Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2016) đã đưa ra các thủ thuật (công cụ) chủ yếu được áp dụng phổ biến tại Việt Nam mà nhà quản trị có thể sử dụng để thực hiện quản trị lợi nhuận thơng qua việc lựa chọn chính sách kế tốn, bao gồm: thay đổi chính sách kế tốn áp dụng, thơng qua việc trích lập và hồn nhập các khoản dự phịng tổn thất tài sản, thơng qua việc lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, thông qua các khoản trích trước và phân bổ, thông qua các khoản dự phòng phải trả, và thơng qua việc ước tính tỷ lệ hoàn thành hợp đồng và ghi nhận doanh thu, chi phí đối với hợp đồng dài hạn.
2.4.1. Thay đổi chính sách kế tốn áp dụng.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam đưa ra một số phương pháp kế tốn, chính sách kế tốn và cho phép doanh nghiệp được lựa chọn chính sách phù hợp với doanh nghiệp mình. Ví dụ: Các phương pháp tính giá hàng tồn kho (nhập trước xuất trước, bình quân gia quyền, thực tế đích danh); các phương pháp khấu hao tài sản cố định (phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm),... Tuy nhiên, khi lựa chọn chính sách kế tốn nào thì phải áp dụng nhất quán, để đảm bảo thông tin trình bày trên BCTC có khả năng so sánh được, nếu thay đổi chính sách cần thuyết minh về sự thay đổi này. Chính việc có nhiều cơ hội lựa chọn chính sách kế tốn, nên nhà quản lý có thể đưa vào áp dụng chính sách kế tốn thích hợp nhất theo xét đốn chủ quan của nhà quản lý, để phục vụ cho các mục tiêu định trước của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
2.4.2. Thơng qua việc trích lập và hồn nhập các khoản dự phòng tổn thất tài sản
Kế toán Việt Nam cho phép, doanh nghiệp thực hiện việc lập dự phòng tổn thất tài sản liên quan đến bốn nhóm tài sản. Đó là, dự phòng giảm giá chứng
khốn kinh doanh, dự phịng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, dự phòng phải thu khó địi và dự phịng giảm giá hàng tồn kho. Để thơng tin tài sản được trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được, thì trước khi lập BCTC doanh nghiệp cần xem xét lại giá trị các khoản mục tài sản này. Việc xác định mức dự phòng tổn thất cần lập để tiến hành trích lập thêm hay hồn nhập dự phịng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, có yếu tố xét đoán chủ quan của nhà quản lý và người làm cơng tác kế tốn tại đơn vị. Một khi điều này xảy ra, sẽ tạo cơ hội cho nhà quản lý can thiệp, tác động đến giá trị tài sản và khoản mục chi phí trình bày trên BCTC, từ đó chi phối đến thu nhập của doanh nghiệp.
2.4.3. Thông qua việc lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. dang.
Theo quy định, khi tính giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng một trong các phương pháp xác định trị giá sản phẩm dở dang, như: Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính, đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đánh giá theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương,... Thực ra đây là cơng việc tính tốn, phân bổ chi phí cho các sản phẩm chưa hoàn thành. Công việc này trực tiếp tác động đến giá thành sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời gián tiếp tác động đến khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, tính chất của các khoản mục chi phí, để nhà quản lý lựa chọn và sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp. Điều này mang đến cơ hội cho nhà quản lý, lựa chọn phương pháp đánh giá “có lợi nhất” để tác động đến thu nhập của doanh nghiệp, nhằm đạt được những mục đích riêng nhất định.
2.4.4. Thơng qua các khoản trích trước và phân bổ
Để đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán, chế độ kế toán cho phép doanh nghiệp sử dụng các kỹ thuật trích trước hoặc phân bổ, để xử lý các khoản
mục chi phí liên quan đến nhiều kỳ kế tốn. Thí dụ, để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, quy định cho phép doanh nghiệp được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo thơng qua việc trích trước chi phí. Hay kỹ thuật này còn được sử dụng để trích trước chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa vụ, trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán,... Việc trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính tốn một cách chặt chẽ và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Bên cạnh đó, quy định cịn cho phép doanh nghiệp treo lại các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế tốn (như chi phí trả trước về th cơ sở hạ tầng, Chi phí thành lập doanh nghiệp, Cơng cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán,...) để kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau. Đồng thời, quy định cũng nêu rõ việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ kế tốn, phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí, để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định cơ sở để trích trước chi phí cũng như việc lựa chọn phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý thì khơng giống nhau giữa các doanh nghiệp. Bởi điều này, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả sự can thiệp chủ quan của nhà quản lý. Do đó, đây cũng là một trong những con đường dẫn tới chi phối thu nhập của các doanh nghiệp.
2.4.5. Thơng qua các khoản dự phịng phải trả
Theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC, tùy theo đặc điểm hoạt động và cách thức tổ chức quản lý mà doanh nghiệp được ghi nhận các khoản dự phòng phải trả như: Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp, dự phòng phải
trả bảo hành sản phẩm, dự phòng bảo hành cơng trình xây dựng. Một trong những điều kiện để ghi nhận khoản dự phòng phải trả đó là, doanh nghiệp đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. Giá trị được ghi nhận của một khoản dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi, để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại, tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán giữa niên độ. Trường hợp, số dự phòng phải trả cần lập ở kỳ kế tốn này lớn hơn số dự phịng phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế tốn đó. Ngược lại, nếu số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập ở kỳ kế tốn trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch phải được hồn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế tốn đó. Việc ước tính mức dự phịng cần lập, cho phép các nhà quản lý sử dụng khả năng xét đốn nghề nghiệp của mình, để ước tính mức dự phịng phù hợp. Điều này khơng ngoại trừ khả năng tạo cơ hội cho các nhà quản lý tác động đến khoản mục chi phí này, từ đó chi phối thu nhập của doanh nghiệp để phục vụ cho mục tiêu định trước.
2.4.6. Việc ước tính tỷ lệ hồn thành và ghi nhận doanh thu, chi phí đối với hợp đồng dài hạn
Trong một số Doanh nghiệp đặc thù như đơn vị xây lắp, việc xác định doanh thu, chi phí có những nét đặc trưng riêng biệt. Cụ thể như trường hợp ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng, tùy theo hợp đồng quy định thanh toán theo tiến độ kế hoạch hay theo giá trị khối lượng thực hiện, để doanh nghiệp xác định doanh thu, chi phí. Trường hợp, hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, thì khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, đơn vị sẽ ghi nhận doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận. Còn nếu hợp đồng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, thì khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước
tính một cách đáng tin cậy, đơn vị sẽ phản ánh doanh thu tương ứng với phần cơng việc đã hồn thành, do nhà thầu tự xác định tại thời điểm lập BCTC. Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của Chuẩn mực hợp đồng xây dựng (VAS 15): “Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu” có thể được xác định bằng nhiều cách khác nhau (Tùy thuộc vào bản chất của hợp đồng mà có thể có 3 phương pháp xác định). Như vậy, quy định cho phép doanh nghiệp được sử dụng phương pháp tính tốn thích hợp, để xác định phần cơng việc đã hồn thành. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị của khoản mục doanh thu, do doanh nghiệp xác định khối lượng cơng việc hồn thành dựa trên các căn cứ khác nhau và phụ thuộc một phần vào xét đoán của nhà quản lý.