Khái quát tình hình sinh kế của hộ dân tái định cư triều cường tại huyện Phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án tái định cư triều cường tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 47)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát tình hình sinh kế của hộ dân tái định cư triều cường tại huyện Phù

Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

4.1.1. Khái quát đặc điểm vùng triều cường tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định

Kết quả khảo sát 180 hộ dân tại khu tái định cư vùng triều cường tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cho thấy chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ với 11,1% (20 hộ), còn lại là nam (160 hộ chiếm 88,9%).

Độ tuổi trung bình của chủ hộ cao nhất là từ 36-50 chiếm 50,0% (90 hộ), từ 25-35 tuổi chiếm 28,3% (51 hộ) và thấp nhất là chủ hộ trên 50 tuổi với 21,7% (39 hộ).

Trình độ học vấn chiếm đa số là các hộ có trình độ từ THCS chiếm 37,2% với 67 hộ, tiếp theo là THPT với 63 hộ chiếm 35,0%. Các chủ hộ mù chữ chiếm tỷ lệ thấp nhất với 21 hộ, chiếm 11,7%. Nhìn chung trình độ học vấn tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định chưa cao, chính vì thế ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình trạng và chất lượng sinh kế tại địa phương.

Về ngành nghề, chiếm tỷ lệ cao nhất là các hộ thuần nông chiếm 61,1% với 110 hộ, các hộ chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt (như cây lúa, ngô, đậu phụng v.v.) và chăn nuôi (trâu, bị, lợn v.v.). Có 36 hộ chun làm kinh doanh chiếm 20,0%. Ngồi ra có 34 hộ làm các ngành nghề khác chiếm 18,9%.

Bảng 4.1. Thống kê mơ tả tình trạng hộ dân vùng triều cường tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Số lượng Tỷ lệ (%) GIỚI TÍNH Nữ 20 11,1 Nam 160 88,9 ĐỘ TUỔI 25-35 51 28,3 36-50 90 50,0 Trên 50 39 21,7 TRÌNH ĐỢ Tiểu học 29 16,1 THCS 67 37,2 THPT 63 35,0 Mù chữ 21 11,7 SỐ THÀNH VIÊN 2 11 6,1 3 32 17,8 4 71 39,4 5 39 21,7 6 27 15,0 KHU TĐC Mỹ An 45 25,0 Mỹ Thọ 45 25,0 Mỹ Đức 45 25,0 Mỹ Thắng 45 25,0 NGÀNH NGHỀ Thuần nông 110 61,1 Kinh doanh 36 20,0 Khác 34 18,9 TỔNG CỘNG 180 100,00

Nguồn : Khảo sát của tác giả (2016)

4.1.2. Sinh kế của dân di cư tại nơi ở mới

Sinh kế của mỗi hộ dân được cấu thành bởi 5 nguồn lực: Nguồn nhân lực (kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khoẻ), ng̀n lực xã hội (uy tín của hộ, các mối quan hệ xã hội), nguồn lực tự nhiên (các tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khí hậu, cây trờng, vật ni v.v.). Nguồn lực vật chất (nhà ở, phương tiện sản xuất,

đi lại, thông tin v.v.). Ng̀n lực tài chính (tiền, tín dụng, các ng̀n hỗ trợ, viện trợ v.v.). Tại nơi ở mới, các nguồn lực của hộ dân có nhiều thay đổi, nhất là ng̀n lực tự nhiên.

4.1.2.1. Về nguồn nhân lực

Các hộ điều tra chủ yếu làm trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Có 2 hộ có người kinh doanh dịch vụ nhỏ, 6 hộ có thành viên trong gia đình làm các cơng tác xã hội, tổ chức đoàn thể từ trước khi di chuyển tái định cư và vẫn tiếp tục duy trì cơng việc này sau khi tái định cư đến nơi ở mới.

Có thể nói các hộ điều tra hầu như khơng có nghề phi nông nghiệp, các nguồn sống đều dựa vào sản xuất nông nghiệp hay nghề biển. Tất cả các lao động trong mẫu nghiên cứu đều tham gia sản xuất nông nghiệp, một phần rất nhỏ (3%) lao động có làm thêm các cơng việc khác để tạo thu nhập như bán hàng dịch vụ, tham gia các tổ chức xã hội địa phương. Tuy nhiên ng̀n lao động này đang có xu hướng dư thừa vì diện tích đất nơng nghiệp đã bị thu hẹp.

Như vậy chương trình tái định cư chưa trang bị thêm kỹ năng, kiến thức nhằm tạo được thêm việc làm mới cho người dân bị ảnh hưởng. Các nguồn sinh kế của người dân bị co hẹp lại (do mất đất). Nhưng lại không được bổ sung bằng các ng̀n sinh kế khác ngồi nơng nghiệp.

4.1.2.2. Về nguồn lực xã hội

Các mối quan hệ xã hội của cộng đờng vẫn được duy trì. Việc xây dựng nhà họp thơn là nơi sinh hoạt không thể thiếu đối với bà con tại đây. Người dân thường tập trung ở nhà văn hố ngồi việc hội họp là các hoạt động văn hoá, giao lưu hoặc thực hiện các hoạt động vui chơi.

Tại nơi tái định cư mới, nhà văn hoá được đầu tư xây dựng khá khang trang, theo đánh giá của người dân là tốt hơn so với nơi ở cũ, tạo điều kiện cho người dân duy trì các hoạt động văn hố của cộng đờng.

4.1.2.3. Về nguồn lực tự nhiên

Các hộ tái định cư trong vùng nghiên cứu đều có diện tích đất sản xuất thuộc vùng thiên tai triều cường do nước biển dân nên buộc phải di dời, vì vậy họ được cấp đất sản xuất mới tại nơi tái định cư.

Các hộ dân tái định cư có các ng̀n sống chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn ni, thuỷ sản và lâm nghiệp.

Ngồi một số hộ kinh doanh nhỏ, đại đa số hộ dân khơng có nghề phi nơng nghiệp. Đối với các hộ dân ở đây, đất đai chính là ng̀n đáp ứng nhu cầu hàng ngày, và cũng là nguồn tạo ra thu nhập. Nghiên cứu so sánh đất đai các hộ dân được sở hữu trước và sau tái định cư cũng chính là nghiên cứu so sánh thu nhập của hộ trong quá trình di chuyển nơi cư trú và nơi sản xuất.

Sản xuất nông nghiệp

Trước khi tái định cư, diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bình qn của các hộ điều tra là 0,9ha/hộ, với 48,33% số hộ sử dụng đất sản xuất từ 0,5-1ha, và 10,01% số hộ có diện tích trên 1ha. Sau khi tái định cư, diện tích đất canh tác của các hộ giảm đáng kể, bình quân chỉ còn 0,6 ha đất canh tác/hộ, với 66,66% số hộ có diện tích đất ít hơn 1ha, chỉ cịn 3 hộ có diện tích trên 1 ha.

Bảng 4.2: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra Diện tích đất sản

xuất nông nghiệp

Trước tái định cư Sau tái định cư Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)

< 0,5 ha 75 41,66 120 66,66

Từ 0,5-1 ha 87 48,33 57 31,67

Trên 1 ha 18 10,01 3 1,67

Tong 180 100,00 180 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra năm 2016

Điều này có thể thấy trước khi tái định cư, diện tích đất nơng nghiệp của các hộ phụ thuộc vào lao động trong mỗi gia đình hay nói cách khác là khả năng và nhu cầu của hộ. Sau khi tái định cư, do diện tích đất nơng nghiệp dành cho tái định cư có hạn nên các hộ chỉ được cấp bình qn khoảng 500 m2/khẩu. So sánh diện tích

đất nơng nghiệp trước và sau khi tái định cư, có gần 80% số hộ được hỏi cho biết diện tích đất sản xuất được cấp nhỏ hơn diện tích đất canh tác cũ của hộ.

Bảng 4.3: So sánh diện tích đất nông nghiệp trước và sau tái định cư So sánh diện tích đất nông nghiệp Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)

- Diện tích được cấp lớn hơn 15 8,33

- Diện tích được cấp bằng 24 13,34

- Diện tích được cấp ít hơn 141 78,33

Tong 180 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra năm 2016

Tuy nhiên do đây chủ yếu là diện tích đất mới khai hoang nên chất lượng đất không bằng với đất canh tác cũ của hộ. Có trên 10% số hộ cho rằng đất nông ngiệp mới được cấp có chất lượng canh tác khơng bằng diện tích canh tác tại nơi ở cũ. Còn 80% cho rằng đất nơng nghiệp mới được cấp cũng có chất lượng như nơi ở cũ.

Bảng 4.4: So sánh chất lượng đất trước và sau tái định cư

So sánh chất lượng đất nông nghiệp Số hộ (hộ) Cơ cấu (%)

- Chất lượng đất tốt hơn nơi ở cũ 15 8,33

- Chất lượng đất bằng nơi ở cũ 144 80,00

- Chất lượng đất kém hơn nơi ở cũ 21 11,67

Tong 180 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra 2016

Đất sản xuất nông nghiệp là nguồn sinh kế đóng vai trị vơ cùng quan trọng của các hộ tái định cư nói riêng và của các hộ sản xuất nơng nghiệp nói chung. Việc bị thu hẹp đất sản xuất khiến người dân gặp rất nhiều khó khăn trong việc ổn định cuộc sống. Trên diện tích đất canh tác tại nơi tái định cư, người dân vẫn tiếp tục sản xuất các cây trồng truyền thống mà họ vẫn sản xuất từ trước khi tái định cư như lúa và cây hoa màu. Cây cơng nghiệp thì tập trung phát triển các loại cây ngắn ngày như mía, đậu phụng, vừng.

Chính sách hỗ trợ tái định cư hỗ trợ cho người dân kỹ thuật sản xuất, giống và người dân có tiền để đầu tư phân bón (từ tiền đền bù tái định cư). Nên năng suất

cây trồng tăng lên đáng kể, tuy nhiên do diện tích canh tác bị thu hẹp nên hiệu quả sản xuất chưa cao.

Theo thống kê, sau khi tái định cư, do có sự đầu tư về giống mới, phân bón và kỹ thuật canh tác nên năng suất lúa và cây hoa màu của các hộ điều tra tăng 25% so với trước khi tái định cư, mặc dù diện tích canh tác lúa giảm gần 60% nhưng do người dân có điều kiện trờng lúa 2 vụ nên tổng diện tích gieo trờng đã tăng lên (bằng khoảng 70% diện tích gieo trờng tại nơi ở cũ).

Giá trị sản xuất của người dân đã tăng 50% do giá cả nông sản sau 2 năm tăng lên và cơ cấu cây trồng của người dân chú trọng hơn đến các cây trờng hàng hố cũng như giống mới được thị trường ưa chuộng hơn.

Trong chương trình tái định cư, trong 2 năm đầu, người dân được hỗ trợ tiền mua lương thực với số tiền là 300 ngàn đồng/khẩu/tháng. Số tiền này đã giúp người dân khắc phục được vấn đề thiếu lương thực trong thời gian canh tác những vụ đầu.

Chăn ni

Chăn ni của các hộ điều tra cũng có một số xáo trộn do di dân tái định cư. Diện tích chăn thả bị thu hẹp nhiều, diện tích ch̀ng ni nhốt cũng bị hạn chế nên nhìn chung quy mơ tổng đàn và giá trị đàn gia súc gia cầm của các hộ điều tra bị giảm nhiều, xem bảng 4.5.

Bảng 4.5: Tổng đàn, giá trị tổng đàn gia súc, gia cầm của các hộ điều tra

Vật nuôi Trước tái định cư Sau tái định cư

Số lượng (con) Giá trị (1.000 đồng) Số lượng (con) Giá trị (1.000 đồng) - Trâu 34 60.500 15 26.500 - Bò 36 98.000 49 136.500 - Dê 56 8.260 38 5600 - Lợn 129 28.500 119 26.300 - Gà 750 15.520 498 10.450 - Vịt 325 7.200 195 3.750

Diện tích đất canh tác khơng cịn nhiều nên đàn trâu (chủ yếu để cày kéo) giảm đi. Ngược lại, do có tiền đầu tư (tiền đền bù tái định cư và hỗ trợ sản xuất). Người dân chuyển sang ni bị có giá trị kinh tế cao hơn.

Quy mô chăn nuôi các vật ni khác đều có xu hướng giảm do diện tích ch̀ng ni của nhà tái định cư nhỏ, một số hộ phải nuôi nhốt gần nhà gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh do ruồi, muỗi và chất thải gia súc, gia cầm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Xem bảng 4.6, 4.7.

Bảng 4.6: Quy mô chăn nuôi gia súc của các hộ điều tra

Trước tái định cư Sau tái định cư

Trâu Bò Dê Lợn Trâu Bò Dê Lợn

Tổng đàn (con) 34 36 56 129 15 49 38 119

Hộ chăn nuôi (hộ) 23 20 15 45 15 25 13 38

Bình quân/hộ (con) 1,5 1,8 3,8 2,8 1 2 3 3

Hộ nuôi nhiều (con) 4 6 15 10 3 8 12 12

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra năm 2016

Bảng 4.7: Quy mô chăn nuôi gia cầm của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Trước tái định cư Sau tái định cư

Gà Vịt Gà Vịt

Tổng đàn (con) 750 325 498 195

Hộ chăn nuôi (hộ) 38 30 32 12

Bình quân/hộ (con) 20 11 16 16

Hộ nuôi nhiều (con) 80 50 80 60

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra năm 2016

Nhìn chung với những hộ có kinh nghiệm chăn nuôi từ trước khi phải di chuyển tái định cư khi sang nơi ở mới vẫn duy trì hình thức sản xuất này. Riêng đàn bò số hộ chăn ni bị sau khi tái định cư có tăng lên rõ rệt.

4.1.2.4. Nguồn lực vật chất

Nhà ở tại các khu tái định cư được nhà nước xây dựng bằng các vật liệu kiên cố theo mẫu thiết kế có sẵn. Đa phần người dân khơng hài lịng về kiểu dáng thiết kế và các bố trí các hộ gia đình trong xóm.

Nhìn chung, người dân khá hài lịng về diện tích nhà và chất lượng nhà tại khu ở tái định cư với 95% ý kiến hài lịng về diện tích nhà ở mới và hơn 80% ý kiến hài lòng với chất lượng nhà ở mới nơi tái định cư.

Bảng 4.8: Điều kiện nhà ở trước và sau tái định cư

Diện tích nhà ở Chất lượng nhà Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tốt hơn nơi ở cũ 66 36,67 150 83,34 Bằng nơi ở cũ 105 58,33 24 13,33 Kém hơn nơi ở cũ 9 5,00 6 3,33 Tong 180 100,00 180 100,00

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra năm 2016

Trước khi tái định cư, do địa hình nơi ở khá thấp nên người dân xã Mỹ Thọ có thể đào giếng và thường sử dụng nước giếng đào trong sinh hoạt kết hợp với sử dụng nước suối. Tại điểm tái định cư, hệ thống cấp nước tự chảy đã được xây dựng hoàn thiện, cung cấp được đủ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân.

Hệ thống cung cấp điện tại nơi tái định cư đã được xây dựng hoàn thiện, cả hai nơi tái định cư đều có điện lưới. Vấn đề cung cấp điện đã được cải thiện đáng kể so với nơi ở cũ. Trước khi tái định cư, người dân tái định cư xã Mỹ Thọ mặc dù đã có điện lưới nhưng do hệ thống truyền tải điện đã cũ nên chất lượng điện không đảm bảo, kể cả trong sinh hoạt. Người dân tái định cư được nhận hỗ trợ tiền điện 50.000 đồng/hộ/tháng. Chi phí này hầu như trang trải được tiền điện hàng tháng của mỗi hộ điều tra.

Người dân có tập quán sử dụng củi làm nhiên liệu đun nấu. Tuy nhiên do diện tích rừng khơng cịn nhiều, việc kiếm chất đốt để đun nấu của người dân gặp nhiều khó khăn. Nhiều hộ phải mua củi để đun nấu. Chương trình tái định cư đã hỗ

trợ nhiên liệu đun nấu cho người dân (bằng dầu hoả). Giúp khắc phục khó khăn trong đun nấu, sinh hoạt, đờng thời hạn chế khai thác củi trên rừng.

Hệ thống đường tại nơi ở tái định cư chưa được hoàn thiện, hiện nay tại khu tái định cư xã Mỹ Thọ, đường liên thôn và nội thôn vẫn là đường đất. Như vậy, chất lượng đường giữa nơi ở cũ và nơi ở mới chưa được cải thiện nhiều.

Hơn nữa, khoảng cách bình quân từ nơi tái định cư đến các dịch vụ xã hội như trường học, y tế, chợ đều không được cải thiện so với trước, thậm chí tại khu tái định cư xã Mỹ Thắng, đường đến các dịch vụ này còn xa hơn so với nơi ở cũ.

Bảng 4.9: Khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội trước và sau tái định cư

Khoảng cách ĐVT Trước tái định cư Sau tái định cư

- Đến đường quốc lộ km 0,8 1,1

- Đến trường tiểu học km 0,6 1,2

- Đến trường trung học km 1,2 2,4

- Đến trạm y tế km 1,5 2,5

- Đến chợ trung tâm km 2,7 5,2

Nguồn: Tổng hợp kết quả phiếu điều tra năm 2016 4.1.2.5. Nguồn lực tài chính

Ở huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định cịn nhiều người dân đều là dân nghèo, điều kiện kinh tế cịn nhiều khó khăn, thường thiếu vốn để sản xuất và sinh hoạt. Theo Văn phòng ban Tái định cư huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, sau khi chấp nhận di dời thì hầu hết các hộ dân đều được đền bù một khoản tiền không nhỏ để dựng nhà, an cư nơi đất mới. Khi một hộ dân di chuyển đến nơi ở mới ngoài việc được đầu tư về cơ sở hạ tầng, được giao đất tạm để tăng gia sản xuất còn được hỗ trợ một khoản đủ để bà con tái đầu tư, như tiền để làm nhà, tiền đền bù thiệt hại ở nơi ở cũ: Trung bình là 70-80 triệu đờng/hộ, có nhiều gia đình được đền bù tới 120-150 triệu đờng. Ngồi ra, các hộ còn được hỗ trợ mức tiền để đầu tư sản xuất không hề nhỏ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án tái định cư triều cường tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 47)