mơ hình hồi quy trong bài nghiên cứu là mơ hình hồi quy đa biến nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi quy sẽ cho thấy mức tác động của từng yếu tố và mức giải thích của các biến độc lập.

Phân tích hồi được thực hiện với 7 nhân tố độc lập và biến phụ thuộc là Quyết định sự dụng dịch vụ Ebanking, phương pháp được dùng để phân tích hồi quy là phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter). Giá trị của các biến dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của những biến quan sát, mơ hình được viết lại như sau :

UE = β + β1*PU + β2* PEU + β3*SN+ β4*PBC +β5*ATT + β6*PR + β7*IB + ε

Trong đó :

UE : Quyết định sử dụng Ebanking PU : Nhận thức sự hữu ích PEU : Nhận thức sự dễ dàng sử dụng SN : Chuẩn chủ quan PBC : Nhận thức kiểm soát hành vi ATT : Thái độ

PR : Cảm nhận rủi ro IB : Hình ảnh ngân hàng βi : các hệ số hồi quy i>0 β : hằng số

Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu

H1 : Nhận thức sự hữu ích tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking H2 : Nhận thức sự dễ dàng sử dụng tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking

H 3: Chuẩn chủ quan tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking

H4 : Nhận thức kiểm soát hành vi tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking

H5 : Thái độ tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking

H6 : Cảm nhận rủi ro tác động nghịch biến đến quyết định sử dụng Ebanking H7 : Hình ảnh ngân hàng tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy

Đánh giá độ phù hợp của mơ hình ta xem xét hệ số R bình phương hiệu chỉnh. Kết quả chạy hồi quy cho thấy mơ hình có R bình phương bằng 0,519 và R bình

phương hiệu chỉnh là 0,507. Điều này có nghĩa là 7 biến độc lập trong mơ hình giải thích được 50,7% độ biến thiên của biến phụ thuộc hay nói cách khác độ thích hợp của mơ hình là 50,7%. Với giá trị này thì độ phù hợp của mơ hình trong bài nghiên cứu là chấp nhận được

Bảng 4.14 : Tóm tắt kết quả hồi quy

Mơ hình R R Bình phương R bình phương đã điều chỉnh Sai số chuẩn ước lượng Durbin- Watson 1 0,720(a) 0,519 0,507 0,33087 1,926

a Predictors: (Constant), IB, SN, PR, PBC, PU, PEU, ATT b Dependent Variable: UE

Nguồn : Xử lý số liệu bằng SPSS của tác giả

Kiểm định độ phù hợp của mơ hình

Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy ta sử dụng cơng cụ kiểm định F và t-test thơng qua phân tích phương sai ANOVA.

Bảng 4.15 : Phân tích phương sai

Mơ hình

Tổng bình phương

Df Sai số chuẩn của ước lượng

F Sig.-Mức ý nghĩa

1 Hồi quy 34,112 7 4,873 44,513 0,000(a)

Phần dư 31,639 289 0,109

Tổng cộng 65,752 296

a Predictors: (Constant), IB, SN, PR, PBC, PU, PEU, ATT b Dependent Variable: UE

Nguồn : Xử lý số liệu bằng SPSS của tác giả

Phân tích ANOVA cho thấy F có sig. bằng 0,000 nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ mơ hình là phù hợp với dữ liệu thu thập được, các biến độc lập đưa vào đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Bảng 4.16 : Các thơng số thống kê từng biến

Mơ hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn hóa Đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Gía trị t Sig.- Mức ý nghĩa Tolerance VIF 1 (Constant) 0,938 0,311 3,021 0,003 PU 0,180 0,034 0,226 5,359 0,000 0,938 1,066 PEU 0,171 0,036 0,206 4,727 0,000 0,881 1,135 SN 0,096 0,031 0,128 3,100 0,002 0,975 1,025 PBC 0,116 0,032 0,153 3,639 0,000 0,942 1,061 ATT 0,162 0,040 0,193 4,017 0,000 0,722 1,384 PR -0,199 0,049 -0,195 -4,041 0,000 0,715 1,398 IB 0,218 0,037 0,254 5,817 0,000 0,876 1,142 a Dependent Variable: UE

Để đảm bảo các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc ta kiểm định t. Với giả thuyết H0 : các hệ số hồi quy của các biến độc lập β = 0 với độ tin cậy 95%. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy: giá trị sig. của 7 biến độc lập PU, PEU, SN, PBC, ATT, PR, IB đều nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05 (5%) nên bác bỏ H0 hay tất cả các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc và được sử dụng trong mơ hình.

Kiểm tra đa cộng tuyến và tự tương quan

Ngoài ra đảm bảo cho mơ hình có ý nghĩa, ta cần kiểm định thêm đa cộng tuyến và tự tương quan. Để kiểm tra đa cộng tuyến căn cứ vào độ chấp nhận của biến Tolenrance và hệ số phóng đại phương sai VIF. Kết quả chạy hồi quy cho thấy hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 và Tolerance lớn hơn 0,1. Mơ hình khơng bị đa cộng tuyến khi hệ số VIF nhỏ hơn 2 và Tolerance lớn hơn 1, do đó có thể bác bỏ giả thuyết mơ hình bị đa cộng tuyến. Và hệ số Durbin Watson bằng 1,926 nằm trong khoảng từ 0 đến 3 vì thế chứng tỏ trong mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan.

Như vậy qua các kiểm định mơ hình hồi quy xây dựng trong bài nghiên cứu là

đảm bảo độ phù hợp, các biến độc lập giải thích được biến phụ thuộc trong mơ hình.  Kết quả phân tích hồi quy.

Qua kết quả phân tích hồi quy và các kiểm định, cho thấy cả 7 yếu tố độc lập đều có ý nghĩa trong mơ hình, và đều có tác động đến biến phụ thuộc Quyết định sử dụng Ebanking, mơ hình được thể hiện qua phương trình hồi qui sau :

UE = 0,938 + 0,226PU + 0,206PEU + 0,128SN + 0,153PBC + 0,193ATT –

0,195 PR + 0,254IB

Mơ hình này giải thích được 50,7% sự thay đổi của biến Quyết định sử dụng Ebanking là do 7 biến độc lập trong mơ hình, cịn lại 49,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bằng các biến bên ngồi. Kết quả hồi quy cho thấy Hình ảnh ngân hàng có ảnh hưởng lớn nhất đến Quyết định sử dụng Ebanking (β=0,254), tiếp đến là biến Nhận thức sự hữu ích (β=0,226), biến Nhận thức sự dễ dàng sử dụng (β=0,206), kế đến là biến Thái độ (β=0,193), biến Kiểm soát hành vi

(β=0,153), tiếp theo là biến Chuẩn chủ quan (β=0,128), cuối cùng là biến Cảm nhận rủi ro (β=-0,195). Các biến có hệ số beta dương IB, PU, PEU, SN, PBC, ATT điều này chứng tỏ các biến này có tác động cùng chiều với biến Quyết định sử dụng Ebanking, có nghĩa là khi các yếu tố này tăng lên hay sự khách hàng hài lòng về các yếu tố này tăng thì Quyết định sử dụng Ebanking của khách hàng sẽ tăng lên. Biến PR có hệ số beta âm điều đó có nghĩa là biến này có tác động ngược chiều với biến phụ thuộc, khi cảm nhận rủi ro của khách hàng tăng lên họ sẽ có hành động tiêu cực, không quyết định sử dụng dịch vụ Ebanking của Ngân hàng.

Hình 4.1 : Các nhân tố ảnh hưởng đến Quyết định sử dụng Ebanking

Nguồn : Nghiên cứu của tác giả

Kết quả kiểm định giả thuyết các giả thuyết

Qua quá trình khảo sát các khách hàng sử dụng dịch vụ Ebanking tại Đồng Nai và qua phân tích hồi qui mơ hình cho thấy các giả thuyết của mơ hình được đưa ra trong bài đều phù hợp và được chấp nhận. Các biến IB, PU, PEU, SN, PBC, ATT có tác động dương Quyết định sử dụng Ebanking, biến PR có tác động âm đến Quyết định sử dụng Ebanking. Tóm tắt các kết quả kiểm định giả thuyết được thể hiện qua bảng 4.17 : Nhận thức sự hữu ích Nhận thức sự dễ dàng sử dụng Chuẩn chủ quan Nhận thức kiểm soát hành vi Thái độ Cảm nhận rủi ro Hình ảnh ngân hàng +0,226 +0,206 +0,128 +0,153 +0,193 -0,195 +0,254 Quyết định sử dụng Ebanking

Bảng 4.17 : Kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết Kết quả

kiểm định

H1 : Nhận thức sự hữu ích tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking Chấp nhận H2 : Nhận thức sự dễ dàng sử dụng tác động đồng biến đến quyết định sử dụng

Ebanking

Chấp nhận H 3: Chuẩn chủ quan tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking Chấp nhận H4 : Nhận thức kiểm soát hành vi tác động đồng biến đến quyết định sử dụng

Ebanking

Chấp nhận H5 : Thái độ tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking Chấp nhận H6 : Cảm nhận rủi ro tác động nghịch biến đến quyết định sử dụng Ebanking Chấp nhận H7 : Hình ảnh ngân hàng tác động đồng biến đến quyết định sử dụng Ebanking Chấp nhận

Nguồn : Nghiên cứu của tác giả

4.5.4 Kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định sử dụng Ebanking.

Mục đích để kiểm tra xem có sự khác biệt hay khơng về quyết định sử dụng Ebanking giữa nam và nữ, giữa các độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp, thâm niên công tác và thu nhập. Để kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Independent T- test , còn các kiểm định cịn lại do có từ 3 nhóm trở lên sẽ sử dụng phân tích phương sai ANOVA với độ tin cậy 95%. ( Chi tiết ở phụ lục 6)

Kết quả kiểm định như sau :

Về giới tính :

Trong kiểm định Independent T- test, ta cần dựa vào kiểm định Levene với giả thuyết phương sai của hai tổng thể bằng nhau. (Phương sai thể hiện sự đồng đều hoặc không đồng đều của dữ liệu). Kết quả kiểm định Levene ta thấy giá trị sig = 0,000 nhỏ hơn 0,5 nên bác bỏ giả thuyết cho thấy phương sai giữa hai giới tính khác nhau. Do đó để kiểm định Independent T- test ta dùng kết quả Equal variances not assumed có giá trị sig. = 0.011 <0.05. Như vậy có sự khác biệt giữa giới tính với quyết đinh sử dụng Ebanking, giá trị trung bình của biến phụ thuộc UE cho thấy nam ( trung bình 3,36) sử dụng Ebanking nhiều hơn nữ giới.

Kết quả kiểm định Test of Homogeneity of Variances với sig. = 0,092 > 0,05 cho thấy phương sai đánh giá về Quyết định sử dụng Ebanking của 4 nhóm tuổi khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, nên phân tích ANOVA sử dụng được. Tiếp theo kết quả kiểm định ANOVA, có mức ý nghĩa sig. = 0,001 < 0,05. Như vậy có thể kết luận ở độ tin cậy 95% có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với quyết định sử dụng Ebanking.

Về trình độ

Kết quả kiểm định Test of Homogeneity of Variances với sig. = 0,291 > 0,05 cho thấy phương sai đánh giá về Quyết định sử dụng Ebanking giữa các nhóm trình độ khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, nên phân tích ANOVA sử dụng được. Tiếp theo kết quả kiểm định ANOVA, có mức ý nghĩa sig. = 0,001 < 0,05. Như vậy có thể kết luận ở độ tin cậy 95% có sự khác biệt giữa các nhóm trình độ với quyết định sử dụng Ebanking.

Về nghề nghiệp

Kết quả kiểm định Test of Homogeneity of Variances với sig. = 0,723 > 0,05 cho thấy phương sai đánh giá về Quyết định sử dụng Ebanking giữa các nhóm nghề nghiệp khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, nên phân tích ANOVA có thể sử dụng được. Tiếp theo kết quả kiểm định ANOVA, có mức ý nghĩa sig. = 0,68 > 0,05. Như vậy có thể kết luận ở độ tin cậy 95% khơng có sự khác biệt giữa các nhóm nghề nghiệp với quyết định sử dụng Ebanking.

Về thâm niên công tác

Kết quả kiểm định Test of Homogeneity of Variances với sig. = 0,218 > 0,05 cho thấy phương sai đánh giá về Quyết định sử dụng Ebanking giữa các nhóm thâm niên cơng tác không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, nên phân tích ANOVA có thể sử dụng được. Tiếp theo kết quả kiểm định ANOVA, có mức ý nghĩa sig. = 0,03 < 0,05. Như vậy có thể kết luận ở độ tin cậy 95% có sự khác biệt giữa các nhóm thâm niên cơng tác với quyết định sử dụng Ebanking

Về thu nhập

Kết quả kiểm định Test of Homogeneity of Variances với sig. = 0,087 > 0,05 cho thấy phương sai đánh giá về Quyết định sử dụng Ebanking giữa các nhóm thu

nhập không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, nên phân tích ANOVA sử dụng được. Tiếp theo kết quả kiểm định ANOVA, có mức ý nghĩa sig. = 0,012 < 0,05. Như vậy có thể kết luận ở độ tin cậy 95% có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập với quyết định sử dụng Ebanking.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu chính của bài là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Đồng thời trình bày mơ hình nghiên cứu, các biến độc lập và biến phụ thuộc, thống kê mô tả những đối tượng được khảo sát. Tiếp theo tiến hành phân tích độ tin cậy của thang đo, loại đi những biến quan sát khơng phù hợp sau đó tiến hàng phân tích nhân tố khám phá

Kết quả chạy phân tích hồi quy và các kiểm định cho mơ hình ra 7 biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc Quyết định sử dụng dịch vụ Ebanking của các KH trên địa bàn tỉnh Đồng Naivới mức độ tác động từ mạnh đến yếu dần đó là Hình ảnh ngân hàng (β=0,254), Nhận thức sự hữu ích (β=0,226), Nhận thức sự dễ dàng sử dụng (β=0,2016), Thái độ (β=0,193), Kiểm soát hành vi (β=0,153), Chuẩn chủ quan (β=0,128), cuối cùng Cảm nhận rủi ro (β=-0,195) . Bên cạnh đó kết quả kiểm định T-test và ANOVA cũng cho thấy có sự khác biệt giữa giới tính, trình độ, độ tuổi, thâm niên công tác, thu nhập với Quyết định sử dụng Ebanking, trong khi đó giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau khơng có sự khác biệt đối với Quyết định sử dụng Ebanking.

CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC CHI

NHÁNH NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

5.1 Định hướng phát triển các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 đến năm 2020

5.1.1 Định hướng phát triển chung

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua gần 30 năm đổi mới và phát triển đã đạt được nhiều kết quả nhất định, đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015 ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực và phát triển bền vững góp phần quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước. Vì thế trong giai đoạn mới ngành ngân hàng cần phải tập trung phấn đấu năng cao năng lực hoạt động và năng lực tài chính để bắt kịp trình độ phát triển của các ngân hàng trong khu vực và thế giới, định hướng mục tiêu phát triển của hệ thống ngân hàng là :

-Xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh, ổn định và an tồn : là hệ

thống có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngồi hệ thống mà khơng gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Khu vực ngân hàng phải phát triển ổn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)