Mơ hình 10 yếu tố của Kovach

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên trực tiếp sản xuất của công ty TNHH kim may organ việt nam (Trang 30)

1.1.3.2. Nghiên cứu thang đo động viên nhân viên của PGS.TS. Trần Thị Kim Dung

Thang đo động viên nhân viên của PGS.TS. Trần Thị Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy được đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số 244 tháng 2 năm 2011. Đây là mơ hình kế thừa từ rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được PGS.TS. Trần Thị Kim Dung sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và dựa trên mẫu khảo sát với 445 cán bộ nhân viên đang làm việc toàn thời gian trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để phát triển thang đo động viên nhân viên. Kết quả cho thấy, thang đo động viên nhân viên 4 thành phần gồm có: (1) Cơng việc phù hợp; (2) Chính sách chế độ đãi ngộ hợp lý (lương thửơng, phúc lợi, thăng tiến); (3) Quan hệ tốt trong cơng việc; và (4) Thương hiệu cơng ty.Trong đó, các yếu tố thuộc Chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý có tác động mạnh nhất đối với việc động viên kích thích cán bộ nhân viên.

Hình 1.4. Mơ hình động viên nhân viên của PGS.TS. Trần Thị Kim Dung (2011)

Nguồn: Tạp chí Phát triển kinh tế số 244 tháng 2/2011

Động viên chung Cơng việc

Chính sách chế độ đãi ngộ

Quan hệ nơi làm việc Thương hiệu công ty

1.1.3.3. Một số nghiên cứu khác:

Lê Thị Thùy Uyên (2007) nghiên cứu các yếu tố tạo động lực cho nhân viên dựa

trên mơ hình mười yếu tốđộng viên của Kovach. Mục tiêu của đề tài: 1) Các yếu tố tạo động lực cho nhân viên. 2) Thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tốkhám phá (EFA), phân tích nhân tố kiểm định (CFA) và dựa trên mẫu khảo sát với 482 cán bộ nhân viên đang làm việc toàn thời gian trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng và Kontum. Thang đo các yếu tố tác động đến động lực làm việc được hiệu chỉnh gồm tám thành phần: (1) Tiền lương cao; (2) Công việc lâu dài; (3) Điều kiện làm việc tốt; (4) Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (5) Công việc thú vị; (6) Được tự chủ trong công việc; (7) Được công nhận đầy đủ trong công việc; (8) Lãnh đạo cơng ty.

Hình 1.5. Mơ hình động lực làm việc của Lê Thị Thùy Uyên (2007)

Nguồn: Nghiên cứu của Lê Thị Thùy Uyên (2007)

Tiền lương cao

Công việc lâu dài

Điều kiện làm việc tốt

Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

Công việc thú vị

Được tự chủ trong công việc

Được công nhận đầy đủ

Lãnh đạo công ty

Lê Thị Bích Phụng (2011) đã thực hiện nghiên cứu định tính để điều chỉnh thang đo từ mơ hình mười yếu tố động viên nhân viên của Kovach sang cho nhân viên các doanh nghiệp tại Tp.HCM. Nghiên cứu định lượng được tiến hành với mẫu khảo sát trên 201 nhân viên đang làm việc toàn thời gian nhằm kiểm định và đánh giá mức độảnh hưởng đến động lực làm việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy mơ hình đã điều chỉnh gồm 29 biến quan sát thuộc sáu yếu tố với mức độảnh hưởng đến động lực làm việc lần lượt từ cao đến thấp là: (1) cơng việc; (2) thương hiệu & văn hóa cơng ty; (3) cấp trên trực tiếp; (4) đồng nghiệp; (5) chính sách đãi ngộ và (6) thu nhập & phúc lợi.

Hình 1.6. Mơ hình động lực làm việc của Lê Thị Bích Phụng (2011)

1.2. Mơ hình và thang đo đề xuất cho nghiên cứu:

Tác giả chọn mơ hình Thang đo động viên nhân viên của PGS.TS. Trần Thị Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy được đăng trên tạp chí Phát triển kinh tế số 244 tháng 2 năm 2011 để kế thừa nghiên cứu cho đề tài này. Đây là mơ hình kế thừa từ rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được PGS.TS. Trần Thị Kim Dung tổng hợp và điều chỉnh cho nhân viên các doanh nghiệp tại TP. HCM nên mang tính đại diện cao, đồng thời tác giả thấy đây là mơ hình phù hợp nhất với đề tài nghiên cứu nên chọn làm mơ hình kế thừa.

Như vậy, mơ hình nghiên cứu kế thừa của tác giả gồm 4 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc, như hình 1.6 dưới đây:

Hình 1.7. Mơ hình nghiên cứu kế thừa

Nguồn: Tác giả nghiên cứu

Động lực làm việc Cơng việc

Chính sách chế độ đãi ngộ

Quan hệ nơi làm việc Thương hiệu công ty

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 1.3.1. Quy trình nghiên cứu: 1.3.1. Quy trình nghiên cứu:

Hình 1.8. Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nghiên cứu định lượng chính thức (N=183) Kiểm định độ tin cậy

Cronbach‟s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích tương quan và hồi quy kiểm định sự phù hợp mơ hình

Nghiên cứu định tính

Phương pháp 20 ý kiến Phỏng vấn tay đơi Thảo luận nhóm

Bảng câu hỏi sơ bộ Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các mơ hình nghiên cứu trong và ngồi nước

Mơ hình nghiên cứu kế thừa và Thang đo đã được kiểm định

Nghiên cứu định lượng sơ bộ (N=77)

Kiểm định độ tin cậy Cronbach‟s Alpha Phân tích nhân tố khám phá EFA

GIẢI PHÁP Phân tích thực trạng Ưu nhược điểm và nguyên nhân

1.3.2. Nghiên cứu định tính:

Nghiên cứu định tính là nghiên cứu khám phá, là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mơ tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Cung cấp thơng tin tồn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Cuối cùng, phương pháp nghiên cứu định tính cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó.

Mục đích của nghiên cứu định tính là tác giả muốn khám phá các biến quan sát mới đặc trưng tại công ty TNHH Kim May Organ Việt Nam ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Các biến quan sát mới này sẽ kết hợp với các biến trong thang đo mơ hình kế thừa của Trần Thị Kim Dung (2011) (Phụ lục 1) làm cơ sở tiến hành khảo sát sơ bộ.

Quy trình nghiên cứu định tính của tác giả thơng qua 3 bước sau:

Bƣớc 1: Phƣơng pháp 20 ý kiến

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách phát cho người được khảo sát phiếu trắng đánh số từ 1 đến 20, nhằm khai thác triệt để những biến quan sát mới, khơng gợi ý bất kì ý nào.

Tác giả đã gửi bảng khảo sát 20 ý kiến (Phụ lục 2A) cho 5 nhân viên trực tiếp sản xuất của cơng ty TNHH Kim May Organ Việt Nam,sau đó phỏng vấn thêm vài người nữa cho đến khi không thêm được biến quan sát nào mới nữa, thu thập kết quả rồi tổng hợp, loại bỏ các ý kiến trùng lắp thành bảng tổng hợp 20 ý kiến bao gồm 62 biến quan sát thu thập được (Phụ lục 2B).

Bƣớc 2: Nghiên cứu định tính bằng phƣơng pháp phỏng vấn tay đôi:

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu thông qua việc thảo luận giữa hai người: nhà nghiên cứu và đối tượng thu thập dữ liệu (Nguyễn Đình Thọ,2013). Trong quá trình phỏng vấn tác giảcần nêu rõ lý do, mục đích thực hiện cuộc phỏng vấn, đưa ra một

số gợi ý nhằm giúp cho đối tượng được phỏng vấn nắm rõ được vấn đề cần trao đổi để đạt được kết quả tốt hơn của cuộc phỏng vấn.

Sau khi tổng hợp các ý từ phương pháp 20 ý kiến, tác giả bổ sung vào thang đo mơ hình thành bảng tổng hợp đi phỏng vấn tay đơi bao gồm 71 biến quan sát (Xem dàn bài ở phụ lục 3A) với mục đích khám phá thêm biến quan sát mới (in nghiêng) và thu về kết quả thêm được 9 biến quan sát mới, tổng cộng là 80 biến quan sát (Phụ lục 3B).

Bƣớc 3: Nghiên cứu định tính bằng phƣơng pháp thảo luận nhóm

Là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thơng qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu với sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu. Trong quá trình thảo luận nhà nghiên cứu ln tìm cách đào sâu bằng cách hỏi gợi ý trực tiếp các đối tượng nghiên cứu nhằm hướng dẫn cho các thảo luận sâu hơn (Nguyễn Đình Thọ,2013). Mục đích của việc thảo luận nhóm của tác giả là nhằm tìm ra thêm được những biến quan sát mới của các thành viên tham gia thảo luận. Lý do thứ hai tác giả muốn thơng qua các cuộc thảo luận nhóm để có đánh giá mức độ quan trọng của từng biến quan sát có thể ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu. Căn cứ vào việc xem xét biến quan sát với các mức ảnh hưởng được đánh số từ 0 đến 3 và loại bỏ để tác giả có thể xây dựng bảng câu hỏi khảo sát.

Từ kết quả phỏng vấn tay đôi, tác giả tổ chức 2 nhóm thảo luận theo dàn bài

(Phụ lục 4A), một nhóm 9 nam và một nhóm 9 nữ nhân viên trực tiếp sản xuất của

công ty TNHH Kim May Organ Việt Nam Với mục đích phát hiện thêm biến quan sát mới và loại đi các biến quan sát bị trùng hay không ảnh hưởng đến động lực làm việc, đồng thời đánh giá mức độ quan trọng (1,2,3) của từng biến quan sát. Kết quả thu được (Phụ lục 4B) loại 44 biến bị trùng hoặc khơng thật sự ảnh hưởng cịn 36 biến sẽ là cơ sở để hình thành bảng câu hỏi đi khảo sát định lượng sơ bộ(Phụ lục 5).

1.3.3. Nghiên cứu định lƣợng:

Phương pháp định lượng là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học, khác với nghiên cứu định tính trong đó dữ liệu được dùng để khám phá qui luật của hiện tượng khoa học chúng ta cần nghiên cứu, nghiên cứu định lượng nhằm mục đích thu thập dữ liệu để kiểm định các lý thuyết khoa học đã được suy diễn từ lý thuyết đã có (Nguyễn Đình Thọ,2013).

Bước 1: Khảo sát sơ bộ

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính tác giả đã lập thành bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ với 36 biến quan sát (4 yếu tố độc lập với 31 biến quan sát và 1 yếu tố phụ thuộc với 5 biến quan sát). Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ (Phụ lục 5A) được gửi đến nhân viên công xưởng công ty, kết quả thu được tổng cộng 77 phiếu đạt yêu cầu, dùng làm dữ iệu phân tích sơ bộ. Tác giả đã tiến hành mã hóa dữ liệu (Xem phụ lục 5B), rồi nhập dữ liệu vào SPSS 20.

Bước 1.1. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach‟s alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến tổng trong bảng câu hỏi và được dùng để tính độ thay đổi của từng biến và đối tương quan giữa các biến. Tiêu chuẩn đánh giá: Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng <0.3 sẽ bị loại và khi Cronbach alpha có giá trị từ 0.6 trở lên thì thang đo được xem là đảm bảo độ tin cậy.

Kiểm định Cronbach‟s Alpha cho từng yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc, tác giả thấy 5/5 yếu tố và 36/36 biến đều đạt với Cronbach‟s Alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng từng biến> 0.3. Khơng có biến quan sát nào bị loại. Thang đo đạt độ tin cậy. (Xem phụ lục 6A)

Bước 1.2. Phân tích nhân tố EFA

Phân tích nhân tố để nhóm các biến ít tương quan với nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành các nhân tố

đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu. Phân tích nhân tố bao gồm các bước sau:

Bước 1: Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu bằng chỉ số KMO và giá trị thống kê Barlett. Tiêu chuẩn đánh giá:Chỉ số KMO> 0.5 và mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig<0.05)

Bước 2: Phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích và xác định các biến thuộc từng nhân tố. Tiêu chuẩn đánh giá:Tổng phương sai trích > 50% để chứng tỏ mô hình trên phù hợp và điểm dừng trích >1

Bước 3: Đảm bảo “Giá trị hội tụ” (các biến hội tụ về cùng 1 nhân tố) và “Giá trị phân biệt” (thuộc về nhân tố này và phải phân biệt với nhân tố khác). Tiêu chuẩn đánh giá:Hệ số tải của cùng 1 biến quan sát phải chênh nhau 0.3 thì lúc đó mới giữ lại biến này và nó sẽ thuộc về nhân tố mà nó tải lên cao nhất (đương nhiên là phải thỏa điều kiện hệ số tải >0.5).

Từ kết quả phân tích bảng 1.5 tác giả nhận xét thấy KMO = 0.858 > 0.5 với kiểm định Bartlett‟s có Sig = 0.000 < 0.05. Tổng phương sai trích = 82.71% >50% với các điểm dừng trích đều > 1. Hệ số tải nhân tố tải lên mức cao nhất đều >0.5 và khơng có mức chênh lệch <0.3. Như vậy, 36 biến quan sát thuộc 4 yếu tố phụ thuộc và 1 yếu tố độc lập được tác giả đưa vào bảng câu hỏi đi khảo sát chính thức.

Bước 2: Khảo sát chính thức.

Căn cứ vào kết quả khảo sát sơ bộ tác giả đã lập thành bảng câu hỏi chính thức (xem phụ lục 5A) có 5 yếu tố với 36 biến quan sát, các dòng in nghiêng là các biến quan sát mới được khám phá trong q trình nghiên cứu định tính so với thang đo mơ hình nghiên cứu kế thừa, các yếu tố được mã hóa như sau.

Dữ liệu thu thập qua khảo sát chính thức được nhập vào SPSS 20, thơng qua công cụ Excel 2010 để có thể dễ dàng kiểm sơ bộ và các lỗi phát sinh trong q trình nhập dữ liệu vào máy tính. Các bước tiếp theo được thực hiện như sau:

Bước 2.2: Phân tích nhân tố khám phá hay kiểm định giá trị thang đo EFA cho các biến quan sát.

Kết quả phân tích cụ thể sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong chương 2 làm cơ sở phân tích thực trạng tạo động lực cho nhân viên trực tiếp sản xuất của công ty TNHH Kim May Organ Việt Nam.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Trong chương 1 đã trình bày đầy đủ cơ sở lý thuyết về động lực làm việc của nhân viên bao gồm:

- Các khái niệm về động lực làm việc, tạo động lực và vai trò tạo động lực. - Các thuyết về động lực cũng như mơ hình nghiên cứu trên thế giới

- Mơ hình tác giả đề xuất là mơ hình thang đo động viên nhân viên đã được PGS.TS Trần Thị Kim Dung áp dụng các mơ hình nước ngồi nghiên cứu tại Việt Nam.

Chương 1 cũng trình bày chi tiết quy trình nghiên cứu bao gồm các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để điều chỉnh thang đo với bước đầu khảo sát sơ bộ, kết quả khảo sát chính thức sẽ được trình bày chi tiết trong chương tiếp theo.

Từ cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu trên làm tiền đề để tác giả phân tích thực trạng ở chương 2.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH KIM MAY ORGAN VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty

2.1.1. Giới thiệu về Organ Group

Organ Group là công ty chuyên sản xuất kim may, kim dệt với chất lượng đứng đầu thế giới, số lượng đứng thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc, với tiền thân là công ty sản xuất kim đĩa hát.

Lịch sử hình thành cơng ty Organ Group

 Năm 1920, công ty được thành lập tại Tokyo, Nhật với sản phẩm kim đĩa hát.

 Năm 1939, kim may được sản xuất dưới thương hiệu ORGAN.

 Năm 1950, công ty xuất bán kim may cho nước ngồi đầu tiên là Mỹ.  Năm 1954, cơng ty sản xuất kim dệt.

 Năm 1967, thành lập công ty TAIWAN ORGAN TRADINGở Đài Loan.

 Năm 1970, thành lập công ty KYUSHU ORGAN tại Nhật.

 Năm 1974, thành lập công ty ORGAN tại Hồng Kông.

 Năm 1977, cùng đối tác thành lập công ty R+M GMBH kinh doanh tại Đức

 Năm 1981, thành lập công ty ORGAN (SINGAPORE) tại Singapore.

 Năm 1995, thành lập công ty ORGAN (VIETNAM) tại Việt Nam.

 Năm 2001, thành lập công ty ORGAN (SHANGHAI) tại Thượng Hải,

Trung Quốc.

 Năm 2003, thành lập công ty CHONGQING ORGAN tại Trung Quốc.

 Năm 2007, thành lập công ty CHONGQING MASUJIMA ORGAN tại

Trung Quốc.

 Năm 2009, R+M GMBH tại Đức chính thức đổi tên là ORGAN EUROPE

2.1.2. Giới thiệu về công ty TNHH Kim May Organ Việt Nam

Thông tin chung về công ty :

 Tên cơng ty : CƠNG TY TNHHKIM MAY ORGAN (VIỆT NAM)

 Địa chỉ : U.02-12a, Đường số 22, Khu chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đơng, Quận7, thành phố Hồ Chí Minh

 Điện thoại : 08-37701473

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho nhân viên trực tiếp sản xuất của công ty TNHH kim may organ việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)