TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 35)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Có thể đề cập đến là nghiên cứu Meslier và các tác giả (2010), sử dụng nhiều phương pháp ước lượng với phương pháp nghiên cứu và mẫu gồm 39 ngân hàng Philippines giai đoạn 1999-2005. Với biến phụ thuộc là ROA: Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản và SHROA: Tỷ lệ ROA/Độ lệch chuẩn ROA đại diện cho chỉ tiêu lợi nhuận. Các yếu tố tác giả kiểm định ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM đó là logarit tổng tài sản, tốc độ tăng tổng tài sản trung bình, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, logarit GDP. Kết quả cho thấy việc dịch chuyển sang các hoạt động ngoài lãi gia tăng cả lợi nhuận và lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro. Ngoài ra, các ngân hàng thu lợi nhuận nhiều hơn từ các hoạt động phi truyền thống, cụ thể là từ việc kinh doanh chứng khoán.

Nghiên cứu tiếp theo là Syafri (2012) với phương pháp hồi quy FEM cho các ngân hàng Indonesia giai đoạn 2002-2011. Tác giả chỉ dùng ROA làm biến đại diện cho lợi nhuận ngân hàng. Các yếu tố tác giả thực hiện kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM là Logarit tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản, tỷ lệ chi phí/thu nhập, tốc độ tăng GDP hàng năm, lạm phát. Thực nghiệm cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng RRTD tương quan thuận; trong khi lạm phát, quy mơ và tỷ lệ chi phí /thu nhập tương quan nghịch với khả năng sinh lời.

Nghiên cứu tiếp theo là Trujillo-Ponce (2013) với phương pháp GMM với 89 NHTM Tây Ban Nha giai đoạn 1999-2009, tác giả sử dụng ROA và ROE làm biến đại diện lợi nhuận ngân hàng, kiểm định các yếu tố độc lập là tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng/tổng nợ phải trả, tốc độ tăng tiền gửi hàng năm, tỷ lệ chi phí/thu nhập, logarit tổng tài sản, chỉ số đa dạng hóa dịch vụ, chỉ số độ tập trung ngành, tốc độ tăng GDP hàng năm, lạm phát, lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan thuận của khả năng sinh lời với tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, hiệu quả hoạt động tốt, RRTD thấp và độ an toàn vốn cao. Nghiên cứu khơng tìm thấy hiện tượng kinh tế và phi kinh tế từ quy mơ.

Cùng năm đó, Vong và Chan (2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng ở Macao. Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bảng để tìm hiểu tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến các ngân hàng Macao. Ngoài những yếu tố truyền thống được đề cập đến trong nghiên cứu, Vong và Chan (2009) còn xem xét đến tầm quan trọng của phí dịch vụ ngân hàng cũng như ảnh hưởng của chính sách thuế lên lợi nhuận. Tuy nhiên, ảnh hưởng của yếu tố này không đáng kể.

Tiếp đến là nghiên cứu cùng năm là Munyam Bonera (2013) với phương pháp hồi quy REM cho 224 NHTM từ 42 nước Châu Phi, giai đoạn 1999-2006.Yếu

tố đại diện cho lợi nhuận ngân hàng là ROA và NIM – thu nhập lãi cận biên. Biến độc lập tác giả sử dụng trong quan hệ tác động đến lợi nhuận NHTM là logarit tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dự phịng RRTD, tỷ lệ chi phí/thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tốc độ tăng GDP hàng năm, lạm phát. Tác giả khẳng định các yếu tố nội tại, chẳng hạn quy mơ, độ an tồn vốn, hiệu quả hoạt động, tính thanh khoản và các yếu tố vĩ mơ có tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM.

Trong năm tiếp theo, nghiên cứu Onuonga (2014) xem xét các yếu tố bên trong tác động đến lợi nhuận của sáu ngân hàng hàng đầu ở Keynia giai đoạn 2008- 2013. Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tổng quát nhỏ nhất với dữ liệu bảng cân bằng để đánh giá tác động của các yếu tố. Tác giả chỉ ra rằng, quy mơ vốn có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ngân hàng. Một ngân hàng càng có vốn lớn thì lợi nhuận thu được càng cao.

Tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trước đây, Alper Anbar (2011), Sufian (2011) đều chỉ ra rằng lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Yếu tố bên trong bao gồm yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố thị trường, cịn yếu tố bên ngồi bao gồm các yếu tố của nền kinh tế vĩ mơ. Theo đó, có sáu chỉ tiêu cơ bản của ngành ngân hàng được nhiều nghiên cứu sử dụng. Các chỉ tiêu này bao gồm lợi nhuận, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chất lượng tài sản, cấu trúc tài sản, tiền gửi ngân hàng và kích thước ngân hàng. Các yếu tố bên ngồi bao gồm tỷ lệ lạm phát và GDP trên đầu người.

Bên cạnh đó, yếu tố hiệu suất hoạt động được đo lường bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập được các tác giả Petria, Caparu và Ihnatov (2013), Adeusi Kolapo và Aluko (2014) tìm thấy cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu Petria, Caparu Ihnatov (2013) và Kizito Mudzamiri (2012), Ahmet Ugur (2010) cũng đưa thêm ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản tác động đến lợi nhuận vào trong nghiên cứu của mình.

Đi kèm với các yếu tố bên trong, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi vĩ mơ cũng được xem xét trong nhiều nghiên cứu. Trong đa số các nghiên cứu đều sử dụng tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm và tỷ lạm phát là yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM. Các kết quả thực nghiệm Adeusi Kolapo và Aluko (2014) tìm thấy mối tương quan nghịch giữa lạm phát và lợi nhuận NHTM. Trong khi Vong và Chan (2009), Thota (2013), Béjaoui và Bouzgarrou (2014) và Sufian (2011) lại cho kết quả ngược lại, lạm phát và lợi nhuận NHTM tác động cùng chiều, ngoài ra Petria, Caparu Ihnatov (2013), Alper và Anbar (2011) khơng tìm thấy tác động của lạm phát lên lợi nhuận NHTM. Trong nghiên cứu Molyneux và Thornton (1992), tác giả nhấn mạnh chu kỳ kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận ngân hàng. Bikker và Hu (2002) cho rằng chu kỳ kinh tế có tương quan dương với lợi nhuận ngân hàng. Chu kỳ nền kinh tế được thể hiện qua yếu tố đại diện GDP.

Ngồi ra có thể đề cập đến các nghiên cứu gần đây như tác giả Trần Việt Dũng (2014) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam đã tìm thấy cấu trúc sở hữu, rủi ro tín dụng có tương quan âm, rủi ro thanh khoản và quy mô tài sản không thể hiện rõ ràng mối tương quan, trong khi cấu trúc vốn có tương quan dương với lợi nhuận. Đối với các yếu tố vĩ mơ, GDP có tương thuận với lợi nhuận, trong khi lạm phát thì ngược lại.

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước

Tên tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả

Vong và Chan (2009)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng ở Macao.

Ngoài những yếu tố truyền thống được đề cập đến trong nghiên cứu, Vong và Chan (2009) còn xem xét đến tầm quan trọng của phí dịch vụ ngân hàng cũng như ảnh hưởng của chính sách thuế lên lợi nhuận. Tuy

nhiên, ảnh hưởng của yếu tố này không đáng kể. Meslier và các tác giả (2010) Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tại Philippines.

Có sự dịch chuyển sang các hoạt động ngoài lãi gia tăng cả lợi nhuận và lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro. Ngoài ra, các ngân hàng thu lợi nhuận nhiều hơn từ các hoạt động phi truyền thống, cụ thể là từ việc kinh doanh chứng khoán.

Syafri (2012) Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM (đại diện cho lợi nhuận là ROA).

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng RRTD tương quan thuận; trong khi lạm phát, quy mơ và tỷ lệ chi phí /thu nhập tương quan nghịch với khả năng sinh lời.

Trujillo-Ponce (2013)

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tại Tây Ban Nha (đại diện cho lợi nhuận là ROA và ROE).

Tương quan thuận của khả năng sinh lời với tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, hiệu quả hoạt động tốt, RRTD thấp và độ an toàn vốn cao. Nghiên cứu khơng tìm thấy hiện tượng kinh tế và phi kinh tế từ quy mô.

Munyam bonera (2013)

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM tại 42 nước Châu Phi (đại

Tác giả khẳng định các yếu tố nội tại, chẳng hạn quy mô, độ an tồn vốn, hiệu quả hoạt động, tính thanh khoản và các yếu tố vĩ mơ có tác động đến

diện cho lợi nhuận là ROA và NIM).

khả năng sinh lời của các NHTM.

Odunayo M (2015)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.

Lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài. Yếu tố bên trong bao gồm yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố thị trường, cịn yếu tố bên ngồi bao gồm các yếu tố của nền kinh tế vĩ mơ. Theo đó, có sáu chỉ tiêu cơ bản của ngành ngân hàng được nhiều nghiên cứu sử dụng. Các chỉ tiêu này bao gồm lợi nhuận, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, chất lượng tài sản, cấu trúc tài sản, tiền gửi ngân hàng và kích thước ngân hàng. Các yếu tố bên ngoài bao gồm tỷ lệ lạm phát và GDP trên đầu người. Trần Việt Dũng

(2014)

Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

Cấu trúc sở hữu, RRTD có tương quan âm, rủi ro thanh khoản và quy mô tài sản không thể hiện rõ ràng mối tương quan. Cấu trúc vốn có tương quan dương với lợi nhuận. Đối với các yếu tố vĩ mơ, GDP có tương thuận, lạm phát thì ngược lại.

Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước

Dựa vào các nghiên cứu trên giúp tác giả có cơ sở để lựa chọn các biến đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài này cũng có sự khác biệt với giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Qua đó, đề tài góp phần đưa ra cái nhìn cụ thể hơn cho các nhà quản trị

ngân hàng cũng như các nhà thiết lập chính sách định hướng cho các hoạt động của các NHTM Việt Nam nhằm tăng lợi nhuận.

Trong bài luận văn này, tác giả đã sử dụng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) hoặc lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) làm thước đo chung, việc sử dụng nhiều chỉ tiêu đại diện đo lường lợi nhuận nhằm xem xét đầy đủ hơn khía cạnh của lợi nhuận NHTM, với kết quả định lượng được kiểm tra chéo lẫn nhau. Với các yếu tố đã trình bày ở phần trên, tác động của hoạt động ngân hàng được đo lường bởi các yếu tố nội tại đặc thù của ngân hàng và các yếu tố vĩ mơ đến hoạt động ngân hàng. Nhóm thứ nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm các yếu tố bên trong, chịu ảnh hưởng bởi các quyết định mang tính chủ quan như quy mơ ngân hàng, hiệu quả chi phí hoạt động, rủi ro tín dụng, quy mơ nguồn vốn, rủi ro thanh khoản, cấu trúc nợ. Nhóm yếu tố thứ hai bao gồm các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Đây là các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng, đặc trưng cho các sự kiện diễn ra bên ngoài ngân hàng, bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã tập trung nghiên cứu các khái niệm về NHTM, lợi nhuận NHTM và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM. Từ đó, tác giả cũng đã nghiên cứu và tìm hiểu thêm mơ hình thực nghiệm của các nghiên cứu trước đây và đối tượng nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM, bao gồm cả các yếu tố vĩ mô và vi mô làm cơ sở lý luận cho tác giả xem xét và lựa chọn mơ hình nghiên cứu phù hợp với đề tài và cơ sở dữ liệu thu thập được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)