4.2.1 Giải pháp mang tính kỹ thuật
Khi xem xét một tập đồn kinh tế có thực hiện hành vi chuyển giá hay không, đặc biệt là trong nội bộ tập đồn, thì việc xem xét các phương thức định giá và phân loại các giao dịch nội bộ là hết sức quan trọng để có thể phát hiện yếu tố gian lận. Thông thường các nghiệp vụ mua bán trong nội bộ một tập đồn được chia thành các nhóm chính sau: mua bán trao đổi nguyên vật liệu và hàng hóa, mua bán tài sản cố định, chuyển giao công nghệ hoặc nhãn mác, cung cấp các dịch vụ tài chính. Các nghiệp vụ giao dịch nội bộ nêu trên hầu như đã xuất hiện tại VN và trong các cuộc kiểm tra của cơ quan thuế cũng đã phát hiện và xử lý về mặt thuế các trường hợp gian lận. Như vậy chúng ta nên xây dựng giá giao dịch dựa trên cơ sở nào? Theo quan điểm của OECD (lấy giá bán theo căn bản giá thị trường- ALP làm cơ sở cho việc tính giá chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp FDI) hay theo quan điểm của Mỹ là lấy lợi nhuận làm căn bản để đánh giá các hoạt động chuyển giao. Thật ra cả hai quan điểm đều là hai phương pháp để đi đến một mục đích là hạn chế tiêu cực trong q trình tính giá trong các giao dịch nội bộ của doanh nghiệp FDI, được các quốc gia trên thế giới áp dụng rộng rãi. Vì vậy thiết nghĩ VN không cần thiết phải xây dựng phương pháp mới mà chỉ cần áp dụng các phương pháp này sao cho phù hợp với tình hình kinh tế tại VN tùy từng trường hợp cụ thể, và nếu cần thiết cũng có thể kết hợp hai hay ba phương pháp lại với nhau để có được kết quả tốt nhất.
Trong nội dung Thông tư 117/2005/TT-BTC ban hành ngày 19/12/2005 đã có hướng dẫn thực hiện 5 phương pháp xác định giá thị trường như sau:
- Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập - Phương pháp giá bán lại
- Phương pháp giá vốn cộng lãi - Phương pháp so sánh lợi nhuận - Phương pháp tách lợi nhuận
Về nội dung các phương pháp này đã được trình bày rất kỹ trong thơng tư cũng như trong phần lý luận của luận văn này. Vấn đề còn lại là việc vận dụng các phương pháp này vào từng trường hợp cụ thể trong thực tế và nhận biết các dấu hiệu gian lận để lựa chọn phương pháp cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.
Trường hợp do tính đặc thù hoặc duy nhất của giao dịch liên kết, doanh nghiệp không thể lựa chọn được giao dịch độc lập để so sánh với các phương pháp xác định giá thị trường, doanh nghiệp phải giải trình lý do (bao gồm cả các thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) và thực hiện một trong các giải pháp sau:
- Giải pháp tổng hợp
Mở rộng phạm vi lựa chọn các giao dịch (hoặc doanh nghiệp) độc lập sang phân ngành kinh tế quốc dân (theo Danh mục ngành kinh tế quốc dân do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành) khác với phân ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động để so sánh với điều kiện các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch độc lập đó có chức năng hoạt động tương đương với doanh nghiệp; thực hiện phân tích 4 tiêu thức ảnh hưởng và loại trừ các khác biệt trọng yếu trên cơ sở các tiêu thức kinh tế được sử dụng trong phân ngành để phản ánh khách quan hiệu quả đầu tư kinh doanh, tăng trưởng kinh tế hoặc giá trị gia tăng của sản phẩm. Số lượng giao dịch độc lập hoặc doanh nghiệp độc lập được chọn để so sánh ít nhất là 5 (năm).
Xác định biên độ giá thị trường chuẩn theo các cách tính của phương pháp xác định giá phù hợp nhất; sử dụng hàm toán thống kê tứ phân vị hoặc hàm toán thống kê bách phân vị để xác định biên độ giá thị trường chuẩn và giá trị trung vị phù hợp được rút ra từ biên độ giá thị trường chuẩn.
Trường hợp giá bán sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết không thấp hơn giá trị trung vị thuộc biên độ giá thị trường chuẩn hoặc giá mua sản phẩm trong giao dịch liên kết không cao hơn giá trị trung vị này thì doanh nghiệp khơng phải thực hiện điều chỉnh đối với giao dịch liên kết. Trường hợp giá bán sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết thấp hơn giá trị trung vị này hoặc giá mua sản phẩm trong giao dịch liên kết cao hơn giá trị trung vị này thì doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh theo giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn nhưng không thấp hơn giá trị trung vị phản ánh mức giá bán, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời tương ứng hoặc không cao hơn giá trị trung vị phản ánh mức giá mua tương ứng.
Tùy từng trường hợp, doanh nghiệp sử dụng kết hợp các phương pháp xác định giá hoặc áp dụng đồng thời 2 phương pháp xác định giá để bổ trợ kiểm tra tính chính xác và khách quan của mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết. Riêng đối với phương pháp tách lợi nhuận, cách tính thứ 2, là căn cứ để điều chỉnh lợi nhuận cơ bản; doanh nghiệp thực hiện tiếp việc phân chia lợi nhuận phụ trội.
- Giải pháp vận dụng số liệu giữa các kỳ
Doanh nghiệp vận dụng các giao dịch liên kết tương đương đã được xác định giá thị trường theo các hướng dẫn tại Thông tư này giữa các kỳ (khơng q 5 năm tính từ thời điểm phát sinh giao dịch liên kết), lập hồ sơ phân tích so sánh 4 tiêu thức ảnh hưởng giữa các giao dịch, điều chỉnh các khác biệt trọng yếu và sử dụng các căn cứ khách quan để điều chỉnh các giá trị kinh tế theo thời gian (ví dụ: tỷ lệ tăng giá bình quân, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế) để xác định mức giá sản phẩm, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời phù hợp của giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ kê khai nộp thuế TNDN.
4.2.2 Xây cơ sở dữ liệu giá cả cho các giao dịch
Hiện nay, các cơ quan chức năng hầu như đều chưa xây dựng được một cơ sở dữ liệu về giá cả của các loại hàng hóa được giao dịch giữa các công ty độc lập và các công ty liên kết với nhau. Vì vậy khi một nghiệp vụ mua bán nội bộ xảy ra, các cơ quan chức năng rất khó khăn trong việc tìm kiếm một nghiệp vụ mua bán tương đương để so sánh xem nghiệp vụ mua bán nội bộ này có tuân thủ theo nguyên tắc giá thị trường hay khơng.
Vì vậy, để có được một cơ sở dữ liệu làm nguồn số liệu để so sánh giá cả của các giao dịch thì các cơ quan như thuế, thống kê, cơ quan tài chính vật giá và các cơng ty kiểm tốn cần phải tăng cường mối liên hệ qua lại và hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau xây dựng một cơ sở dữ liệu thống nhất. Thông thường, mỗi cơ quan sẽ thu thập dữ liệu theo những cách thức khác nhau sao cho phù hợp với từng mục đích riêng, điều này dẫn đến việc dữ liệu của mỗi cơ quan sẽ khác nhau, các báo cáo số liệu chồng chéo lên nhau. Như vậy, hậu quả là các cơ sở dữ liệu một mặt khơng chính xác về số liệu, mặt khác các báo cáo làm phiền hà các doanh nghiệp, gây lãng phí cho doanh nghiệp và cho xã hội.
Để xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả các giao dịch thị trường thì các cơ quan phải tập hợp số liệu qua nhiều thời điểm khác nhau, các loại giao dịch khác nhau nhằm làm đa dạng hóa cho cơ sở dữ liệu. Tránh những trường hợp số liệu được lấy trong một thời điểm biến động lớn của thị trường (giá cả của các giao dịch khơng phản ánh được bản tính khách quan). Cơ sở dự liệu về giá cả phải thống nhất một nguồn số liệu và nên được phổ biến cho cơng chúng có thể vào tra cứu theo từng thời điểm. Nên xây dựng một trang web chứa cơ sở dữ liệu giá cả giao dịch để các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp có thể tra cứu và làm căn cứ khi xem xét giao dịch mua bán tại doanh nghiệp có thực hiện thủ thuật chuyển giá hay không.
Tăng cường kết hợp lấy thông tin từ hệ thống ngân hàng, đây là một kênh hiệu quả và phản ánh trung thực các nghiệp vụ chuyển giao và giá cả chuyển giao. Đưa ra các giải pháp khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hệ thống ngân hàng, giảm các giao dịch tiền mặt và tăng tính minh bạch cho thị trường. Hệ thống ngân hàng hoạt động tốt sẽ cung cấp cho các cơ quan các thơng tin mang tính chất vĩ mơ như tỷ suất sinh lợi bình qn ngành, chi phí hoạt động và doanh thu bình qn từng ngành rất chính xác và hữu ích cho các cơ quan kiểm sốt vấn đề chuyển giá làm tài liệu khi xem xét các doanh nghiệp FDI nghi ngờ có gian lận.
Trong một số trường hợp, các cơ quan quản lý có thể xây dựng một hệ thống thơng tin tình báo kinh tế về các doanh nghiệp FDI trên phạm vi quốc tế. Các trung tâm thu thập và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp FDI được đặt trụ sở tại nhiều quốc gia trên thế giới để có thể phản ảnh kịp thời thơng tin chi tiết về lịch sử hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi các doanh nghiệp FDI đầu tư vào thị trường VN. Các trung tâm này cũng cảnh báo về các hoạt động không lành mạnh của các doanh nghiệp FDI nếu có xảy ra trên các nước khác cũng như các trung tâm xuất hóa đơn mà các doanh nghiệp FDI này lập ra tại các quốc gia được xem là “thiên đường thuế”. Các trung tâm tiến hành ghi nhận các nghiệp vụ mua bán phát sinh giữa các công ty con trong nội bộ một doanh nghiệp FDI và các công ty độc lập với nhau nhằm làm nên tảng số liệu khi cần so sánh và đối chiếu trong công tác thanh tra điều tra.