CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.4.1 Mơ hình nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các biến nghiên cứu trong các nghiên cứu trước (trình bày chi tiết ở bảng 3.1). Tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất như sau:
Bảng 3.1: Chi tiết cơ sở kế thừa các biến
Tên biến Dấu kỳ vọng của hệ
số hồi quy
Cơ sở kế thừa
BIẾN PHỤ THUỘC
Giá thị trường của cổ phiếu Olhson 1995
BIẾN ĐỘC LẬP
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần + Olhson 1995
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần + Olhson 1995 Cổ tức chi trả trên mỗi cổ phần +
Adaramola Anthony Olugbenga và cộng sự (2014);
Dòng tiền từ hoạt động trên mỗi
cổ phần +
Adaramola Anthony Olugbenga và cộng sự (2014)
Tỷ lệ giá trên thu nhập + Dr. Sanjeet Sharma
(2011)
Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: tác giả tự xây dựng Mơ hình nghiên cứu:
MP = β0 + β1 EPS + β2 BVS + β3 DPS + β4 CFOPS + β5 P/E + β6 CR+ ε 3.4.2 Giả thuyết nghiên cứu:
Dựa vào mơ hình của Ohlson (1995) và các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của thơng tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu, tác giả xem xét ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khốn Tp.HCM (HOSE) thơng qua 6 biến số: Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVS), Cổ tức chi trả trên mỗi cổ phần (DVS), Dòng tiền từ hoạt động trên mỗi cổ phần (CFOPS), tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E), tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR). Trên cơ sở các nghiên cứu trước, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Các thơng tin trên BCTC có ảnh hưởng đáng kể đến biến động giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM.
Những giả thuyết nghiên cứu cụ thể về các yếu tố sẽ được trình bày ở phần sau.
Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVS) Cổ tức chi trả trên mỗi cổ phần (DVS)
Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) Dòng tiền từ hoạt động trên mỗi cổ
phần (CFOPS)
Giá thị trường của cổ phiếu
(MP)
Các biến được sử dụng trong nghiên cứu này có thể chia ra thành biến phụ thuộc và biến độc lập. Trong đó, giá thị trường của mỗi cổ phiếu được xem như là biến phụ thuộc và các biến độc lập bao gồm: Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần (BVS), Cổ tức chi trả trên mỗi cổ phần (DVS), Dòng tiền từ hoạt động trên mỗi cổ phần (CFOPS), tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E), tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR). Các biến độc lập được sử dụng để giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc.
3.4.2.1 Biến phụ thuộc: giá thị trường của cổ phiếu (MP)
Giá trị thị trường của một cổ phiếu là mức giá mà người mua và người bán xác lập khi thực hiện giao dịch cổ phiếu đó. Giá trị thị trường của một doanh nghiệp được tính bằng giá thị trường một cổ phiếu nhân với tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp. Thông thường, giá trị thị trường của công ty được quyết định bởi sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp đó. Cơng ty phát hành cổ phiếu với một mệnh giá nhất định trên thị trường sơ cấp, nhưng khi nó được mua bán trên thị trường thứ cấp thì giá cả có thể khác xa so với mệnh giá. Về nguyên tắc, nếu công ty hoạt động có hiệu quả và tiềm năng tăng trưởng cao thì giá trị của cổ phiếu sẽ tăng, tức là giá trị thị truờng của cơng ty cũng theo đó tăng và ngược lại, nếu hoạt động kém hiệu quả thì giá cổ phiếu giảm và tất nhiên, giá trị thị trường của cơng ty theo đó giảm đi.
3.4.2.2 Biến độc lập
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính tốn giá cổ phiếu.. EPS càng cao phản ánh năng lực của công ty càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao (Ball and Brown (1968)). EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi cơng thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình qn đang lưu thơng.
Trong việc tính tốn EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình qn trong kỳ để tính tốn vì lượng cổ phiếu thường xun thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hố việc tính tốn bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.
Giả thuyết 1: EPS có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu
Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVS)
Giá trị sổ sách là giá trị của tài sản hay của vốn cổ đông được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. giá trị sổ sách cho biết giá trị tài sản cơng ty cịn lại là bao nhiêu nếu ngay lập tức công ty rút lui khỏi kinh doanh. Giá trị sổ sách là thước đo rất chính xác giá trị của cơng ty, yếu tố không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, nên nó là số liệu thích hợp để phân tích cho nhà đầu tư.
BVS hay còn gọi là giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu bởi vì nó đo lượng tài sản mà cơng ty có thay mặt cho mỗi cổ phần vốn chủ sở hữu . Giá trị sổ sách cao thường cho thấy các cơng ty có thành tích hoạt động tốt, do đó giá thị trường cao. Nhiều nghiên cứu đã xem xét tỷ lệ này là một yếu tố quyết định của giá cổ phiếu ( Zahir và Khanna 1982; Sanjeet Sharma 2011) . Nó được tính tốn như sau :
BVS = Vốn chủ sở hữu / số cổ phiếu đang lưu hành cuối năm
Giả thuyết 2: BVS có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu
Cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS)
Cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế được phân phối cho các cổ đông. Mức cổ tức trả cho cổ đơng phụ thuộc vào chính sách cổ tức của một cơng ty. Chính sách cổ tức ổn định giúp giải quyết sự khơng chắc chắn trong tâm trí của các nhà đầu tư và cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc tạo ra một môi trường đầu tư lành
mạnh. Tỷ lệ cổ tức của một cơng ty có ảnh hưởng đáng kể đến giá thị trường của một cổ phiếu. Cổ tức thường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu theo hướng tích cực như mơ tả trong cơng trình thực nghiệm trước đó ( Dr. Sanjeet Sharma (2011); Adaramola Anthony Olugbenga, Oyerinde Adewale Atanda (2014); Yoosuf Mohamed Irsath và cộng sự (2015)) .
Cổ tức trên mỗi cổ phần được tính như sau:
DPS = Tổng số tiền chi trả cổ tức cho cổ đông / sớ lượng cổ phiếu thường
Giả thuyết 3: DPS có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu
Dịng tiền từ hoạt động trên mỗi cổ phần (CFOPS)
Chỉ số dòng tiền trên mỗi cổ phần là một phép đo sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, được tính bằng
CFOPS = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh /cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trên thị trường.
Rất nhiều chuyên gia phân tích và nhà đầu tư sử dụng chỉ số dịng tiền trên mỗi cổ phần thay vì EPS bởi EPS rất dễ bị thay đổi do các chính sách hạch tốn kế toán nên mức độ tin cậy của nó có thể khơng được chắc chắn, trong khi giá trị dòng tiền tạo ra trên một cổ phiếu rất khó bị sai lệch. Do đó chỉ số dịng tiền từ hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phần cũng là một chỉ số đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp trong việc duy trì dịng tiền tạo ra cho cổ đơng. Dịng tiền từ hoạt động trên mỗi cổ phần thường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu theo hướng tích cực như mơ tả trong cơng trình thực nghiệm trước đó (Renato Camodeca (2012); Adaramola Anthony Olugbenga (2014))
Tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E)
Tỷ lệ giá trên thu nhập thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu của công ty và thu nhập của nó trên mỗi cổ phiếu. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau:
P/E = P/EPS
Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận rịng sau thuế mà cơng ty chia cho các cổ đơng thường trong năm tài chính gần nhất.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được cơng bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hố thị trường thấp; dự đốn cơng ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. hệ số P/E thường ảnh hưởng đến giá cổ phiếu theo hướng tích cực như mơ tả trong cơng trình thực nghiệm trước đó (Dr. Sanjeet Sharma (2011), Junjie Wang và cộng sự (2013) Uddin và cộng sự (2013), Udayan Kachchhy, Dr. Bhavik U Swadia (2015))
Giả thuyết 5: Tỷ số P/E có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu
Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR)
Tỷ số thanh khoản hiện thời được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ.
Tỷ sớ thanh tốn hiện hành = (Tài sản ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn)
Tỷ số này cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ cơng ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả được hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả được các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là cơng ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chưa được hiệu quả.
Theo kết quả các nghiên cứu trước (Junjie Wang và cộng sự (2013), Udayan S Kachchhy và cộng sự (2014)) tỷ lệ thanh tốn hiện hành có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu.
Giả thuyết 6: tỷ lệ thanh tốn hiện hành có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu.
Bảng bên dưới trình bày đầy đủ định nghĩa các biến, phương pháp tính biến, và dấu kỳ vọng của hệ số hồi quy trong mơ hình Logit.
Bảng 3.1: Mơ tả các biến và phương pháp tính
Mã
biến Tên biến Phương pháp tính
Dấu kỳ vọng của hệ số hồi quy Cơ sở đề xuất BIẾN PHỤ THUỘC MP Giá thị trường của cổ phiếu
Giá đóng cửa sàn HOSE Olhson 1995
BIẾN ĐỘC LẬP EPS
Lợi nhuận trên mỗi cổ
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) /
BVS Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần BVS = Vốn cổ phần thường / số cổ phiếu thường đang lưu hành cuối năm + Olhson 1995 DVS Cổ tức chi trả trên mỗi cổ phần DPS = Tổng số tiền chi trả cổ tức cho cổ đông / số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành + Adaramola Anthony Olugbenga và cộng sự (2014); CFOPS Dòng tiền từ hoạt động trên mỗi cổ phần CFOPS = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh /cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trên thị trường. + Adaramola Anthony Olugbenga và cộng sự (2014) P/E Tỷ lệ giá trên thu nhập P/E = P/EPS + Dr. Sanjeet Sharma (2011) CR Tỷ lệ thanh toán hiện hành CR = (Tài sản ngắn hạn)/(Nợ ngắn hạn) + Junjie Wang, Gang Fu, Chao Luo (2013),
Udayan S
Kachchhy và cộng sự (2014) Nguồn: tác giả tự xây dựng
3.5 Phương pháp chọn mẫu 3.5.1 Mẫu nghiên cứu:
Thứ nhất, sàn HOSE có thời gian hoạt động dài hơn và có quy mơ hoạt động lớn hơn sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) (chiếm gần 90% giá trị vốn hóa của toàn thị trường Việt Nam).
Thứ hai, theo nhận định của Worldbank (Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty 2012), sở GDCK TP.HCM là thị trường cổ phiếu chính của Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy sàn GDCK TP.HCM hồn tồn có thể đảm bảo tính đại diện và có thể phản ánh được tình hình chứng khốn Việt Nam
Ở thời điểm hiện tại, có 312 cơng ty niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM theo danh sách trên http://www.hsx.vn. Nghiên cứu loại trừ 140 công ty niêm yết sau
ngày 31/12/2009. Và 9 công ty niêm yết sau ngày 31/12/2009 nhưng thuộc nhóm các cơng ty chứng khốn, các quỹ đầu tư, các ngân hàng và công ty bảo hiểm . Như vậy tổng thể nghiên cứu bao gồm 163 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM
3.5.2 Kích thước mẫu:
Đối với phân tích hồi quy đa biến cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo cơng thức là n>=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Nguyễn Đình Thọ 2011, trang 499 - 500). Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu là: n >= 50 + 8*6 = 98 quan sát.
3.5.3 Phương pháp chọn mẫu:
Tác giả tiến hành thu thập số liệu liên quan lần lượt cho 163 công ty ở trên. Những cơng ty khơng có đầy đủ số liệu tác giả yêu cầu sẽ bị bỏ qua. Kết quả, tác giả thu thập được bộ số liệu cần thiết cho 125 công ty niêm yết trên sàn HOSE . Như vậy, luận văn có cỡ mẫu là 125 cơng ty với 6 biến giải thích trong thời gian 6 năm là phù hợp với cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được. (Thông tin về danh sách mẫu nghiên cứu được trình bày ở phụ lục 1)
3.6 Thu thập dữ liệu nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp. Các dữ liệu thứ cấp thu được từ thị trường chứng khoán , Báo cáo tài chính hàng năm của các cơng ty niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM. Giá thị trường của cổ phiếu được thu thập vào cuối mối ngày giao dịch tại thời điểm kết thúc niên độ trong thời gian 2010 – 2015, giá cổ phiếu được công bố trên trang web www.cophieu68.vn. Chỉ tiêu EPS được lấy trên trang web
www.cophieu68.vn (đã tính sẵn chỉ tiêu này). Chỉ tiêu BVS, tác giả lấy vốn cổ phần thường trên trang web www.ezsearch.fpts.com.vn chia cho số cổ phiếu đang lưu hành cuối năm được lấy trên BCKQHĐKD trên trang web www.cophieu68.vn . Đối với chỉ tiêu DPS, tác giả thu thập thông tin cổ tức trên BCLCTT trên trang web www.hsx.vn, còn số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành đã tìm được ở trên. Đối với chỉ tiêu CFOPS, tác giả thu thập thông tin dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên BCLCTT. Đối với chỉ tiêu P/E, tác giả thu thập trên trang web
www.cophieu68.vn (đã tính sẵn chỉ tiêu này). Cuối cùng, đối với chỉ tiêu CR, tác
giả lấy chỉ tiêu tài sản ngắn chia cho nợ ngắn hạn hạn trên bảng cân đối kế toán (cophieu68.vn) . Từ đó, tác giả đã thu thập được một bộ số liệu đầy đủ về các chỉ tiêu P, EPS, BVS, DPS, CFOPS, P/E, CR.
3.7 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Căn cứ theo mơ hình Ohlson 1995, từ số liệu thu thập được, tác giả tiến hành chạy mơ hình định lượng với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu và biến độc lập là các biến kế toán, thực hiện bởi phần mềm stata.