CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng mỹ tho (Trang 27 - 31)

Chương 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài

gia đang phát triển: Trường hợp của Ấn Độ”. Tác giả cho rằng thách thức trong quản lý thuê ở Ấn Độ nằm ở các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế, tình trạng dân số), hệ thống chính trị, pháp luật (các quy định liên quan đến thuế suất, mức thuế, xử phạt thuế) và sự chấp hành thuế của người dân, doanh nghiệp.

Nghiên cứu của Suparerk Pupongsak (2009), “Tác động của tự do hóa thương mại đến thuế và nguồn thu của chính phủ”. Nghiên cứu nhằm tìm ra bằng chứng thực hiện về tác động của tự do hóa thương mại đến về khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu, thuế, và hiệu quả hoạt động của hệ thống thuế nói chung ở Thái Lan. Tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy đế đánh giá tác động của việc cho rằng tự do hóa thương mại có tác động đến các yếu tố vĩ mơ của nền kinh tế và từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, doanh nghiệp, chính sách thuế và quản lý thuế xuất nhập khẩu.

Nghiên cứu của Solomon Dawit (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến công bằng thuế”. Tác giả đã nghiên cứu 270 người nộp thuế là các doanh nghiệp tại Ethiopia. Tác giả đã sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá và hồi quy đa biến để kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến công bằng thuế và mức độ đánh giá của doanh nghiệp về công bằng thuế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế để tạo ra sự công bằng giữa người nộp thuế gồm các yếu tố như: các yếu tố liên quan đến kinh tế vĩ mô (GDP, mức độ mở của nền kinh tế); hệ thống thuế (thuế suất, đối tượng áp thuế); cơ quan thuế (cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ của cơng chức thuế); chính sách quản lý, kiểm soát của cơ quan thuế; các yếu tố bên trong của doanh nghiệp (kiến thức thuế, thái độ, tình hình tài chính).

Nghiên cứu của Mahmoud Moeinadin và cộng sự (2014), “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế”. Tác giả xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp tại Iran gồm có 4 nhân tố: luật pháp, xã hội, cấu trúc hệ thống thuế, nhóm nhân tố riêng của doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy đa biến để phân tích số liệu khảo sát 239 doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 nhóm nhân tố

đều có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các nghiên cứu về tuân thủ thuế của người nộp thuế (một yếu tố trong quản lý thuế) đều xác nhận mối tương quan giữa tuân thủ thuế đối với các yếu tố như: (1) yếu tố kinh tế vĩ mô (Christina M. Ritsema, 2003; James Alm và các cộng sự, 1992); (2) Các yếu tố thuộc hệ thống thuế (Raymond Fisman và Shang-Jin Wei, 2004; James Alm và các cộng sự, 1992; Christina M. Ritsema, 2003); (3) các yếu tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp (Christina M. Ritsema, 2003; Mohamad Ali Roshidi bin Ahmad và cộng sự, 2007); (4) Các yếu tố về ngành nghề và mặt hàng kinh doanh (James Alm, Betty R. Jackson, và Michael McKee, 1992); (5) Yếu tố thuộc về cơ quan thuế (Christina M. Ritsema, 2003); (6) Sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan quản lý thuế (Webley Paul, 2004). (7) Các biện pháp ngăn cản không tuân thủ thuế như thanh tra, giám sát, trừng phạt (James Alm và các cộng sự,1992; Wartick và Mark, 1992; Lavoie, 2008).

Clotfelter (1983) phát hiện tính phức tạp của hệ thống thuế có liên quan đến việc không khai báo thuế. Tổ chức OECD (2010) cho rằng pháp luật thuế ở nhiều nước cịn chưa chính xác và chưa rõ ràng chính là mãnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp tích cực lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế. Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển với công tác quản lý và trách nhiệm giải trình yếu kém, thiếu văn hóa thuế, và chế độ thuế rất phức tạp.

Silvani & Baer (1997) cho rằng tờ khai thuế đơn giản sẽ khuyến khích người nộp thuế tự hồn thành tờ khai thay vì sử dụng các đại lý thuế, nhờ đó tiết kiệm chi phí quản lý thuế. Slemrod (1989) tin rằng tờ khai thuế đơn giản và các quy định về thuế đơn giản sẽ tăng hiệu quả quản lý thuế, đặc biệt đối với hệ thống tự khai tự nộp bởi vì khi đó, người nộp thuế khơng phải mất nhiều thời gian trong việc chứng thực tính chính xác của thu nhập tính thuế theo quy định. Vì vậy, đơn giản hóa quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi tăng cường hiệu quả quản lý cũng như cắt giảm chi phí.

Song & Yarbrough (1978) cho rằng người nộp thuế nỗ lực tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của họ bằng cách hướng đến việc khai báo thuế thấp và hưởng lợi từ phần tiết kiệm thuế tương ứng khi cơ quan thuế không phát hiện hành vi của họ. Mặt

khác, họ sẽ sẵn lịng thanh tốn nhiều hơn, kể cả khoản tiền phạt nếu họ bị phát hiện. Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên và liên tục của bất kỳ cơ quan thuế nào. Tác động của kiểm tra thuế sẽ làm tăng hiệu quả quản lý thuế

Jackson & Jaouen (1989) đề nghị rằng trong hệ thống tự khai tự nộp, kiểm tra thuế đóng vai trị quan trọng. Tỷ lệ kiểm tra và tính triệt để của cuộc kiểm tra sẽ khuyến khích người nộp thuế thận trọng hơn trong việc hoàn thành tờ khai thuế, báo cáo toàn bộ thu nhập, khai báo đúng các khoản giảm trừ để xác định nghĩa vụ thuế của họ. Ngược lại, người nộp thuế chưa từng bị kiểm tra thuế có thể lại tiếp tục khai báo thấp thu nhập thực tế hoặc kê khai sai các khoản khấu trừ.

Kết quả nghiên cứu của Andreoni & cộng sự (1998) cho thấy kinh nghiệm từ những lần bị kiểm tra trước và việc vẫn tiếp tục bị quản lý từ phía cơ quan thuế đối với hoạt động của họ có tác dụng gia tăng sự chấp hành thuế.

2.3.2. Một số nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Phạm Tiến Thành (2009) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế xuất nhập khẩu gồm các yếu tố bên ngồi (tình hình kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, hệ thống pháp luật), thủ tục quy trình hải quan, các yếu tố thuộc đối tượng nộp thuế, năng lực và quản lý của hải quan.

Nghiên cứu của Trần Thu Trang (2012) Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật kinh tế.

Tác giả cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế xuất nhập khẩu gồm có các yếu tố về kinh tế, các yếu tố về pháp luật, các yếu tố về xã hội, các yếu tố mang tính chất ngoại giao và thông thương quốc tế, các yếu tố về con người.

Mai Thị Vân Anh (2015), Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Luận tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính. Tác giả cho rằng thất thu thuế xuất, nhập khẩu có tác động tiêu cực đến cơng tác quản lý thuế xuất, nhập khẩu

Phan Thị Kiều Lê (2009), Nâng cao hiệu quản quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tác giả đã sử dụng thống kê mơ

tả để phân tích thực trạng quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TPHCM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế.

Nhiếp Thị Thanh (2011), Tăng cường quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội, Luận văn thạc sỹ của chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tóm lại, có nhiều yếu tố tác động đến quản lý thuế nói chung và quản lý thuế nhập khẩu nói riêng, mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu có liên quan ở trên, tác giả tổng kết lại những nhân tố tác động đến quản lý thuế có tính phổ biến gồm: Yếu tố vĩ mơ; Yếu tố liên quan đến thuế suất và hàng hóa xuất nhập khẩu; Yếu tố thuộc về doanh nghiệp nộp thuế; Yếu tố thuộc về cơ quan công quyền thực thi thuế; Yếu tố liên quan đến quy trình thủ tục thuế; Yếu tố kiểm sốt, phịng ngừa gian lận thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế nhập khẩu tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng mỹ tho (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)