v
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định lượng chính thức (n=250)
Đánh giá độ tin cậy (Cronbach’s Anpha): Loại bỏ
những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ. Kiểm tra hệ số Cronbach’s Anpha
Đánh giá thang đo (EFA): Loại bỏ các biến có
trọng số EFA nhỏ. Kiểm tra nhân tố trích được và phương sai trích được
Phân tích hồi quy bội: kiểm tra tương quan, phân tích hồi quy: xác định các nhân tố quan trọng.
Kiểm tra sai phạm trong hồi quy tuyến tính
Kết quả nghiên cứu: kiểm định giả thuyết
nghiên cứu. Kết luận và đề xuất kiến
nghị. Thang đo nháp Thảo luận nhóm (n=15) Điều chỉnh thang đo Thang đo chính thức
Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên quan
đã được công bố giúp tác giả kế thừa được cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các
tác giả đã đi trước đồng thời giúp tác giả tập hợp yếu tố và biến quan sát từ đó xây dựng mơ hình nghiên cứu sơ bộ cho quá trình điều tra thử với các chuyên gia.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhằm đánh giá và điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, xây dựng bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng, tác giả tận dụng tối
đa cơ hội thảo luận với 10 chuyên gia, chuyên viên quản lý ở lĩnh vực mạng điện
thoại di động trong các công ty viễn thông di động và 5 khách hàng là những người
đã sử dụng mạng điện thoại di động lâu năm để chỉnh sửa mơ hình nghiên cứu và
xây dựng các cơng cụ thu thập dữ liệu sơ cấp trong quá trình điều tra chính thức. - Sau khi chỉnh sửa, hồn thiện mơ hình nghiên cứu và cơng cụ thu thập dữ liệu sơ cấp (phiếu khảo sát), tác giả tiến hành điều tra chính thức trên diện rộng.
Bảng câu hỏi sẽ được khảo sát thông qua việc phỏng vấn trực tiếp và gửi qua thư
điện tử đến khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Kết quả khảo sát được nhập liệu vào phần mềm xử lý số liệu thống kế SPSS 20.0 để tiến hành: (1) xác định mức độ tương quan của các biến quan sát trong
thang đo với nhau thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kế đến thu nhỏ, tóm tắt và sắp xếp lại các biến quan sát nhằm xác định các biến có ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng nhờ phân tích nhân tố EFA; (2) xác định trọng số của
các biến ở phần (1) đến biến quyết định lựa chọn bằng cách kiểm định tương quan hồi quy bội tuyến tính; (3) kiểm định các giả thuyết trong việc quyết định lựa chọn
mạng điện thoại di động của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh thơng qua kiểm
định hồi quy bội và (4) kiểm định T – Test, ANOVA giúp tác giả so sánh sự khác
biệt về quyết định lựa chọn sử dụng mạng điện thoại di động của khách hàng tại
thành phố Hồ Chí Minh theo đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập).Với kết quả thu được, tác giả tiến hành phân tích, so sánh để khẳng định các
giả thuyết đã được nêu ra trong nghiên cứu và đóng góp ý kiến của tác giả đối với
giá trị thực tiễn của đề tài.