CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM
3.2 THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN NHTM VIỆT NAM
Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng qua các chỉ số đo lường lợi nhuận, số liệu cho thấy hai chỉ số ROA, ROE, NIM có sự biến động giống nhau trong giai đoạn 2006-2015. Sau năm 2006 tăng trưởng nóng, sang năm 2007, cùng gánh chịu các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu, thị trường chứng khốn sụt giảm, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tài sản suy giảm, đặc biệt là sự sụt giảm thu nhập ngoài lãi làm ROA trung bình của khối các ngân hàng giảm xuống còn 1,3% (năm 2007) và ROE trung bình giảm xuống mức 12.5% (năm 2007), NIM trung bình 2.3%.
Hình 3.1: Tình hình lợi nhuận NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM và tính tốn tác giả.
Bảng 3.2: Số liệu lợi nhuận NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2015
Năm ROA ROE NIM
2006 1.4% 13.2% 2.4% 2007 1.3% 12.5% 2.3% 2008 2.5% 15.6% 2.6% 2009 1.2% 13.9% 2.4% 2010 1.3% 14.1% 2.4% 2011 1.3% 14.3% 3.4% 2012 0.9% 8.4% 3.5% 2013 0.7% 6.9% 2.6% 2014 0.6% 6.9% 2.5%
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM và tính tốn tác giả.
Đến năm 2008, trước áp lực suy giảm kinh tế của cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu, NHNN đã có những nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, và
0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0% 18.0% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Biểu đồ lợi nhuận NHTM
chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã giúp cho lượng tiền gửi cũng như thu nhập ngồi lãi tăng, trong khi đó chi phí dự phịng rủi ro tín dụng giảm mạnh góp phần làm cho ROA và ROE trung bình của khối ngân hàng tăng nhẹ.
Năm 2010, thị trường chứng khoán, tỷ giá, lãi suất… có những biến động theo chiều hướng phức tạp khiến thu nhập ngoài lãi giảm. Tuy tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng trở lại nhưng sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng gây khó khăn khơng nhỏ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Không những thế, áp lực tăng vốn điều lệ theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006 đã làm vốn chủ sở hữu các ngân hàng tăng quá nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao kết hợp với dự phịng rủi ro tín dụng tăng mạnh trở lại, tất cả dẫn đến ROA, ROE và NIM có xu hướng giảm.
Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng với những diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn đều giảm, chi phí dự phịng RRTD tăng mạnh nhưng thu nhập lãi tăng cao nhờ cho vay các ngân hàng thiếu thanh khoản thông qua thị trường liên ngân hàng và chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động giảm. Nhờ đó, hai chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của khối ngân hàng đều tăng.
Trong giai đoạn 2012-2015, do chịu ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế tồn cầu, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại. Các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng chất lượng các khoản tín dụng đi xuống. Lợi nhuận của một số ngân hàng sụt giảm cùng sự tăng lên của chi phí dự phịng rủi ro tín dụng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE và NIM có xu hướng giảm (dựa trên biểu đồ trên). Năm 2014, dù thu nhập lãi thuần đã có sự gia tăng trở lại, nhưng do thu nhập ngoài lãi giảm, cộng với tình hình nợ xấu khiến cho các ngân hàng phải tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và làm giảm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời. Việc trích lập dự phịng rủi ro đang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT-
hướng giảm của lãi suất do áp lực cạnh tranh cao. Do lãi suất cho vay thường giảm nhanh hơn lãi suất huy động do khoản vay mới đã phải áp dụng mức lãi suất mới, nhưng huy động có kỳ hạn thì khơng thể điều chỉnh được lãi suất (tác giả tổng hợp từ dữ liệu lãi suất công bố của Ngân hàng Nhà nước).
Tóm lại, giai đoạn sau năm 2008 là giai đoạn khó khăn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dù các ngân hàng đã cố gắng tăng trưởng tín dụng, gia tăng thu nhập nhưng khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn giảm vì đặc điểm của thị trường tài chính Việt Nam, tính cạnh tranh ngày càng cao của ngành ngân hàng và quan trọng nhất là những nguyên nhân đến từ nội tại hoạt động của ngân hàng như nợ xấu, chi phí hoạt động cao…Một số ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn.