Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án tái định cư triều cường tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 43 - 45)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

3.1.1.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Luận văn tiến hành rà soát mọi tài liệu, văn bản, báo cáo và nghiên cứu hiện có được thu thập tại Việt Nam thông qua nhiều nguồn khác nhau (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Bộ NNPTNT, các cơ quan trong nước, Internet, các chuyên gia quốc tế tại Việt Nam v.v.). Số liệu thu thập tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định nhằm thu được hiểu biết chung về các vấn đề quan tâm và nhiệm vụ nghiên cứu. Trong đó:

- Số liệu thứ cấp bao gồm: Số liệu về hộ TĐC, quỹ đất, đền bù v.v.

- Số liệu sơ cấp bao gồm: Sinh kế, đời sống tại vùng TĐC, chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương.

3.1.1.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Lựa chọn địa bàn điều tra: Trên địa bàn huyện Phù Mỹ có 4 KTĐC vùng triều cường (Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Đức và Mỹ Thắng). Dựa trên tính chất điển hình của các xã tái định cư ra khỏi vùng thiên tai triều cường, chúng tôi lựa chọn các xã tại huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định bao gồm: Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Đức và Mỹ Thắng. Để tiến hành nghiên cứu tác động của quá trình tái định cư đến sinh kế của người dân.

- Xác định đối tượng điều tra: Các hộ điều tra thuộc nhóm hộ tái định cư thuộc dự án di dân và phải di dời tái định cư đến nơi ở mới huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

- Kích thước mẫu điều tra: Dựa trên quy mơ số hộ của các xã điều tra, chúng tôi lựa chọn số hộ điều tra. Số hộ điều tra, là những hộ tái định cư thuộc dự án di

dân, tái định cư ra khỏi vùng thiên tai triều cường tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Tác giả sử dụng cơng thức tính cở mẫu của Yamane (1967) theo cơng thức :

n = N

1 + N (e)2 Trong đó:

n = cỡ mẫu.

N = quy mơ tổng thể (tổng số hộ tái định cư); Hiện huyện Phù Mỹ, Tỉnh Bình Định có 646 hộ dân thuộc diện TĐC.

e = mức độ chính xác hay sai số chọn mẫu mà nhà nghiên cứu muốn. Trong nghiên cứu này tác giả chọn e = 8%.

Ta có :

n = 646

1 + 646 *0,08*0,08 n = 126.623.

Tác giả chọn n = 180 nhằm đảm bảo tính chính xác của nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu chọn 180 hộ dân theo phương pháp chọn mẫu xác suất dựa trên danh sách hộ thuộc diện di dời, tái định cư do Phòng NN&PTNT huyện Phù Mỹ cung cấp gồm KTĐC vùng triều cường: Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Đức và Mỹ Thắng. Số lượng mẫu từng vùng như sau:

STT KTĐC VÙNG TRIỀU

CƯỜNG SỐ LƯỢNG MẪU

TỔNG SỐ HỘ DÂN TĐC 1 Mỹ An 45 174 2 Mỹ Thọ 45 167 3 Mỹ Đức 45 156 4 Mỹ Thắng 45 149 Tổng 180 646

Điều tra định tính: Phỏng vấn sâu các hộ tái định cư, nhằm thu thập thông tin từ những cá nhân có vị trí chủ chốt trong cộng đờng như trưởng thơn, trưởng xóm, và lãnh đạo chính quyền địa phương. Tác giả dự kiến phỏng vấn 5 hộ dân, 5 trưởng xóm và 3 lãnh đạo chính quyền địa phương. Nội dung phỏng vấn liên quan đến vấn đề sinh kế của các hộ dân tái định cư nhằm xây dựng bảng khảo sát cho nghiên cứu định lượng ở bước tiếp theo.

Điều tra định lượng: Tổ chức khảo sát 180 hộ bằng Phiếu khảo sát soạn sẵn. - Phương pháp phân tích kết quả điều tra: Số liệu sau khi thu thập được tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm SPSS.

3.1.2. Phương pháp chuyên gia

Thu thập ý kiến từ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực cải thiện sinh kế cho cho người dân ở nông thôn. Phỏng vấn và trao đổi với các chuyên gia về lĩnh vực tái định cư nhằm thu được những kinh nghiệm, nhận xét và ý kiến của họ về vấn đề tái định cư nói chung và các khía cạnh cụ thể (quy hoạch, đền bù, di dân v.v). Trong từng tình huống cụ thể tại các dự án phát triển đã và đang thực hiện.

3.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá trên cơ sở tài liệu, thông tin thu được để đưa ra nhận xét, tìm tịi và kết luận về tác động của hoạt động tái định cư tới người dân bị ảnh hưởng. Đặc biệt, đề tài nghiên cứu đánh giá dựa trên cơ sở thông tin định lượng, dựa trên thông tin thu thập từ điều tra khảo sát một nhóm người dân bị ảnh hưởng từ thiên tai triều cường tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, tác động của tái định cư đến tài sản, thu nhập, và việc làm. Kết hợp các yếu tố định tính với định lượng, các vấn đề vĩ mơ và vi mơ trong phân tích, mơ tả, so sánh và đánh giá quy trình, hiệu quả của cơng tác di dân, tái định cư.

Phân tích so sánh sinh kế hộ gia đình trước và sau khi tái định cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án tái định cư triều cường tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 43 - 45)