Chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm nhân thọ prévoir việt nam (Trang 30 - 34)

5. Kết cấu đề tài

1.4. Các công cụ để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.7. Chuỗi giá trị

Khái niệm về chuỗi giá trị đã được phát triển bởi Micheal Porter dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty và được đo lường bằng tổng doanh thu, phản ánh sự điều tiết giá cả của sản phẩm và số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp có thể bán ra. Trong vấn đề cạnh tranh, giá trị là mức tiền mà người tiêu dùng sẵn sang chi trả cho những sản phẩm mà cơng ty cung cấp. Theo Porter, chính giá trị chứ khơng phải là chi phí nên dùng đề phân tích vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp. Khi bàn về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường so sánh các điểm mạnh và điểm yếu của công ty với các đối thủ cạnh tranh rồi từ đó tạo cơ sở cho q trình phân tính và lựa chọn chiến lược của công ty. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác, cần phải xem xét tất cả các yếu tố của môi trường bên trong với tư cách là cái giá trị trong chuỗi dây chuyền giá trị của doanh nghiêp. Trong phân tích dây chuyền giá trị, các hoạt động của công ty được chia thành các hoạt động chủ yếu và các hoạt động hỗ trợ (tham khảo tại sơ đồ).

Các hoạt động chính là các hoạt động gắn trưc tiếp với các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, gồm: các hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, marketing và bán hàng, và dịch vụ. Ngoài các hoạt động chủ yếu gắn trực tiếp với các sản phẩm và dịch vụ, trong dây chuyền giá trị của cơng ty cịn có các hoạt động tác động một cách gián tiếp đến các sản phẩm và dịch vụ được gọi là các hoạt động hỗ trợ. Nhờ các hoạt động này mà các hoạt động chủ yếu được thực hiện một cách tốt hơn.

Như vậy, ta có thể giải thích định nghĩa về chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Trong nghĩa hẹp, một chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình maang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng, thực

hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Hơn nữa, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Ví dụ như khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ hậu mãi cho khách hàng thông qua việc gắn vào các sản phẩm của mình số điện thoại gọi miễn phí để khách hàng có thể sử dụng để khiếu nại, hỏi thơng tin hay góp ý kiến đối với cơng ty cũng làm tăng giá trị chung của sản phẩm: Hãng Pizza hut in số điện thoại gọi miễn phí trên các hộp bánh Pizza chuyển đi; mỗi khi khách hàng khiếu nại, Pizza hut sẽ chuyển hộp thư thoại người quản lý cửa hàng, nguwofi này bắt buộc phải gọi lại cho khách hàng trong vòng 48h và giải quyết khiếu nại của khách hàng. Nói cách khác, một khách hàng có thể sản sàng trả giá cao hơn một sản phẩn có dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Tương tự như vậy thì đối với các công ty nông nghiệp, một hệ thống kho lạnh bảo quản phù hợp cho các nguyên liệu tươi sống (như rau, hoa, quả) sẽ có ảnh hưởng tốt đến chất lượng thành phẩm, và vì vậy, sẽ làm tăng giá trị sản phẩm.

Tuy nhiên thì trong thực tế, các chuỗi giá trị thương phức tạp hơn nhiều so với chuỗi giá trị trên. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến một nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết vơi các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Các tiếp cận theo nghĩa rông không xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành, mà nó xem xét cả các mối liên kết ngược xi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và kết với với người tiêu dùng cuối cùng. Liên hệ với sản phẩm của cơng ty bảo hiểm Nhân thọ Prévoir Việt Namcó thể thấy rằng, lý thuyết về chuỗi giá trị hoàn toàn phù hợp về cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp từ quản lý nguồn nhân lực, phát triển công nghệ, tiếp thị và bán hàng dịch vụ và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Thơng qua những phân tích cơ bản về các yếu tố liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể thấy cạnh tranh là q trình tất yếu của mỗi doanh nghiệp hướng đến sự phát triển.

Bên cạnh những năng lực tự thân của doanh nghiệp, hoạt động của các doanh nghiệp còn thường xuyên bị tác động, chi phối, thay đổi các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Do vậy, mỗi một doanh nghiệp cần có những phân tích, định hướng kỹ càng để có thể chọn ra những năng lực cốt lõi của mình từ đó phát huy những lợi thế và giảm thiểu các bất lợi trên con đường khẳng định thương hiệu trên thị trường vốn cạnh tranh hết sức khốc liệt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRÉVOIR

VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm nhân thọ prévoir việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)