Nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của Koji Wada

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bình định (Trang 29)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đó

2.2.7. Nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của Koji Wada

Wada và các cộng sự (2009) nghiên cứu sự hài lịng trong cơng việc và điều kiện làm việc của bác sĩ tại Nhật Bản. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố của điều kiện làm việc liên quan đến sự hài lòng của các bác sĩ tại Nhật Bản. Thông qua một bảng câu hỏi cho tất cả các bác sĩ tốt nghiệp từ một trường y tế tại Nhật Bản về điều kiện làm việc đã được xác định từ 10 khía cạnh khác nhau: (1) Thu nhập công bằng, (2) Nguồn lực bệnh viện, (3) Sự hài lịng nghề nghiệp, (4) Khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân, (5) Thiếu thời gian cá nhân, (6) Cơng việc hành chính, (7) Khối lượng cơng việc, (8) Quan hệ với đồng nghiệp bác sĩ, (9) Quan hệ với nhân viên và (10) Quan hệ với bệnh nhân.

Kết quả, sự hài lịng cơng việc có liên quan đến sự cơng bằng thu nhập, sự hài lịng cơng việc đã được kết hợp với các nguồn lực tốt bệnh viện, sự hài lòng nghề

nghiệp cao, mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp bác sĩ, và các mối quan hệ tốt với nhân viên bệnh viện.

Khung phân tích của cuộc khảo sát này có ý nghĩa quan trọng, cũng có thể sử dụng như là mơ hình tham khảo đề nghiên cứu sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ đang làm việc tại tỉnh Bình Định thơng qua các đặc điểm như tiền lương, nguồn lực bệnh viện, mối quan hệ, thời gian, chăm sóc bệnh nhân.

2.2.8. Nghiên cứu gắn bó cơng việc của Thomas H. Lee

Lee và các cộng sự(2014) trong một nghiên cứu về sự gắn bó của bác sĩ vào cuộc cách mạng chăm sóc sức khỏe đã đưa ra khung phân tích dựa trên ứng dụng các loại hình của Max Weber về hành động xã hội mô tả bốn loại động viên mà các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để gắn bó các bác sĩ trong việc tái thiết kế chăm sóc sức khỏe, gồm:

(1) Gắn bó vào mục đích chung cao thượng: Nghiên cứu tập trung vào những cuộc thảo luận với các bác sĩ về tái tổ chức lại việc chăm sóc sức khỏe khơng thể bắt đầu bằng việc nói chuyện về các hợp đồng và đãi ngộ. Thay vào đó, tâm điểm phải dứt khốt được chú trọng vào lợi ích của các bệnh nhân. Kết quả là, bệnh viện đã thiết lập một chính sách hẹn khám ngay trong ngày, hệ thống mới làm cho bệnh nhân thoải mái, và các bác sĩ bệnh viện đã thích nghi với nó.

(2) Thỏa mãn các lợi ích cá nhân: Các bác sĩ quan tâm đầu tiên và trước hết về sức khỏe của bệnh nhân, nhưng điều đó khơng có nghĩa là họ khơng quan tâm to lớn tới các khuyến khích tài chính. Một vài chiến lược được thiết kế, đó là tránh gắn một phần lớn phần thưởng vào bất kỳ một mục tiêu đơn lẻ nào, giám sát những xung đột giữa các lợi ích, thưởng cho sự hợp tác, truyền đạt.

(3) Đạt được sự tôn trọng: Các phần thưởng và các hình phạt phi tài chính cũng có một vai trị trong việc đưa các bác sĩ vào cuộc. Các bác sĩ đánh giá cao các phản hồi tích cực, và họ đặc biệt lo lắng về việc mất đi sự tôn trọng của đồng nghiệp của họ. Các tổ chức thực hiện cao đang gia tăng việc báo cáo cho các bác sĩ về việc thực

hiện cá nhân của họ so với đồng nghiệp của họ ra sao - và cung cấp những dữ liệu đó theo những cách thức mà nó tăng cường áp lực của đồng sự.

(4) Gắn bó chặt chẽ với truyền thống: Khi bác sĩ coi trọng tư cách thành viên trong một tổ chức- niềm tự hào, nhu cầu an toàn, hoặc một số lý do khác, họ được động viên để tuân thủ các tiêu chuẩn và truyền thống của tổ chức đó. Kết nối biểu tượng giữa quy định trang phục và các tiêu chuẩn với việc thực hiện là rõ ràng. Các tiêu chuẩn và truyền thống này được chuyển thành sự chăm sóc được phối hợp tốt mà các bệnh nhân đánh giá cao và các bác sĩ rất tự hào về nó. Chúng cũng là một lý do quan trọng có thể giữ lại rất nhiều sinh viên và bác sĩ trong cả sự nghiệp của họ.

Kết quả nghên cứu có thấy việc thay đổi về chất của chăm sóc sức khỏe địi hỏi ý chí để tổ chức việc cung cấp theo các nhu cầu của các bệnh nhân - và sự tái định hướng đó có nghĩa là kết thúc của hiện trạng và sự bấu víu truyền thống của bác sĩ với hiện trạng đó. Rõ ràng, việc làm cho các bác sĩ gắn bó với sự thay đổi chiến lược này sẽ rất khó khăn, đặc biệt là những người từ lâu đã hành nghề dưới hệ thống cũ. Rất nhiều tổ chức đang nuôi dưỡng “các đội trang trại”- phát triển các chương trình đào tạo chú trọng vào chăm sóc dựa trên đội, lấy bệnh nhân làm trung tâm và sau đó tuyển dụng những người mới tốt nghiệp.

Nhưng các nhà lãnh đạo bệnh viện không thể chờ đợi cho các thế hệ của các bác sĩ nghỉ hưu khỏi hiện trường. Việc gắn bó các bác sĩ, ngay cả những bảo vệ thành trì cũ, là một thách thức quản lý có thể được giải quyết, được đo lường, và được cải thiện. Các tổ chức có thể giúp các bác sĩ sống đúng với nguyện vọng của họ như những người chăm sóc - để hiểu rằng từ bỏ quyền tự chủ của họ không phải là sự đầu hàng thực sự mà là một hành động cao quý của sự khiêm nhường trong lợi ích của bệnh nhân - sẽ là những tổ chức mà nó có thể nâng cao hiệu suất, tạo ra những kết cục tốt nhất, gia tăng thị phần của nó, giữ lại và tuyển dụng những người tốt nhất.

Khung phân tích của nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc phân tích chính sách động viên hiện nay của tỉnh Bình Định tác động đến sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố.

2.2.9. Các nghiên cứu khác có liên quan

Chew (2004) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ việc của nhân viên gồm 8 nhân tố: (1) Sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, (2) Lương, thưởng và công nhận, (3) Huấn luyện và phát triển nghề nghiệp, (4) Cơ hội thách thức, (5) Hành vi lãnh đạo, (6) Quan hệ nơi làm việc, (7) Văn hóa và cấu trúc cơng ty, (8) Mơi trường làm việc và truyền thông.

Renzi và các cộng sự (2005) khi nghiên cứu sự khác biệt sự căng thẳng và sự hài lòng của nhân viên y tế của bệnh viện da liễu và bệnh viện đa khoa tại Rome, Italy theo đặc điểm cá nhân, gồm: giới tính, độ tuổi, thâm niên và đặc trưng cơng việc.

2.3.Mơ hình nghiên cứu

Qua quá trình lược khảo các tài liệu các nghiên cứu gần đây trên thế giới được trình bày tại Mục 2.2, nghiên cứu của Bovier và các cộng sự (2003) về sự hài lịng trong cơng việc giữa các bác sĩ Thụy Sĩ có ý nghĩa tham khảo phù hợp với đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong việc của các bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định, phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.Bên cạnh đó cũng có thể nhận ra rằng nghiên cứu của Boviervà các cộng sự (2003) đã có một hoặc một số yếu tố đã được quan tâmtoàn bộ hoặc một phần trong các nghiên cứu của các tác giả đã được trình bày sơ lược tại Mục 2.2 và chi tiết được trình bày tại Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Nhân tố liên quan đến nghiên cứu của Bovier(2003)

Nghiên cứu của Bovier(2003)

Các yếu tố có sự lặp lại trong các nghiên cứu về sự hài lịng trong cơng việc của các nhà nghiên cứu được nêu Spector (1985) Burard (1999) Konrad (1999) Krueger (2002) Nohria (2008) Wada (2009) Lee (2014) Chăm sóc bệnh nhân X X X X

Gánh nặng công việc X X X X X Danh lợi X X X X X Phần thưởng cá nhân X X X X Quan hệ trong công việc X X X X X X Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mặt khác, trong điều kiện tỉnh Bình Định đang chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức, chất lượng dịch vụ công nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức công. Vấn đề đạo đức cơng vụ, cơng chức, văn hóa tổ chức cũng là vấn đề đang được sự quan tâm khơng chỉ của các cấp lãnh đạo, mà có cả sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và tồn xã hội. Thời gian qua, báo chí, truyền hình có nhiều thơng tin phản ánh về sự cố nghề nghiệp của các bác sĩ trong các bệnh viện khu vực công, nhất là những nhầm lẫn y khoa trong năm 2016 như: Bệnh viện Việt Đức bác sĩ mổ nhầm chân cho bệnh nhân, Bệnh viện 115 Nghệ An bác sĩ mổ nhầm tay trái để rút đinh ở tay phải, Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa bác sĩ cắt nhầm niệu quản hay là sự việc bệnh nhân bị cắt chân tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak. Tại Bình Định thời gian qua cũng có một số sai sót y tế gây ra dư luận khơng tốt, như năm 2011, tại Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ là sự cố cháu bé 10 tuổi chết đột tử, cụ bà 70 tuổi chết do thái độ thiếu trách nhiệm của kíp cấp cứu, đến năm 2012 trung tâm này lại để xảy ra sự cố trẻ sơ sinh bị tử vong; trong năm 2012, tại Trung tâm y tế huyện Hoài Ân sảy ra sự cố bác sĩ để quên gạc trong bụng sản phụ.

Những sự việc nêu trên và biết bao sự cố hy hữu khác cho dù khơng bị phát hiện hoặc cố tình che dấu cũng là hồi chuông cảnh báo về trách nhiệm của bác sĩ, trách nhiệm của người đứng đầu các bệnh viện công,trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với các bệnh viện. Vì vậy, Bộ Y tế (2016) đã yêu cầu các bệnh viện

cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm an tồn phẫu thuật; khẩn trương rà sốt và triển khai thực hiện các tiêu chí quy định về an tồn phẫu thuật. Nội hàm văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế đã thể hiện được thiện chí của ngành trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, đề cao trách nhiệm và mối quan hệ với bệnh nhân; từ đó chấn chỉnh hoạt động của các bệnh viện từ cải cách thủ tục hành chính cho đến ý thức trách nhiệm cá nhân, mối quan hệ, phối hợp của các ê-kíp chun mơn, các bộ phận chức năng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách động viên phù hợp như chế độ tiền lương, phúc lợi, khen thưởng, bổ nhiệm, đào tạo phát triển chun mơn, có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút, tạo động lực để bác sĩ n tâm cơng tác, góp phần xây dựng nguồn lực để phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Với mục đích cao cả và đầy ý nghĩa này, nên hiện nay các tỉnh, thành phố trong cả nước đã và đang tiếp tục ban hành chính sách thu hút bác sĩ về cơng tác như Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Phú Yên, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Trước sức ép nguồn nhân lực bác sĩ của ngành y tế, tỉnh Bình Định cũng đang thực hiện chính sách thu hút và ưu đãi dành cho bác sĩ đang công tác và sẽ thu hút về tỉnh cơng tác.

Mục tiêu trong chính sách thu hút là tuyển dụng mới các bác sĩ tốt nghiệp ra trường và tiếp nhận bác sĩ ở ngồi tỉnh chuyển về cơng tác, nhằm bổ sung thêm nguồn nhân lực cho ngành y tế. Giải pháp đặt ra, tỉnh Bình Định quan tâm đến việc tạo điều kiện, hỗ trợ ban đầu để các bác sĩ ổn định cuộc sống nên hướng đến hỗ trợ một lần, mức hỗ trợ căn cứ vào trình độ chun mơn; tiếp nhận và bố trí cơng tác phù hợp với chuyên môn đào tạo và nhu cầu nguồn nhân lực của các bệnh viện, trung tâm y tế. Ngoài ra, nếu bác sĩ xin về công tác tại bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thị xã sẽ được cấp đất ở phù hợp. Ngược lại, mục tiêu của chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, động viên bác sĩ, nhất là bác sĩ giỏi, có năng lực, kinh nghiệm, yên tâm công tác lâu dài, nênngồi chế độ tiền lương theo quy định, thì tỉnh Bình Định chú trọng đến hỗ trợnâng cao thu nhập hàng tháng theo trình độ chun mơn, thâm niên cơng tác, hỗ trợ đào tạo, phát triển chun mơn, thực hiện chính sách khen thưởng, nâng

bậc lương trước thời hạn, cải thiện điều kiện, môi trường làm việc của các bệnh viện, trung tâm y tế.

Từ những đánh giá và thực trạng nêu trên, việc sử dụng nghiên cứu của Boviervà các cộng sự (2003) về sự hài lịng trong cơng việc giữa các bác sĩ Thụy Sĩ kết hợp với nghiên cứu của Lee và các cộng sự(2014) về sự gắn bó của bác sĩ vào cuộc cách mạng chăm sóc sức khỏe để áp dụng vào nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định là phù hợp. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung, điều kiện của tỉnh Bình Định nói riêng, mơ hình nghiên cứu khơng thể phản ánh tồn bộ mà có sự điều chỉnh, bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Từ đó, nghiên cứu này đã quyết định thực hiện mơ hình nghiên cứu gồm 06 nhân tố: (1) Chăm sóc người bệnh, (2) Gánh nặng cơng việc, (3) Danh lợi, (4) Phần thưởng cá nhân, (5) Quan hệ trong công việc, (6) Đãi ngộ của tổ chức; kết hợp với 04 đặc điểm cá nhân, gồm: (1) Vùng miền, (2) Vị trí việc làm, (3) Trình độ đào tạo, (4) Việc làm ngồi giờ. Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.

Hình 2.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3.1. Chăm sóc người bệnh

Bộ Y tế (2011) chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.

Chăm sóc người bệnh phản ánh mối quan hệ của bác sĩ đối với bệnh nhân trong quá trình thăm khám và điều trị; quá trình chăm sóc thể hiện được quyền tự quyết trong các vấn đề chuyên môn, trong việc giữ lại hoặc chuyển tiếp người bệnh đến các khoa, phòng khác hoặc chuyển lên tuyến trên. Chăm sóc người bệnh có kết quả, hiệu quảlà cơ sở khẳng định, đánh giá năng lực chun mơn của bác sĩ.

- CS: Chăm sóc người bệnh tốtthì mức độ hài lịng cao. Chăm sóc người bệnh

Gánh nặng công việc

Danh lợi

Phần thưởng cá nhân

Quan hệ trong công việc

Đãi ngộ của tổ chức Sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ Đặc điểm cá nhân: - Vùng miền; - Vị trí việc làm; - Trình độ đào tạo; - Việc làm ngồi giờ.

2.3.2. Gánh nặng cơng việc

Gánh nặng công việc là những yêu cầu công việc của người sử dụng lao động đã vượt quá giới hạn đối với quá trình làm việc của người lao động. Gánh nặng công việc thể hiện ở khối lượng công việc chuyên môn của mỗi bác sĩ phải đảm nhận. Gánh nặng công việc chi phối giữa thời gian dành cho cơng việc với gia đình, bạn bè và các hoạt động vui chơi, giải trí. Gánh nặng cơng việc cịn thể hiện thơng qua thực hiện các yêu cầu liên quan đến các thủ tục hành chính bắt buộc, các quyền và nghĩa vụ của cá nhân theo quy định, mà những công việc, việc làm này làm gia tăng khối lượng công việc cá nhân, tạo áp lực, sự căng thẳng nhất định.

- GN: Gánh nặngcơng việc ít thì mức độ hài lịng càng cao.

2.3.3. Danh lợi

Danh lợi là khái niệm phản ánh nhu cầu của cá nhân, khái quát các yếu tố tên tuổi, địa vị và lợi ích.Tên tuổi đó là sự hài lịng về uy tín cá nhân đối với những kết quả công việc, dựa trên năng lực chuyên môn được ghi nhận, được nhiều người khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bình định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)