International Transfer Pricing 2012 (ấn bản thứ 13) là một tài liệu hướng dẫn tham khảo dễ sử dụng, bao gồm một loạt các vấn đề chuyển giá tại gần 70 quốc gia trên tồn thế giới.
Nó giải thích lý do tại sao việc mỗi cơng ty cần có một chính sách chuyển giá nhất qn để có thể phản ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường mà các công ty này hoạt động trong đó là một vấn đề vô cùng quan trọng. Cuốn sách không chỉ cho thấy lý do tại sao các chính sách chuyển giá vững chắc nên được khai thác, đồng thời các chính sách như thế cần phải được tái đánh giá lại thường xuyên. Nó đưa ra lời khuyên thiết thực về một chủ đề mà sự nỗ lực đúng đắn có thể tạo ra lợi ích to lớn dưới dạng một mức thuế suất cạnh tranh và bền vững.
Đây là một tài liệu mới về chuyển giá nên cần được nghiên cứu kỹ hơn và trình bày trong các cơng trình nghiên cứu sau này.
2.5 Hoạt động chống chuyển giá của một số nước trên thế giới- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trong một thế giới tồn cầu hóa, quốc tế hóa, chuyển giá là một xu hướng tất yếu, tác động tới mọi nền kinh tế. Chống chuyển giá ngày càng trở thành vấn đề quan trọng trong chính sách thuế của các quốc gia. Đến nay, hầu hết các nước phát triển như Canada, Mexico, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống chuyển giá.
Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống quan điểm chủ yếu về chuyển giá là của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và của Mỹ. Hai hệ thống này tương tự như nhau ở những nội dung chính như khái niệm, phương pháp xác định giá, yêu cầu về thông tin, chứng từ lưu giữ của đối tượng nộp thuế… Mỹ có xu hướng sáng tạo ra các phương pháp xác định giá mới, đưa ra hướng dẫn riêng cho hàng hóa hữu hình và vơ hình bởi Mỹ là nước tiên phong trong phát triển sản phẩm sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên,
hầu hết các nước hiện nay đều thừa nhận quan điểm của OECD trong xử lý về giá chuyển giao vì nó có tính trung lập và tương đồng trong khả năng quản lý.