CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.2.1. Thống kê mô tả
Thống kê mô tả theo đối tượng khảo sát
Sau khi thu thập toàn bộ Bảng câu hỏi và tiến hành nhập liệu vào phần mềm thống kê
SPSS 22.0, kết quả thu được tham chiếu đến phụ lục 09. Trong đó: Thống kê theo giới tính
Tỷ lên nam giới được khảo sát là 46 người chiếm 32.9%, nữ là 94 chiếm 67.1%. Theo đơn vị công tác
Trong 140 phiếu khảo sát thu về có 26.4% thuộc Đơn vị Hành chính; 20.7% thuộc Đơn vị sự nghiệp khơng có hoạt động sản xuất kinh doanh; 23.6% thuộc Đơn vị sự nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh; 1.4% thuộc đơn vị Kho bạc; 8.6% thuộc Tổ chức đoàn thể và 19.3% thuộc Tổ chức khác do Nhà nước quản lý.
Theo lĩnh vực hoạt động
Trong 140 phiếu khảo sát thu về có 32.2% số người cơng tác trong ngành Giáo dục, đào tạo, tay nghề; 60% số người công tác trong các Hoạt động khác thuộc Nhà nước quản lý; 2.1% số người công tác trong Kho bạc Nhà nước; 0.7% số người công tác trong ngành Kiểm tốn Nhà nước; 1.4% số người cơng tác trong ngành Văn hóa thể thao và 3.6% số người công tác trong ngành Y tế.
Theo vị trí cơng tác
Trong 140 phiếu khảo sát thu về có 25.7% số người là Giảng viên; 60.7% số người là Kế toán viên; 2.9% số người là Kiểm toán viên; 5.0% số người là Cán bộ quản lý và 5.7% số người Cơng tác tại các vị trí khác.
Thống kê mô tả các biến quan sát
Bảng tổng hợp thống kê về số lượng các đáp án, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của từng biến quan sát được tham chiếu trong phụ lục 10. Kết quả thống kê cho thấy:
- Biến phụ thuộc – “Chuyển đổi CSKT” với 3 biến quan sát có giá trị trung bình
của các thang đo rất cao, trên 4.0. Điều này cho thấy các đối tượng khảo sát đều đồng ý với việc chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực cơng đem lại nhiều lợi ích.
- Biến độc lập: 7 nhân tố với 25 biến quan sát. Kết quả cho thấy tất cả các thang
đo cho biến độc lập đều có giá trị trung bình khá cao, dao động từ 3.91 – 4.25. Điều này chứng tỏ các đối tượng khảo sát đánh giá cao sự tác động của các thang đo này đến biến phụ thuộc.