CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan lý thuyết về thông tin trên BCTC
2.1.3 Thông tin trên BCTC
Theo chuẩn mực số 21 – trình bày BCTC Ban hành và công bố theo Quyết định số
234/2003/QĐ-BTC:
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm :
[1] Bảng cân đối kế toán;
[2] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; [3] Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
[4] Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1.3.1 Bảng cân đới kế toán:
Bảng cân đối kế toán hay cịn gọi là báo cáo tình hình hay báo cáo vị thế tài chính, cho biết tình trạng tài sản của cơng ty, nợ và vốn cổ đông vào một thời điểm ấn định, thường là lúc cuối tháng. Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. Số liệu trên Bảng cân đối kế tốn cho biết tồn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản , nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế tốn, ta có thể nhận xét, đánh giá khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp .
2.1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trong khi bảng cân đối kế toán cho ta một ‘bức ảnh chụp nhanh’ về tình hình tài chính của cơng ty vào một thời điểm cụ thể thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày số đo lợi nhuận trong một thời đoạn.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh giúp người sử dụng báo cáo tài chính dự đốn dịng tiền trong tương lai theo nhiều cách thức. Đặc biệt là các nhà đầu tư và các chủ nợ: Đánh giá kết quả thực hiện của công ty trong quá khứ; Cung cấp cơ sở cho việc dự đoán kết quả thực hiện trong tương lai; Giúp đánh giá mức độ rủi ro hay tính khơng chắc chắn của các dịng tiền đạt được trong tương lai.
2.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Theo VAS 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là
một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thơng tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.”
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp cho các đối tượng sử dụng biết DN đã tạo ra tiền từ những nguồn nào và chi tiêu tiền cho những mục đích gì. Trên cơ sở đó, Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp các đối tượng sử dụng đánh giá về khả năng trang trải công nợ, chi trả cổ tức trong tương lai của doanh nghiệp.
2.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là bộ phận hợp thành của hệ thống báo cáo tài chinh của đơn vị. Thuyết minh Báo cáo tài chính đưa ra thông tin chi tiết và mở rộng các thơng tin tóm tắt trong Báo cáo tài chính, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động thực tế của cơng ty trong khoảng thời gian báo cáo.
Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác khơng thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.
2.1.4 Vai trị của thơng tin trên BCTC đối với nhà đầu tư:
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thơng tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan tới việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra ln có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và doanh lợi đạt được. Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năng tăng trưởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân tích các thơng tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó
đưa ra những quyết định phù hợp. Và báo cáo tài chính là nơi cung cấp cho các nhà đầu tư những thơng tin hữu ích đó.
Tóm lại, có thể thấy rằng báo cáo tài chính của một doanh nghiệp là cơ sở vững chắc, rõ ràng cho quyết định của nhà đầu tư. Nếu biết cách sử dụng nó, nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời, và mang lại lợi nhuận cao.
2.2 Tổng quan lý thuyết về cổ phiếu và giá cổ phiếu 2.2.1 Cổ phiếu 2.2.1 Cổ phiếu
2.2.1.1. Khái niệm
Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH-11 ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”
Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào cơng ty phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
2.2.1.2. Đặc điểm
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó khơng thể hiện thời hạn hồn vốn; khơng có kỳ hạn.
Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý.
Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của cơng ty.
2.2.1.3 Các loại cổ phiếu
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt cổ phiếu phổ thơng (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi - Đây là cách phân loại phổ biến nhất.
Cổ phiếu phổ thông: Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong
các loại cổ phần của một công ty cổ phần. Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm giữ.
Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong
một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chỉ tập trung vào cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường)
2.2.2 Giá cổ phiếu thường
Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường
Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để
ghi sổ sách kế tốn của cơng ty. Mệnh giá cổ phiếu khơng có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư, nên nó khơng liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công ty phát hành ra.
Giá trị sổ sách: của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa
Trường hợp cơng ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành. Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang lưu hành.
Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể
hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá trị thị trường hay còn được gọi là giá thị trường. Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không do người nào khác quyết định, mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó.
Tóm lại, giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biến động.
2.3 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu 2.3.1 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu
Kế tốn đóng một vai trị quan trọng trong khái niệm về việc tạo ra và truyền đạt sự giàu có của cơng ty (Meyer , 2007) . Việc đưa ra các quyết định đúng đắn của các nhà đầu tư phụ thuộc vào việc thu thập thông tin phù hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Beisland (2009 ) khẳng định rằng một trong những mục tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính là cung cấp cho các nhà đầu tư vốn cổ phần với các thơng tin có liên quan để đánh giá giá trị công ty . Một trong những nguồn quan trọng nhất của thông tin cho các nhà đầu tư là báo cáo tài chính được trình bày bởi các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ( Ghayoumi , Nayeri , Ansari & Raeesi , 2011). Các nhà đầu tư và các bên quan tâm khác của kế tốn sử dụng của báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin để đánh giá rủi ro và giá trị của công ty khi tham gia quyết
định đầu tư. Tuy nhiên mới đây , dường như có một e ngại rằng báo cáo tài chính đã bị mất giá trị liên quan của chúng vì những thay đổi hàng loạt trong nền kinh tế ( Amir & Lev, 1996). Điều này đã mang lại một cuộc tranh luận dữ dội và nghiên cứu. Tầm quan trọng của thơng tin kế tốn có thể được đánh giá bằng khả năng của các thơng tin tài chính được chứa đựng trong các báo cáo tài chính để giải thích các biện pháp(measures) thị trường chứng khoán. Giá trị của thông tin kế tốn có thể được phân tích bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa giá trị thị trường của vốn cổ phần (giá cổ phiếu) với dữ liệu kế toán như giá trị sổ sách của cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phần và lợi nhuận trên vốn đầu tư (Beisland, 2009). Beisland (2009) thừa nhận rằng thơng tin tài chính có giá trị liên quan, số liệu kế toán phải được liên quan đến giá trị hiện tại công ty. Ông cũng lập luận rằng nếu khơng có mối liên quan giữa số liệu kế tốn và giá trị cơng ty, thơng tin kế tốn có thể khơng được gọi là giá trị có liên quan do đó, các báo cáo tài chính khơng thể thực hiện một trong những mục tiêu chính của nó là để cung cấp cho các nhà đầu tư với các thông tin phù hợp để đánh giá giá trị công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế vì thơng tin kế tốn có liên quan có thể được mơ tả như là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển thị trường chứng khốn (Oyerinde, 2009).
Bên cạnh đó , vai trị của số liệu kế tốn trong định giá cơng ty đưa đến những lợi ích cơ bản cho các nhà phân tích , các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu là như nhau. Có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng thơng tin kế tốn với hy vọng đưa ra được các quyết định hợp lý. Nhưng việc sử dụng thơng tin kế tốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một số trong đó có liên quan đến người sử dụng các thông tin và một số khác liên quan đến chất lượng và số lượng của các thơng tin
2.3.2 Các mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu:
relation) . Mối quan hệ giữa cổ tức, lợi nhuận và giá trị sổ sách đảm bảo rằng sự thay đổi của giá trị sổ sách sẽ khác với thu nhập trên mỗi cổ phiếu trừ đi cổ tức trên mỗi cổ phiếu . Điều này sẽ được thảo luận chi tiết trong phần 2.3.2.2 . Mơ hình thu nhập thặng dư thực chất được chuyển đổi từ mơ hình chiết khấu cổ tức. Do đó , để hiểu mơ hình Ohlson, tác giả lần lược sẽ giới thiệu sơ lược về các mơ hình chiết khấu cổ tức và mơ hình thu nhập thặng dư .
2.3.2.1 Mơ hình chiết khấu cổ tức
Khi định giá một cổ phiếu sử dụng mơ hình chiết khấu cổ tức , giá cổ phiếu sẽ được xuất phát từ dòng cổ tức mà các chủ sở hữu sẽ nhận được trong suốt kỳ nắm giữ, chiết khấu theo chi phí vốn, cộng với số tiền mà chủ sở hữu sẽ nhận được khi các cổ phiếu được bán ra. Tuy nhiên, giá bán của một cổ phần được xác định bởi chiết khấu cổ tức mà các chủ sở hữu mới hy vọng sẽ nhận được trong thời gian nắm giữ tiếp theo. Nếu công ty được kỳ vọng sẽ tồn tại vô thời hạn , mức giá hiện tại của cổ phiếu P0 có thể được tính bằng cách chiết khấu dịng cổ tức trong tương lai được thể hiện theo công thức sau đây .
𝑷𝟎 = ∑ 𝑬𝟎[𝒅𝒕]
(𝟏+𝑬𝟎[𝒓𝒕])𝒕
∞
𝒕=𝟏 (1.1)
Nguồn: Scott &Malcolm 2005
Trong đó: E0 là giá trị kỳ vọng của cổ tức dt là tiền thanh toán cổ tức
rt là chi phí cơ hội của dịng tiền.
Phương trình trên là một cơng thức chung của mơ hình chiết khấu cổ tức khá phổ biến trong hầu hết các sách văn bản tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là khó áp dụng do những khó khăn trong việc ước tính dịng cổ tức thanh toán và tỷ lệ chiết khấu cho một kỳ vơ thời hạn. Vì vậy, khi ứng dụng vào thực tế nó đã được đơn giản hóa mơ hình bằng cách giả định tốc độ tăng trưởng cổ
tức là một tỷ lệ cố định. Để đơn giản hóa hơn nữa cho mơ hình, chi phí cơ hội được giả định là khơng đổi. Mơ hình đơn giản này được gọi là mơ hình chiết khấu cổ tức tăng trưởng cố định. Mơ hình này cũng được gọi là mơ hình Gordon, bởi vì mơ hình được phát triển bởi Gordon. Một giả định cần thiết cho mơ hình Gordon này là tốc độ tăng trưởng g dự kiến không đổi, và thấp hơn so với tỷ suất chiết khấu r. Mơ hình Gordon được trình bày như sau:
𝐏𝟎 = 𝐝𝟎(𝟏+𝐠)