CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM
3.3 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA NHTM VIỆT NAM
Với sự hội nhập tồn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Để gia tăng năng lực cạnh tranh, hệ thống các NHTM đã phát triển khá nhanh về số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng gần khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước và vươn ra cả thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Đến nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới đã hiện diện thương hiệu tại Việt Nam và một số ngân hàng của Việt Nam đã hiện diện ở nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanma, Trung Quốc, Đức). Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng cịn được đa dạng hóa với hàng ngàn máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc, cố gắng đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, cũng như thực hiện mục tiêu của NHNN nâng cao tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong hệ thống. Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như điểm giao dịch, chi nhánh, phịng giao dịch thì các kênh phân phối điện tử cũng đang phát triển nhanh.
Trên cơ sở tận dụng thế mạnh của mình, các NHTM ln tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thơng qua chiến lược tăng vốn tự có, quy mơ tổng tài
sản và lợi nhuận, góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Trong những năm trở lại đây, bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống, các ngân hàng niêm yết đã chú trọng phát triển nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại đã triển khai và ngày càng phổ thông như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư,…. để chia sẻ rủi ro với hoạt động tín dụng. Các ngân hàng bên cạnh việc thực hiện mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa sản phẩm, vẫn chú tâm cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành.
Với tình hình khó khăn nền kinh tế hiện nay không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang đối mặt, những thách thức về kinh tế lẫn xung đột chính trị, giá dầu suy giảm cùng với phá sản của nhiều tập đoàn kinh tế thế giới, các ngân hàng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng, cũng như những yêu cầu gắt gao của NHNN. Điều đó cho thấy công tác quản trị điều hành đang ngày càng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững đang là vấn đề cốt lõi mà các ngân hàng quan tâm.
Hình 3.2: Các yếu tố nội tại NHTM Việt Nam
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM và tính tốn tác giả.
Các yếu tố nội tại của NHTM trong cỡ mẫu có tổng dư nợ tăng dần từ 2006- 2015 về xu hướng, cao trong những năm 2009 và giảm dần đến năm 2012, sau đó tăng trưởng trở lại. Về rủi ro thanh khoản có xu hướng tăng chủ đạo đến năm 2011, và từ năm 2011 giảm dần đều đến năm 2015. Đối với chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chỉ tiêu này tăng cao nhất trong năm 2008, sau đó giảm xuống và ổn định đến năm 2015. Rủi ro tín dụng thấp trong những năm trước 2011, từ năm
-0.4 -0.2 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 OC CR KAP LQ LOTA
Yếu tố nội tại
2010 rủi ro tín dụng bắt đầu tăng và tăng mạnh trong năm 2011, các năm sau đó dù cao nhưng có xu hướng giảm đến năm 2014 và tăng trở lại vào năm 2015. Chỉ tiêu chi phí hoạt động hầu như duy trì đều đặn trong tất cả các năm, thấp nhất là năm 2007, cao nhất trong năm 2012.
Quy mô các ngân hàng không đồng đều là một thực trạng trong các ngân hàng. Trong khi các NHTMCP mà nhà nước sở hữu vốn chủ yếu có quy mơ lớn về cả tài sản, vốn điều lệ, hệ thống chi nhánh, bộ máy nhân sự, sức cạnh tranh cao trên thị trường tín dụng thì vẫn có ngân hàng quy mơ nhỏ hay những ngân hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả trong thời gian gần đây và nằm trong diện tái cơ cấu của NHNN.
Sự có mặt của các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Ngân hàng nước ngồi khơng chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh tốn, nhận tiền gửi v.v… Dù các ngân hàng Việt Nam có lợi thế so sánh về mạng lưới do đã phát triển từ trước, ở các vùng nông thôn và tỉnh nhỏ, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi về mức độ hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, về đào tạo nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro cũng như kinh nghiệm đối phó với các thay đổi mơi trường vĩ mơ. Các ngân hàng nước ngồi có bề dày về kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường ở rất nhiều dạng quốc gia cũng như nhiều khu vực, với lợi thế về tiềm lực vốn lớn luôn là thách thức đối với các ngân hàng ở các quốc gia mà các ngân hàng nước ngồi hướng đến.
Thêm vào đó, các ngân hàng vẫn tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Sự phụ thuộc này có tính hai mặt, nó có thể giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận ấn tượng, nhưng cũng có thể khiến ngân hàng giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ vì đây là những hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Việc cấp tín dụng
phân bổ hợp lí, tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao, hệ thống khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro (nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế, tổng cơng ty nhà nước có tình hình tài chính kém lành mạnh, kinh doanh kém hiệu quả) tất yếu đã dẫn đến tình trạng chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu gia tăng, chi phí trích lập dự phịng rủi ro lớn, dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu luôn là thách thức của các quốc gia sau một thời kỳ phát triển hưng thịnh, Việt Nam không ngoại lệ.
Công tác quản trị rủi ro đối với mỗi ngân hàng tuy đã được chú trọng, nhưng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Các ngân hàng chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản dẫn đến tình trạng vay mượn nhau trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng với lãi suất lên xuống thất thường. Ngoài ra, các ngân hàng vẫn chưa kiểm soát tốt các rủi ro hoạt động phát sinh trong hoạt động, vẫn cịn có các cán bộ thối hóa, biến chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp để trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và làm giảm hệ số tín nhiệm của các ngân hàng trên thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã giới thiệu tổng quan về bối cảnh kinh tế Việt Nam và tình hình lợi nhuận các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2015. Kết quả cho thấy trước khủng hoảng kinh tế thế giới, với những khả quan tình hình sản xuất và kinh doanh trong và ngồi ngước, tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng rất tốt nhờ những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế này. Sau khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo khủng hoảng kinh tế thế giới, ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, mặc dù Chính phủ và NHNN đã có những biện pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp nhưng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vẫn gặp khó khăn. Khi tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế kém cũng như sự cạnh tranh các tổ chức tín dụng ngồi nước, các tổ chức cho vay trả góp, cho vay tín chấp…đã tác động khơng nhỏ làm giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.