Nguồn: Tác giả tổng hợp
2.3.1. Chăm sóc người bệnh
Bộ Y tế (2011) chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.
Chăm sóc người bệnh phản ánh mối quan hệ của bác sĩ đối với bệnh nhân trong quá trình thăm khám và điều trị; q trình chăm sóc thể hiện được quyền tự quyết trong các vấn đề chuyên môn, trong việc giữ lại hoặc chuyển tiếp người bệnh đến các khoa, phòng khác hoặc chuyển lên tuyến trên. Chăm sóc người bệnh có kết quả, hiệu quảlà cơ sở khẳng định, đánh giá năng lực chuyên môn của bác sĩ.
- CS: Chăm sóc người bệnh tốtthì mức độ hài lịng cao. Chăm sóc người bệnh
Gánh nặng công việc
Danh lợi
Phần thưởng cá nhân
Quan hệ trong công việc
Đãi ngộ của tổ chức Sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ Đặc điểm cá nhân: - Vùng miền; - Vị trí việc làm; - Trình độ đào tạo; - Việc làm ngồi giờ.
2.3.2. Gánh nặng công việc
Gánh nặng công việc là những yêu cầu công việc của người sử dụng lao động đã vượt quá giới hạn đối với quá trình làm việc của người lao động. Gánh nặng công việc thể hiện ở khối lượng công việc chuyên môn của mỗi bác sĩ phải đảm nhận. Gánh nặng công việc chi phối giữa thời gian dành cho cơng việc với gia đình, bạn bè và các hoạt động vui chơi, giải trí. Gánh nặng cơng việc cịn thể hiện thơng qua thực hiện các yêu cầu liên quan đến các thủ tục hành chính bắt buộc, các quyền và nghĩa vụ của cá nhân theo quy định, mà những công việc, việc làm này làm gia tăng khối lượng công việc cá nhân, tạo áp lực, sự căng thẳng nhất định.
- GN: Gánh nặngcơng việc ít thì mức độ hài lịng càng cao.
2.3.3. Danh lợi
Danh lợi là khái niệm phản ánh nhu cầu của cá nhân, khái quát các yếu tố tên tuổi, địa vị và lợi ích.Tên tuổi đó là sự hài lịng về uy tín cá nhân đối với những kết quả công việc, dựa trên năng lực chuyên môn được ghi nhận, được nhiều người khác biết đến và kính trọng. Địa vị phản ánh vị trí nhất định của cá nhân trong mối quan hệ với tổ chức và xã hội, xứng đáng với những nỗ lực, cố gắng phấn đấu và kết quả đóng góp của cá nhân đối với tổ chức. Về chính trị, địa vị là kết quả đề bạt, bổ nhiệm vào một vị trí chun mơn hay một chức danh lãnh đạo.Lợi ích có được từ sự nỗ lực, cống hiến, đóng góp của cá nhân đối với tổ chức, đối với công việc.
Giá trị của danh lợi được phản ánh qua các khoản thu nhập được nhận theo kết quả cống hiến, đóng góp của cá nhân và phương thức trả lương theo vị trí cơng việc được phân công.
- DL: Danh lợi của cá nhân được đảm bảo tốt thì mức độ hài lịng càng cao.
2.3.4. Phần thưởng cá nhân
Phần thưởng cá nhân là những lợi ích mà cá nhân đã nhận được từ những thành tích, cơng lao đã đóng góp. Những lợi ích mà cá nhân nhận được đó là sự khích lệ về
tinh thần, cơ hội được đào tạo phát triển về chuyên môn, nâng cao kỹ năng, tay nghề cũng như những kết quả nhận được từ sự cống hiến của bản thân.
- PT: Phần thưởng cá nhân càng công bằng, kịp thời, phản ánh được kết quả, hiệu quả cơng việc thì mức độ hài lịng càng cao.
2.3.5. Quan hệ trong công việc
Quan hệ trong công việc là trạng thái tác động lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân hay cá nhân với tổ chức. Các mối quan hệ trong cơng việc thể hiện đó là quan hệ với người bệnh và người nhà người bệnh, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với nhân viên phi y tế (hành chính), quan hệ với tồn thể tổ chức, đơn vị và quan hệ giữa cá nhân với tình hình cơng việc hiện tại được đảm nhận.
- QH: Quan hệ trong cơng việc thuận lợi, được đồng thuận thì mức độ hài lòng càng cao.
2.3.6. Đãi ngộ của tổ chức
Đãi ngộ của tổ chức là những quyền lợi được hưởng tương xứng với sự đóng góp của cá nhân. Chính sách đãi ngộ được phản ánh qua chế độ ưu đãi hàng tháng và khoản phúc lợi được hưởng ngồi lương tương xứng với trình độ chun mơn, vị trí cơng việc; các chính sách hỗ trợ trong q trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo môi trường phát triển, cơ hội thăng tiến.
- DN: Chính sách đãi ngộ tốt, phù hợp thì mức độ hài lịng càng cao.
Chương 2 đã trình bày được các vấn đề lý thuyết liên quan đến sự hài lịng trong cơng việc của các bác sĩ đang làm việc tai trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định. Dựa trên nghiên cứu của Bovier và các cộng sự (2003), Lee và các cộng sự(2014), một số nghiên cứu khác có liên quan và thực tế của tỉnh Bình Định, nghiên cứu này đã xây dựng mơ hình nghiên cứuvà các giả thuyết nghiên cứu với 06 nhân tố, gồm: (1) Chăm sóc bệnh nhân; (2) Gánh nặng cơng việc; (3) Danh lợi; (4) Phần thưởng cá nhân; (5) Quan hệ trong công việc; (6) Đãi ngộ của tổ chức.
Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở mục tiêu, giới hạn, phương pháp nghiên cứu đã được trình bày trong chương 1, và cơ sở lý thuyết,mơ hình nghiên cứuđã trình bày trong chương 2; Chương này trình bày chi tiết phương pháp, quy trình và các thang đo để đo lường các khái niệm nhằm kiểm định mơ hình nghiên cứu.
3.1. Tổng quan quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được trình bày tại Hình 3.1 và được tóm tắt như sau: Dựa vào lý thuyết của Boviervà các cộng sự (2003), Lee và các cộng sự (2014) và các nghiên cứu có liên quanđã được trình bày tại Mục 2.2về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ để xác định mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cách khảo sát sơ bộ các nhà quản lý nguồn nhân lực về y tế, một số bác sĩ đã chuyển công tác nhằm điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, phát hiện các nhân tố mới (nếu có) tác động đến sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ và phát triển thang đo cho các nhân tố này. Ngoài ra, việc điều tra sơ bộ giúp điều chỉnh ngữ nghĩa một số phát biểu dễ gây nhầm lẫn hoặc chưa rõ, chưa phù hợp để phục vụ cho nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện nhằm xác định và nhận diện các nhân tố thông qua các giá trị, độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứuvà các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ. Sử dụng phầm mềm SPSS 20 với các phương pháp phân tích phục vụ cho q trình nghiên cứu gồm kiểm định bằng hệ số cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính bội,xác định sự khác biệt về sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ theo đặc điểm cá nhân bằng phương pháp T-test và ANOVA.