Khung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công việt nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 58 - 62)

Khung nghiên cứu bao gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Mơ hình các nhân tố thực sự ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

TRƯỚC VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Các nghiên cứu trước có liên quan tới lợi ích của CSKT dồn tích cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới việc

chuyển đổi MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác định các nhân tố tác động tới việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt

Nam

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU

Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển đổi

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH: tiếp cận hệ thống, tổng hợp, phân tích và so sánh, phỏng vấn chuyên gia NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG: thống kê mô tả, Kiểm định thang

đo, hồi quy tuyến tính… BẢNG CÂU

HỎI KHẢO SÁT

TRÌNH BÀY KẾT QUẢ Tổng hợp kết quả thu được Phân tích và bàn luận về kết quả

Giai đoạn này, tác giả tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình, bao gồm: các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến chuyển đổi CSKT dồn tích; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả tổng hợp, đánh giá, phân loại các nhân tố đã được đề cập. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích ở Việt Nam. Từ đó, xây dựng nên mơ hình nghiên cứu ban đầu. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là: phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, phân tích và so sánh, phỏng vấn chuyên gia…

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng

Sau khi có mơ hình nghiên cứu ban đầu, tác giả tiến hành khảo sát thông qua Bảng câu hỏi, tiếp đó sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và các công cụ hỗ trợ nghiên cứu nhằm tạo ra một quy trình phân tích định lượng chặt chẽ. Từ đó, giúp tác giả có một cơ sở vững chắc hơn trong việc xác định những nhân tố thực sự ảnh hưởng đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực cơng Việt Nam.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu định tính

 Phương pháp tiếp cận hệ thống, tổng hợp, phân tích và so sánh

Các phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm tiếp cận với các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến việc phát hiện các nhân tố tác động đến chuyển đổi CSKT dồn tích tại các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng trong điều kiện vận dụng IPSAS; nghiên cứu xu hướng cải cách kế toán KVC và bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc chuyển đổi CSKT dồn tích. Sau đó, thơng qua phỏng vấn chuyên gia, tác giả tổng hợp, so sánh và đánh giá những nhân tố có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi.

 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Thực hiện phương pháp này, tác giả có cuộc trao đổi với các chuyên gia, đặc biệt là những người đã và đang giảng dạy, công tác nhiều năm trong lĩnh vực kế tốn cơng. Q trình phỏng vấn được tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Cuộc phỏng vấn xoay quanh nội dung: quan điểm riêng của họ về những nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC tại Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Kết quả cho thấy hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với những nhân tố và biến quan sát tác giả kế thừa. Đồng thời, căn cứ vào thực trạng kế tốn khu vực cơng Việt Nam hiện nay, các chuyên gia gợi ý cho tác giả một vài yếu tố có tác

động đến việc chuyển đổi CSKT. Như vậy, các cuộc trao đổi này giúp tác giả có sự nhìn nhận đúng đắn về các nhân tố thực sự đang tác động đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích.

- Danh sách các chuyên gia [Tham chiếu phụ lục 04] - Nội dung phỏng vấn [Tham chiếu phụ lục 05] - Tổng hợp kết quả phỏng vấn [Tham chiếu phụ lục 06]

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

 Phương pháp thống kê mô tả

Từ bảng tổng hợp các nhân tố và thang đo dự thảo được tổng hợp từ quá trình nghiên cứu tài liệu [Tham chiếu bảng 3.1, chương 3], kết hợp với lấy ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng bảng tổng hợp các nhân tố tác động và thang đo chính thức [Tham chiếu bảng 4.1, chương 4]. Từ đó, làm cơ sở để thiết kế Bảng câu hỏi nhằm mở rộng việc khảo sát đến nhiều đối tượng đang tham gia cơng tác trong lĩnh vực kế tốn cơng về những nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích. Từ kết quả khảo sát tác giả tiến hành thống kê mô tả và củng cố quan điểm đánh giá của mình.

 Tiếp theo, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 với cơng cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế tốn dồn tích KVC Việt Nam. Qui trình thực hiện thống kê trên mơ hình EFA như sau:

Bước 1: Kiểm định thang đo

Tác giả dùng hệ số Cronbach alpha để đo lường tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo để đo lường cùng một khái niệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số Cronbach's Alpha nằm trong đoạn (0.6 – 0.9) và Hệ số tương quan biến tổng >= 0.3 thì biến đó đạt u cầu.

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Mục đích của việc phân tích EFA là để: loại nhân tố giả, đánh giá độ tin cậy đối với giá trị của các thang đo, khám phá (thang đo mới) và khẳng định (điều chỉnh thang đo đã có). Kiểm định nhân tố khám phá bao gồm:

- Kiểm định tính thích hợp của EFA: thước đo KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Nếu chỉ số KMO nằm trong khoảng 0.5 < KMO < 1 thì chứng tỏ phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu thực tế. (Hair và cộng sự, 1998).

- Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát: kiểm định Bartlerrs xem xét giả thuyết: Ho: mức tương quan giữa các biến bằng 0. Nếu kiểm định này có ý nghĩa

thống kê (Sig < 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhân tố. (Trọng & Ngọc, 2008).

- Kiểm định phương sai trích (% cumulative variance) của các yếu tố: phương pháp trích PCA (principal component) cùng phép xoay vng góc (varimax) được tác giả sử dụng khi cần trích nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất để phục vụ cho mục tiêu dự báo tiếp theo (Hair & các cộng sự, 2006). Mơ hình chỉ hợp lý khi tổng phương sai trích (total variance extracted) của các nhân tố ≥ 50%.

- Các biến quan sát thỏa mãn bốn điều kiện: Kiểm định Cronbach's Alpha, Kiểm định KMO, Kiểm định Bartlerrs và Kiểm định phương sai trích sẽ được chấp nhận. Nếu biến quan sát nào không thỏa mãn sẽ bị loại ra khỏi mơ hình. Mơ hình tiếp tục quy trình kiểm định các nhân tố còn lại. Cuối cùng chỉ còn lại các biến quan sát thỏa mãn. Sau đó, thực hiện phân tích EFA riêng cho hai nhóm biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bước 3: Phân tích tương quan

Được sử dụng để kiểm định mối tương quan tuyến tính giữa các biến trong mơ hình (giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, giữa các biến độc lập với nhau) vì điều kiện để hồi quy là trước nhất phải tương quan. Trong bài, hệ số tương quan Pearson được tính tốn nhằm lượng hóa mức độ chặt chẽ trong mối liên hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, giá trị tuyệt đối của hệ số này càng gần 1 thì hai biến này có tương quan càng chặt chẽ (Trọng & Ngọc, 2008). Đồng thời, hiện tượng đa cộng tuyến cũng sẽ được xem xét. Theo (Hair& ctg 2006) nếu VIF > 10 có hiện tượng đa cộng tuyến tức là các biến độc lập có tương quan với nhau và mơ hình phân tích đo lường khơng chính xác mức độ tác động của các biến trong mơ hình.

Bước 4: Phân tích hồi quy đa biến

Nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Bao gồm:

- Kiểm định hệ số hồi quy: khi kiểm định các biến sig < 0.05 thì các biến này có mối tương quan và có ý nghĩa với chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế.

- Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình.

- Phân tích phương sai (ANOVA). Điều kiện giá trị Sig < 0.05

3.3. Mơ hình nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu

Với “Chuyển đổi CSKT” là biến phụ thuộc, bảy nhân tố được trình bày ở trên là biến độc lập. Mơ hình nghiên cứu được khái quát như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công việt nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 58 - 62)