Tổng quan lý thuyết về cổ phiếu và giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 43)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Tổng quan lý thuyết về cổ phiếu và giá cổ phiếu

2.2.1 Cổ phiếu

2.2.1.1. Khái niệm

Theo Luật Chứng khoán số 70/2006/QH-11 ngày 29 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định: “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành”

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào cơng ty phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.

2.2.1.2. Đặc điểm

 Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó khơng thể hiện thời hạn hồn vốn; khơng có kỳ hạn.

 Cổ tức không ổn định và phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Khi phá sản, cổ đông là người cuối cùng nhận được giá trị còn lại của tài sản thanh lý.

 Giá biến động nhiều nhất là trên thị trường thứ cấp, do giá chịu sự tác động của nhiều nhân tố, và nhân tố quan trọng đó là kết quả kinh doanh của cơng ty.

2.2.1.3 Các loại cổ phiếu

Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt cổ phiếu phổ thơng (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi - Đây là cách phân loại phổ biến nhất.

Cổ phiếu phổ thông: Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất trong

các loại cổ phần của một công ty cổ phần. Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh doanh và giá trị cổ phiếu họ nắm giữ.

Cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong

một công ty, đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chỉ tập trung vào cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường)

2.2.2 Giá cổ phiếu thường

Các hình thức giá trị của cổ phiếu thường

 Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá cổ phiếu thường được sử dụng để

ghi sổ sách kế tốn của cơng ty. Mệnh giá cổ phiếu khơng có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư, nên nó khơng liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường lần đầu huy động vốn thành lập công ty. Mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công ty phát hành ra.

 Giá trị sổ sách: của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa

Trường hợp cơng ty chỉ phát hành cổ phiếu thường thì giá trị sổ sách của một cổ phiếu thường được xác định bằng cách lấy vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần (phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tổng tài sản với tổng số nợ) của công ty chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành. Trường hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu thường đang lưu hành.

 Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể

hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận. Giá trị thị trường hay còn được gọi là giá thị trường. Thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và cũng không do người nào khác quyết định, mà giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó.

Tóm lại, giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biến động.

2.3 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu 2.3.1 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu

Kế tốn đóng một vai trị quan trọng trong khái niệm về việc tạo ra và truyền đạt sự giàu có của cơng ty (Meyer , 2007) . Việc đưa ra các quyết định đúng đắn của các nhà đầu tư phụ thuộc vào việc thu thập thông tin phù hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Beisland (2009 ) khẳng định rằng một trong những mục tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính là cung cấp cho các nhà đầu tư vốn cổ phần với các thơng tin có liên quan để đánh giá giá trị công ty . Một trong những nguồn quan trọng nhất của thông tin cho các nhà đầu tư là báo cáo tài chính được trình bày bởi các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán ( Ghayoumi , Nayeri , Ansari & Raeesi , 2011). Các nhà đầu tư và các bên quan tâm khác của kế tốn sử dụng của báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin để đánh giá rủi ro và giá trị của công ty khi tham gia quyết

định đầu tư. Tuy nhiên mới đây , dường như có một e ngại rằng báo cáo tài chính đã bị mất giá trị liên quan của chúng vì những thay đổi hàng loạt trong nền kinh tế ( Amir & Lev, 1996). Điều này đã mang lại một cuộc tranh luận dữ dội và nghiên cứu. Tầm quan trọng của thơng tin kế tốn có thể được đánh giá bằng khả năng của các thơng tin tài chính được chứa đựng trong các báo cáo tài chính để giải thích các biện pháp(measures) thị trường chứng khoán. Giá trị của thông tin kế tốn có thể được phân tích bằng cách kiểm tra mối quan hệ giữa giá trị thị trường của vốn cổ phần (giá cổ phiếu) với dữ liệu kế toán như giá trị sổ sách của cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phần và lợi nhuận trên vốn đầu tư (Beisland, 2009). Beisland (2009) thừa nhận rằng thơng tin tài chính có giá trị liên quan, số liệu kế toán phải được liên quan đến giá trị hiện tại công ty. Ông cũng lập luận rằng nếu khơng có mối liên quan giữa số liệu kế tốn và giá trị cơng ty, thơng tin kế tốn có thể khơng được gọi là giá trị có liên quan do đó, các báo cáo tài chính khơng thể thực hiện một trong những mục tiêu chính của nó là để cung cấp cho các nhà đầu tư với các thông tin phù hợp để đánh giá giá trị công ty. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế vì thơng tin kế tốn có liên quan có thể được mơ tả như là một điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự phát triển thị trường chứng khốn (Oyerinde, 2009).

Bên cạnh đó , vai trị của số liệu kế tốn trong định giá cơng ty đưa đến những lợi ích cơ bản cho các nhà phân tích , các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu là như nhau. Có rất nhiều nhà đầu tư sử dụng thơng tin kế tốn với hy vọng đưa ra được các quyết định hợp lý. Nhưng việc sử dụng thơng tin kế tốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một số trong đó có liên quan đến người sử dụng các thông tin và một số khác liên quan đến chất lượng và số lượng của các thơng tin

2.3.2 Các mơ hình nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu:

relation) . Mối quan hệ giữa cổ tức, lợi nhuận và giá trị sổ sách đảm bảo rằng sự thay đổi của giá trị sổ sách sẽ khác với thu nhập trên mỗi cổ phiếu trừ đi cổ tức trên mỗi cổ phiếu . Điều này sẽ được thảo luận chi tiết trong phần 2.3.2.2 . Mơ hình thu nhập thặng dư thực chất được chuyển đổi từ mơ hình chiết khấu cổ tức. Do đó , để hiểu mơ hình Ohlson, tác giả lần lược sẽ giới thiệu sơ lược về các mơ hình chiết khấu cổ tức và mơ hình thu nhập thặng dư .

2.3.2.1 Mơ hình chiết khấu cổ tức

Khi định giá một cổ phiếu sử dụng mơ hình chiết khấu cổ tức , giá cổ phiếu sẽ được xuất phát từ dòng cổ tức mà các chủ sở hữu sẽ nhận được trong suốt kỳ nắm giữ, chiết khấu theo chi phí vốn, cộng với số tiền mà chủ sở hữu sẽ nhận được khi các cổ phiếu được bán ra. Tuy nhiên, giá bán của một cổ phần được xác định bởi chiết khấu cổ tức mà các chủ sở hữu mới hy vọng sẽ nhận được trong thời gian nắm giữ tiếp theo. Nếu công ty được kỳ vọng sẽ tồn tại vô thời hạn , mức giá hiện tại của cổ phiếu P0 có thể được tính bằng cách chiết khấu dịng cổ tức trong tương lai được thể hiện theo công thức sau đây .

𝑷𝟎 = ∑ 𝑬𝟎[𝒅𝒕]

(𝟏+𝑬𝟎[𝒓𝒕])𝒕

𝒕=𝟏 (1.1)

Nguồn: Scott &Malcolm 2005

Trong đó: E0 là giá trị kỳ vọng của cổ tức dt là tiền thanh toán cổ tức

rt là chi phí cơ hội của dịng tiền.

Phương trình trên là một cơng thức chung của mơ hình chiết khấu cổ tức khá phổ biến trong hầu hết các sách văn bản tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là khó áp dụng do những khó khăn trong việc ước tính dịng cổ tức thanh toán và tỷ lệ chiết khấu cho một kỳ vơ thời hạn. Vì vậy, khi ứng dụng vào thực tế nó đã được đơn giản hóa mơ hình bằng cách giả định tốc độ tăng trưởng cổ

tức là một tỷ lệ cố định. Để đơn giản hóa hơn nữa cho mơ hình, chi phí cơ hội được giả định là khơng đổi. Mơ hình đơn giản này được gọi là mơ hình chiết khấu cổ tức tăng trưởng cố định. Mơ hình này cũng được gọi là mơ hình Gordon, bởi vì mơ hình được phát triển bởi Gordon. Một giả định cần thiết cho mơ hình Gordon này là tốc độ tăng trưởng g dự kiến không đổi, và thấp hơn so với tỷ suất chiết khấu r. Mơ hình Gordon được trình bày như sau:

𝐏𝟎 = 𝐝𝟎(𝟏+𝐠)

(𝐫−𝐠) 1.2)

Nguồn: Scott &Malcolm 2005 Trong đó: P0 = giá cổ phiếu d0 = cổ tức được trả

r = lãi suất phi rủi ro ( chi phí cơ hội của vốn ) g = tốc độ tăng trưởng đều của cổ tức

g < r

Trong thực tế , tốc độ tăng trưởng cổ tức không thể là một hằng số, cũng như lãi suất phi rủi ro để duy trì hằng số trong một thời gian vơ thời hạn . Để khắc phục, Damodaran (1996 ) đưa ra một số cơng thức thay thế của mơ hình khắc phục các hạn chế của tăng trưởng cố định bằng cách chia cuộc đời cịn lại của cơng ty vào các giai đoạn khác nhau với tốc độ tăng trưởng khác nhau . Dù rằng, ước tính dịng cổ tức vẫn là vấn đề bởi vì cổ tức các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao có thể khơng trả cổ tức cho cổ đơng vì lợi nhuận sẽ được giữ lại để tài trợ cho các cơ hội tăng trưởng.

Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM) rất đơn giản dễ hiểu, dễ áp dụng và đem lại độ chính xác cao. Tuy nhiên, phương pháp cũng có một số khuyết điểm

đang tăng trưởng, khơng chia cổ tức hoặc chia cổ tức với tỷ lệ thấp so với lợi nhuận. Mơ hình này cũng xác định hết giá trị của các cơng ty có nhiều tài sản khơng hoạt động – nghĩa là tài sản khơng đóng góp vào việc tạo ra cổ tức.

2.3.2.2 Mơ hình thu nhập thặng dư

Mơ hình chiết khấu cổ tức có thể được biến đổi để thể hiện các giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu về giá trị sổ sách kế toán và thu nhập bất thường, chứ không phải là cổ tức. Khi đó, thu nhập bất thường xa được xác định là thu nhập bình thường X trừ đi chi phí vốn chủ sở hữu, được biểu hiện bằng công thức sau :

𝐗𝐭𝐚 = 𝐗𝐭 − 𝐫𝐲𝐭−𝟏 (2.1)

Nguồn: Scott &Malcolm 2005

Trong đó: xta biểu thị thu nhập bất thường tại thời điểm t

Xt biểu thị lợi nhuận kế toán tại thời điểm t r biểu thị tỷ lệ rủi ro và

yt-1 biểu thị giá trị sổ sách cổ phiếu tại thời điểm t -1

Một điều kiện cần thiết cho sự tương đương của cổ tức và các chỉ số kế tốn của mơ hình nói chung là mối quan hệ giữa cổ tức, lợi nhuận và giá trị sổ sách (clean surplus relation). Mối quan hệ này (CSR) đảm bảo rằng một sự thay đổi trong giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu y được báo cáo như là hoặc là thu nhập kế toán x hoặc là cổ tức d và nó có thể được phát biểu như sau :

𝒚𝒕 = 𝒚𝒕−𝟏 + 𝒙𝒕 − 𝒅𝒕 (2.2) Nguồn: Scott &Malcolm 2005

Từ cách xác định thu nhập bất thường và mối quan hệ giữa cổ tức, lợi nhuận và giá trị sổ sách (CSR), cổ tức có thể được xác định như sau:

𝒚𝒕 = 𝒚𝒕−𝟏+ 𝒙𝒕 − 𝒅𝒕 (2.3)

Thay thế các phương trình trên vào phương trình ( 1.1 ) mơ hình chiết khấu cổ tức trong mục 2.3.2.1 và với giả định rằng thị trường hiệu quả và tỷ suất chiết khấu là không đổi theo thời gian, giá hiện hành của một cổ phiếu có thể được tính như sau :

𝑷𝟎 = ∑ 𝑬𝟎[𝒙𝒕𝒂+(𝟏+𝒓)𝒚𝒕−𝟏−𝒚𝒕] (𝟏+𝒓)𝒕

𝒕=𝟏 (2.4)

Nguồn: Scott &Malcolm 2005

Với giả định thêm rằng E0 [ yt] / ( 1 + r )t → 0 khi t → ∞ , giá hiện hành của cổ phiếu có thể được tiếp tục đơn giản hóa thành:

𝑷𝟎 = 𝒚𝟎 + ∑ 𝑬𝟎[𝒙𝒕𝒂]

(𝟏+𝒓)𝒕 ∞

𝒕=𝟏 (2.5)

Nguồn: Scott &Malcolm 2005

Công thức này được gọi là mơ hình thu nhập thặng dư (RIM). Theo mơ hình định giá này, giá trị nội tại của một cổ phiếu gồm có 02 nhân tố: Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu năm bắt đầu và Giá trị hiện tại của dòng thu nhập thặng dư trong tương lai

Mơ hình này khắc phục những nhược điểm của mơ hình chiết khấu cổ tức như: sử dụng số liệu kế tốn có sẵn cơng khai . khơng u cầu thanh tốn cổ tức, khơng bị ảnh hưởng bởi dòng tiền âm hay khơng thể đốn trước ngắn hạn. Tuy nhiên, mơ hình này cũng gặp khó khăn trong việc áp dụng vì nó địi hỏi phải ước tính trong một thời khơng xác định.

2.3.2.3 Mơ hình Ohlson 1995:

Mơ hình thu nhập thặng dư cung cấp một liên kết lý thuyết vững chắc giữa giá cổ phiếu và hai biến kế toán , cụ thể là chủ sở hữu và giá trị hiện tại rịng của thu nhập bất thường. Nhưng nó cũng có điểm yếu tương tự như mơ hình chiết khấu cổ

nhập bất thường trong một thời gian không xác định, trừ khi nó đơn giản hóa mơ hình với các giả định về tốc độ tăng trưởng cố định cho các khoản thu nhập bất thường . Điều này là rất khó xảy ra vì trong thực tế , khoản thu nhập bất thường (lợi nhuận thặng dư) là một khoản lãi tạm thời , và thu nhập sẽ xấu dần đi đến một mức độ bình thường.

Ohlson (1995 ) đề xuất một mơ hình giả định cả thu nhập bất thường và chuỗi thông tin mà phát triển theo q trình tự hồi quy , Nó xác định các quá trình ngẫu nhiên cho các khoản thu nhập bất thường và chuỗi thông tin tuyến tính thơng qua hai phương trình dưới đây :

𝒙𝒕+𝟏𝒂 = 𝝎𝒙𝒕𝒂 + 𝒗𝒕 + 𝜺𝟏𝒕+𝟏 (3.1)

𝒗𝒕+𝟏 = 𝜸𝒗𝒕+ 𝜺𝟐𝒕+𝟏 (3.2)

Nguồn: [17]

Trong đó: νt thông tin ngồi kế tốn, giá trị thơng tin có liên quan nhưng khơng được thể hiện trên sổ sách kế tốn

1 và ε2 là sai số, có kỳ vọng = 0

ω và γ = hằng số với giá trị giữa 0 và 1, do đó lợi nhuận thặng dưsẽ giảm theo thời gian

Tiếp đó, Ohlson cho thấy, với các cơng thức nêu trên, mơ hình thu nhập thặng dư có thể được đơn giản bằng việc thể hiện cổ phiếu trong một sự kết hợp tuyến tính giữa giá trị sổ sách hiện tại, lợi nhuận hiện tại hay thông tin BCTC

Từ 2 công thức (3.1) và (3.2) tạo thành chuỗi thông tin Ohlson và được kết hợp với mơ hình thu nhập thặng dư RIM trên tạo thành mơ hình Ohlson cho phep diễn giải giá cổ phiếu trong mối liên hệ với thông tin BCTC như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)