Những hạn chế cần giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án tái định cư triều cường tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 62 - 65)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Những kết quả và những hạn chế trong công tác đảm bảo sinh kế bền vững

4.2.2. Những hạn chế cần giải quyết

Về nguồn nhân lực

- Mặc dù đã có các văn bản pháp luật và quy hoạch tổng thể tái định cư, nhưng các kế hoạch và hướng dẫn cụ thể lại chưa được chính quyền địa phương xây dựng hoặc thực hiện một cách kịp thời. Việc quản lý yếu kém mang tính quan liêu đang gây ra nhiều chậm trễ trong q trình thực hiện. Có sự thiếu hụt cán bộ có chất lượng và được đào tạo ở các đơn vị quản lý tái định cư cấp huyện, gây ảnh hưởng tới sự thành cơng của chương trình tái định cư.

- Các tiêu chuẩn và tập quán người dân vẫn chưa được quan tâm đầy đủ. Những thay đổi và chương trình sinh kế là áp đặt đối với họ. Việc thay đổi tập quán, kỹ thuật canh tác là khó khăn và cũng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, người dân gặp khó khăn để khơi phục lại đời sống của họ.

- Các cộng đồng tái định cư không được hỗ trợ thỏa đáng kỹ năng, kiến thức trong việc chuyển đổi từ dạng canh tác trước đây sang các dạng canh tác khác về sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng thủy hản sản. Có rất ít hoạt động được thực hiện để giúp họ biết trồng lương thực và tạo ra môi trường có đủ lương thực tại nơi ở mới của họ. Điều này dẫn đến sự mất an ninh lương thực lớn hơn. Trước mắt, người bị ảnh hưởng đang đối đầu với những khó khăn về di dời tới mơi trường, cộng đờng, khí hậu mới và cuộc sống hoàn toàn khác. Về lâu dài, họ gặp rủi ro vì khả năng, kỹ năng lao động không đáp ứng được.

Về nguồn nhân lực xã hội

- Sự khơng hịa nhập trong các cộng đồng: Một số cộng đồng đang bị chia cắt vì các thành viên họ hàng khơng thể cùng tới một điểm tái định cư mới. Những kết cấu xã hội hiện tại và các quan hệ cộng đồng đang bị phá vỡ.

- Các chương trình phục hời kinh tế thực hiện chưa thành cơng. Với chương trình ni bị, bị chết, người dân tái định cư khơng có kinh nghiệm về ni bị trong khi đó cơng ty chịu trách nhiệm về tập huấn và giám sát đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình.

- Nhà nước hỗ trợ lương thực một thời gian, xong sau đó cuộc sống như thế nào vẫn chưa giải đáp được. Nơi có nhiều đất hơn thì tḥn lợi hơn, nơi khó khăn thì hoặc là q ít hoặc có đất nhưng khó có thu nhập ổn định.

Về ng̀n lực tự nhiên

- Việc thiếu đất đai trong vùng đã làm cho công tác đền bù "lấy đất đổi đất" trở nên khó khăn. Tất cả những người tái định cư hiện đang khơng có đất canh tác nơng nghiệp. Đất đai mà cuối cùng sẽ giành cho họ thậm chí phải lấy từ các cộng đờng nhận dân, do vậy có khả năng dẫn tới những xung đột nội bộ trong tương lai. Ở một số điểm tái định cư, đất được giao cho hộ dân tái định cư nhỏ hơn diện tích họ có trước đây. Năng suất cây trồng tại vùng đất này cũng thấp hơn. Hệ thống thủy lợi thiếu. Người dân bị ảnh hưởng cảm thấy khó khăn để cải thiện tình hình và cải tạo đất. Một số hộ dân tái định cư nhận được đất ít hơn so với các hộ khác do thiếu đất tại điểm tái định cư.

- Một số khu đất và cây trồng không được thống kê đầy đủ do không đến được khu đó. Tuổi của cây trờng cũng bị hạ đi. Đơn giá đền bù cho cây trồng thấp hơn so với giá bình quân trên thị trường.

- Sự không công bằng đang nổi lên giữa các cộng đồng tiếp nhận dân và những người đang tái định cư. Trong một số trường hợp, dân sở tại có nhà nhỏ hơn so với những người tái định cư, với đền bù ít hơn. Điều này đang gây ra sự oán giận tại các điểm tái định cư.

- Thu hồi đất của cộng đồng nhận dân tái định cư: Đất đai bị thu hồi cũng như các cây trồng bị ảnh hưởng của cộng đồng nhận dân tái định cư không được lập biên bản một cách đầy đủ do đường đi lại khó khăn, khó đến được điểm thu hời. Cũng vì khơng lập biên bản đầy đủ nên không phải tất cả cộng đồng được nhận tiền đền bù đầy đủ.

Về nguồn lực vật chất

- Việc tổ chức nơi ở theo quy hoạch của một điểm dân cư tập trung. Mỗi hộ có nhà, cơng trình phụ, mảnh vườn nhỏ v.v. và một diện tích đất sản xuất. Xong, cái cảnh ở nhà nọ san sát nhà kia, ngay hàng thẳng lối chỉ tiện cho quy hoạch, xây dựng

cơ sở hạ tầng. Còn tập qn sống của người dân thì khó tính được đầy đủ. Đất thổ cư, nhà cửa và các cơ sở hạ tầng khác tại khu tái định cư có chất lượng xây dựng nhà ở tương đối kém. Mặc dù nhà ở của khu tái định cư được xây dựng theo mẫu truyền thống nhưng vẫn khơng đáp ứng hồn tồn so với tập quán của người dân nơi đây. Quy mơ diện tích đất được cấp khơng thể phù hợp cho người tái định cư. Diện tích được phân chia 200m2 cho đất sinh hoạt (gồm cả đất vườn). Cho từng hộ tại các điểm tái định cư nơng thơn bất kể quy mơ gia đình là khơng cơng bằng cho những gia đình lớn hoặc những người có nhiều tài sản trước tái định cư.

- Có chính sách cho các hộ khơng ngập nhà nhưng bị ngập hết đất sản xuất được hưởng các khoản hỗ trợ về đời sống, sản xuất v.v. Như các hộ tái định cư. Hỗ trợ một phần tài sản cho các hộ có phương tiện sản xuất ven biển, như thuyền máy, bè cá, lồng cá phải di chuyển đến nơi mới mà khơng phải sử dụng đến. Cũng cần có chế độ, chính sách với các hộ là cán bộ, cơng nhân viên, các hộ đang kinh doanh dịch vụ thuộc diện di chuyển. Về cơ sở hạ tầng, là bổ sung các tuyến đường di chuyển dân vào hạng mục các dự án thành phần để lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật; Bổ sung xây dựng trụ sở và cơng trình phụ trợ với các xã phải di chuyển hết mà vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính; Bổ sung chi phí lán trại cho những cơng trình trụ sở, trường học, trạm xá, hệ thống cấp nước, cấp điện tạm thời v.v. Chưa kịp xây dựng. Về chi phí, bổ sung chi phí thuê phương tiện cho bà con vận chuyển đàn gia súc; Thanh tốn đền bù cơng trình cơng cộng dân tự làm. Có quy chế phối hợp các cấp, các ngành; Làm rõ ng̀n quản lý phí v.v.

- Phổ biến thông tin: Những người dân tái định cư không nhận được thông tin và được tham vấn đầy đủ. Cộng đồng nhân dân tái định cư chỉ được thông báo ngay trước khi thu hồi đất. Họ không nhận được các thông tin chi tiết về giá bồi thường, thời điểm kiểm kê thiệt hại và thu hồi đất.

- Tại một số điểm, người dân sử dụng nước sinh hoạt kém chất lượng, và bị thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khơ. Theo chính sách tái định cư, Chính phủ phải cung cấp ống nước, bể nước hoặc giếng cho các làng trước khi họ tái định cư, nhưng điều này không được thực hiện tại nhiều nơi.

- Một số điểm tái định cư xây dựng nằm xa các trạm y tế. Người dân đã di chuyển tới nơi ở mới trong khi các trạm y tế vẫn đang xây dựng.

Về nguồn lực tài chính

- Đa số người dân tái định cư hiện đang sống nhờ tiền bồi thường thiệt hại, tiền chi phí hỗ trợ tái định cư và thu nhập từ ruộng vườn cũ chưa bị ngập. Tại điểm tái định cư Mỹ Thọ các hoạt động khôi phục sinh kế cho người dân chưa thực sự được thực hiện theo mục tiêu đề ra. Một phần do diện tích đất canh tác quá nhỏ và phương thức canh tác bị thay đổi đột ngột so với tập quán sản xuất trước kia của các hộ dân tái định cư.

- Rất nhiều hộ khi nhận khoản tiền mặt đền bù lớn đã gặp khó khăn trong việc quản lý và sử dụng khoản tiền này. Một số hộ đã mua xe máy, còn số khác lại lãng phí về uống rượu hoặc cờ bạc. Những hộ này chắc chắn sẽ gặp cảnh thiếu lương thực trong tương lai và có thể lại rơi vào cảnh nghèo túng nếu như khơng tìm được những ng̀n thu nhập bền vững.

Với những hạn chế trên đây, sự hạn chế về đất đai là cản trở lớn nhất trong việc đảm bảo sinh kế của các hộ nông dân và sự phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Việc tận dụng diện tích đất bán ngập để tiến hành sản xuất nông nghiệp là nhu cầu cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế cho các hộ gia đình thuộc dự án tái định cư triều cường tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 62 - 65)