Quan điểm phát triển sinh kế bền vững của các hộ dân ở khu TĐC huyện Phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án tái định cư triều cường tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Quan điểm phát triển sinh kế bền vững của các hộ dân ở khu TĐC huyện Phù

Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Phát triển sinh kế bền vững của các hộ dân ở khu TĐC huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là nhu cầu tất yếu hiện nay, giải quyết thực trạng thiên tai triều cường tại địa phương. Tuy nhiên những hộ dân này họ gặp phải những khó khăn trong cuộc sống sau khi TĐC như khơng có thu nhập và khơng có khả năng chuyển đổi việc làm.

Việt Nam đang trên đà phát triển, bên cạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng cần chú trọng giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các hộ dân bị thu

hời đất phải TĐC. Những nhóm hộ này cần được sự quan tâm hơn nữa từ phía Nhà nước và chính quyền các cấp để có thể bảo đảm được một sinh kế bền vững.

Về phát triển kinh tế, chương trình tái định cư đã đạt được một số thành công, thu nhập của người dân tăng, nhiều hộ đã có thể thốt nghèo. Tuy nhiên cơ cấu thu nhập không cân đối dẫn đến việc thiếu bền vững cho các nguồn thu nhập sau này. Việc quá phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp có thể dẫn đến rủi ro khi mất mùa. Hơn nữa, năng suất cây trờng chỉ có thể tăng đến một giới hạn nhất định. Người dân luôn đứng trước nguy cơ thiếu ăn và tái nghèo. Trong khi đó, người dân khơng có ng̀n thu nhập đáng kể, đặc biệt là các nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp.

Để các khu tái định cư phát triển ổn định, bền vững thì khu tái định cư phải hình thành một cơ cấu kinh tế tiến bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngay từ bước xác lập quy hoạch. Trên cơ sở quỹ đất dành cho tái định cư, cần được bố trí, quy hoạch sử dụng đất chi tiết cho từng điểm (đảm bảo đủ đất sản xuất cho dân bình quân trên hộ). Định hướng phát triển nông lâm nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp dịch vụ, kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế, xã hội một cách cụ thể và chi tiết. Tất cả phải có chất lượng, tính khả thi cao mới đáp ứng được yêu cầu.

Hơn nữa, cần đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng các điểm, các khu tái định cư không phá vỡ môi trường tự nhiên san ủi mặt bằng cục bộ, bố trí dân cư hợp lý. Hệ thống giao thông vào các khu tái định cư phải được thực hiện trước, càng sớm càng tốt để phục vụ cho việc xây dựng các cơng trình khác: thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện, trường học, trạm xá, nhà văn hoá...

Mặc dù vậy, dự án tái định cư đã cung cấp cho người dân cơ sở hạ tầng tốt hơn, điều kiện nhà ở, tiếp cận với nước, trường học và các dịch vụ xã hội được đảm bảo hơn. Hỗ trợ này có ý nghĩa quan trọng, nó giúp những người dân tái định cư phát triển về kinh tế cũng như đời sống.

Một vấn đề có thể gây tác động xấu đến đời sống người dân, đó là người dân tái định cư nhận được những khoản tiền đền bù tương đối lớn mà hầu như chưa có

một kỹ năng hay một chính sách hỗ trợ, tư vấn cách đầu tư, sử dụng tiền một cách hiệu quả. Vì vậy, cần phải tập trung vào một số vấn đề như:

- Đẩy mạnh tuyên truyền vận động đến từng hộ cho dân sở tại, dân tái định cư.

- Thực hiện tốt các chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư, ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án tái định cư triều cường tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)