Mơ hình lý thuyết hành vi dự định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công việt nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 55 - 58)

Ứng dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu: hành vi chuyển đổi CSKT dồn tích

KVC chịu sự ảnh hưởng bởi ba yếu tố: thứ nhất, thái độ của các đối tượng có liên quan (các chính trị gia, chính phủ, kế tốn, kiểm tốn viên…) Nếu các đối tượng này có niềm tin và đánh giá tích cực đối với lợi ích của việc chuyển đổi thì sẽ tác động tích cực đến ý định chuyển đổi. Thứ hai, nếu các đối tượng này tự nhận thức hay bị các sức ép xã hội (khủng hoảng tài chính, bê bối tài chính…) tác động đến nhận thức rằng việc chuyển đổi là cấp thiết (chuẩn chủ quan) thì cũng sẽ tác động tích cực tới hành vi chuyển đổi. Thứ ba, căn cứ vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện việc chuyển đổi, các đối tượng sẽ xem xét và đánh giá lại liệu việc thực hiện là khó khăn hay thuận lợi (kiểm soát cảm nhận hành vi). Ba yếu tố này khiến cho đối tượng có xu hướng muốn chuyển đổi CSKT dồn tích. Từ đó, hình thành nên hành vi chuyển đổi thực sự.

Dựa vào lý thuyết này tác động đến việc xử lý các nhân tố: thơng qua hai lý thuyết

trên, ta có thể thấy được các nhân tố: nhận thức sự cần thiết của chuyển đổi CSKT dồn tích (thái độ), sự sẵn sàng chuyển đổi (chuẩn chủ quan), điều kiện thực hiện việc chuyển đổi (kiểm soát hành vi cảm nhận) sẽ tác động tới chuyển đổi CSKT dồn tích KVC. Thơng qua lý thuyết này, có thể thấy rằng để chuyển đổi CSKT dồn tích KVC thành cơng, cần có những biện pháp thiết thực tác động tới ba nhân tố trên.

2.5.2. Kinh tế học thể chế

Nội dung lý thuyết: Trong bài nghiên cứu về “Thế chế, kinh tế học thể chế và cải

cách ở Việt Nam”, tác giả Võ Trí Thành đã đưa ra một số nội dung về kinh tế học thể chế như sau: theo tác giả, một trong những định nghĩa đầu tiên về thể chế là do Thorstein Veblen đưa ra vào năm 1914. Theo Thorstein Veblen, thể chế là tính qui chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản, và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngồi khống chế. Sau đó, North (1991, 1997) thể hiện rõ ràng và cụ thể hơn quan niệm về thể chế: Thể chế bao gồm những ràng buộc phi

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Kiểm sốt hành vi cảm nhận

chính thức (điều thừa nhận, cấm đốn theo phong tục, tập quán, truyền thống, và đạo lý), những quy tắc chính thức (hiến pháp, luật, quyền sở hữu) và hiệu lực thực thi chúng.

Kinh tế học thể chế có hai trường phái chủ yếu là kinh tế học thể chế cũ (Old Institutional Economics) và kinh tế học thể chế mới (New Institutional Economics). Kinh tế học thể chế cũ ra đời ở Mỹ vào các thập niên thứ hai - thứ ba của thế kỷ 20. Kinh tế học thể chế mới đã ra đời và phát triển tương đối mạnh mẽ trong những thập niên lại đây. Tuy vẫn dựa trên một số giả định cơ bản của học thuyết tân cổ điển, Kinh tế học thể chế (mới) cho rằng suy diễn hành vi và các quan hệ trao đổi phải tính đến: (i) hợp đồng ràng buộc và chế tài thực hiện quyền sở hữu; (ii) thông tin trên thực tế là bất đối xứng và sự tồn tại chi phí giao dịch (để thực hiện các hợp đồng); và (iii) chất lượng hàng hóa (thay vì chỉ lưu tâm đến các khía cạnh số lượng và giá cả). Về thực chất Kinh tế học thể chế (mới) có thể được xem như một học thuyết về hành vi của con người và tổ chức kết hợp với lý luận về quyền sở hữu, thơng tin bất đối xứng, và chi phí giao dịch.

Ứng dụng lý thuyết vào đề tài nghiên cứu: Trong khu vực công, trước hết, về

phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý, chúng ta biết rằng NSNN thuộc sở hữu tồn dân, Quốc hội, Chính phủ là những người đại diện cho công chúng trao quyền quản lý và sử dụng NSNN cho các cơ quan quản lý Nhà nước. Thứ hai, về thông tin bất cân xứng và chi phí giao dịch, thì thủ trưởng các đơn vị cơng, chính quyền và quan chức ở cấp thấp, cấp trực tiếp sử dụng tài chính cơng là bên đại diện ln có lợi thế trong việc thu thập, xử lý, cung cấp thông tin tại đơn vị cơng. Trong khi đó Quốc hội và chính quyền, quan chức ở cấp cao là bên ủy thác, ở vào thế mong muốn có được thơng tin trung thực, hữu ích tại đơn vị cơng để ra quyết định. Đặc tính này cho thấy giữa bên ủy thác và bên đại diện tồn tại mối quan hệ thơng tin bất cân xứng. Chính tính bất cân xứng đó khiến quan hệ ủy thác - đại diện ln tồn tại một chi phí đại diện. Như vậy, để chi phí đại diện bé nhất địi hỏi Quốc hội, Chính phủ phải thiết lập các chuẩn mực và cải cách yêu cầu các cơ quan chính quyền các cấp tuân thủ.

Dựa vào lý thuyết này tác động đến việc xử lý các nhân tố: thông qua kinh tế học

thể chế, ta thấy rằng việc chuyển đổi CSKT khu vực công (hành vi) sẽ chịu ảnh hưởng bởi quyền sở hữu, thơng tin bất đối xứng và chi phí giao dịch. Để hạn chế được ba vấn đề trên, Quốc hội và Chính phủ đóng vai trị vơ cùng quan trọng, khơng chỉ hỗ trợ về mặt chính trị thơng qua việc đồng lòng, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi mà cịn tăng cường trách nhiệm tài chính thơng qua việc ra quyết định và giám sát tài chính, đặc biệt là NSNN… Tóm lại, tăng cường vai trị của quốc hội và chính phủ là nhân tố quan trọng cần tác động để chuyển đổi CSKT dồn tích khu vực cơng được thành công.

Kết luận chương 2

Trong chương này, trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu trước, tác giả làm rõ các nội dung sau đây:

- Nghiên cứu các lý thuyết nền liên quan đến khu vực cơng, kế tốn cơng, vai trị của hai lĩnh vực này. Các nghiên cứu này giúp tác giả nhìn nhận đúng đắn vai trị của kế tốn cơng trong mối quan hệ với khu vực công.

- Nghiên cứu về chuẩn mực kế toán cơng quốc tế, mục đích và mục tiêu của IPSAS.

- Nghiên cứu các cơ sở kế toán của IPSAS về các mặt khái niệm, ưu nhược điểm của từng cơ sở kế toán. So sánh hai cơ sở kế toán để làm rõ sự cần thiết phải chuyển đổi cơ sở kế tốn dồn tích.

- Tìm hiểu về những nhân tố tác động đến q trình chuyển đổi cơ sở kế tốn dồn tích cho các đơn vị kế tốn trong khu vực cơng được kế thừa từ những nghiên cứu trước. - Ngồi ra, để có cơ sở khoa học trong q trình nghiên cứu, tác giả vận dụng một số lý thuyết nền tảng nghiên cứu về hành vi như: Lý thuyết hành động hợp lý và lý thuyết hành vi dự định, Kinh tế học thể chế, tìm hiểu ứng dụng của các lý thuyết và các nhân tố hình thành từ các lý thuyết đó.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả sử dụng đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để hồn thành mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi CSKT dồn tích KVC Việt Nam trong điều kiện vận dụng IPSASs. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính khái qt hóa các lý thuyết nghiên cứu, phỏng vấn chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi CSKT. Phương pháp nghiên cứu định lượng kiểm định các nhân tố đã được tổng hợp trong phạm vi rộng hơn nhằm xác định rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố làm cơ sở cho các đề xuất phía sau.

3.1. Khung nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến việc chuyển đổi cơ sở kế toán dồn tích cho các đơn vị kế toán trong khu vực công việt nam khi vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)