Biểu đồ cơ cấu mẫu theo thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng trong công việc của người lao động trong công ty TNHH changshin việt nam (Trang 45 - 48)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

2.3.2.2 Kết quả phân tích tương quan Pearson:

Khi tiến hành hồi quy với 4 biến phụ thuộc: Năng lực lãnh đạo, Đào tạo thăng tiến, Tiền lương và phúc lợi, Môi trường làm việc thì kết quả cho thấy biến Đào tạo và thăng tiến có mức ý nghĩa sig = .806 > 0.05 (Phụ lục 10) nên loại biến này khi phân tích hồi quy vì khơng có ý nghĩa thống kê.

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu sơ bộ biến “Đào tạo và thăng tiến” đã được xác định là có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động. Việc biến “Đào tạo và thăng tiến” khơng có ý nghĩa thống kê cũng có thể được giải thích như sau:

- Thứ nhất, mẫu khảo sát phần lớn là khối lao động trực tiếp có độ tuổi nhỏ, ít thâm niên, trình độ học vấn thấp và thu nhập vẫn ở mức trung bình hoặc thấp nên họ khơng quan tâm nhiều đến các vấn đề đào tạo và thăng tiến, họ chỉ quan tâm đến việc hồn thành cơng việc hằng ngày và vấn đề trả lương để đảm bảo đời sống cơ bản.

- Thứ hai, các thành phần đo lường trong yếu tố này chưa rõ ràng nên các đáp viên chưa thể hiện được đúng và đầy đủ quan điểm của mình.

Khi tiến hành phỏng vấn tay đơi chi tiết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động vẫn cho thấy sự quan tâm về yếu tố này. Do đó, dù khơng có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng tác giả vẫn đưa biến “Đào tạo và thăng tiến” vào để phân tích làm rõ.

Như vậy ba biến độc lập còn lại: năng lực lãnh đạo, tiền lương và phúc lợi, mơi trường làm việc đều có hệ số tương quan cao với biến phụ thuộc là sự hài lòng trong công việc nên ta đưa 3 biến này vào phân tích hồi quy ở bước tiếp theo. Các biến phụ thuộc khơng có tương quan hoặc tương quan yếu với nhau.

2.3.2.3 Kết quả phân tích hồi quy (Tham khảo phụ lục 1)

Kết quả mơ hình cho thấy R2 hiệu chỉnh (adjusted R square) là .612. Kết luận mơ hình giải thích được 61.2% sự thay đổi của biến phụ thuộc sự hài lòng. Còn lại 38.8% bao gồm sai đo lường và các biến khác vắng mặt trong mơ hình giải thích.

Từ kết quả hệ số hồi quy phương trình hồi quy tuyến tính được thể hiện như sau:

Sự hài lịng trong cơng việc = 0.543*Tiền lương và phúc lợi + 0.450*Môi trường làm việc + 0.270*Năng lực lãnh đạo

Như vậy sự hài lịng trong cơng việc của cơng ty TNHH Changshin phụ thuộc vào 3 yếu tố chính là Tiền lương và phúc lợi, Mơi trường làm việc và Năng lực lãnh đạo. Dựa vào các trọng số hồi quy cho thấy:

- Tiền lương và phúc lợi là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của người lao động tại công ty với hệ số β = 0.543, đồng thời hệ số β > 0 cho

thấy mối quan hệ giữa “Tiền lương và phúc lợi” và “sự hài lịng trong cơng việc” là quan hệ đồng biến. Đồng nghĩa với sự hài lịng trong cơng việc của người lao động sẽ được nâng cao nếu công ty đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về lương và phúc lợi .

- Kế tiếp, yếu tố “Môi trường làm việc” với hệ số β = 0.450 > 0 (với mức ý nghĩa < 0.05) cho thấy mối quan hệ giữa “Môi trường làm việc” và “Sự hài lịng trong cơng việc” là quan hệ cùng chiều. Như vậy, khi người lao động cảm thấy môi trường làm việc tại cơng ty là tốt thì mức độ hài lịng trong cơng việc của họ càng cao.

- Yếu tố “Năng lực lãnh đạo” có hệ số β = 0.270> 0 (với mức ý nghĩa < 0.05) cho thấy mối quan hệ giữa “Năng lực lãnh đạo” và “Sự hài lòng trong công việc” là quan hệ cùng chiều. Điều này nghĩa là khi người lao động cảm thấy năng lực lãnh đạo của cấp trên là tốt thì mức độ hài lịng trong cơng việc của họ sẽ tăng.

2.3.3 Đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động trong công việc tại công ty TNHH Changshin Việt Nam lao động trong công việc tại công ty TNHH Changshin Việt Nam

Nghiên cứu định tính được tiến hành để giải thích kết quả của nghiên cứu định lượng qua các số liệu thứ cấp, đồng thời quan sát và phỏng vấn người lao động và các cấp lãnh đạo tại công ty TNHH Changshin Việt Nam (danh sách đáp viên và dàn bài phỏng vấn tham khảo tại Phụ lục 3) để thu thập thơng tin thực tế về chính sách nhân sự của cơng ty cũng như thực trạng mức độ hài lịng trong cơng việc của người lao động.

2.3.3.1 Tiền lương và phúc lợi

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tiền lương và phúc lợi là yếu tố then chốt trong việc tạo ra sự hài lòng của người lao động (chiếm 54.3%). Tuy nhiên, theo đánh giá của người lao động tại công ty thì mức độ hài lịng về tiền lương và phúc lợi (trung bình = 3.0978) so với mức độ hài lòng chung cũng xấp xỉ nhau (trung

bình = 3.0685) (Hình 2.10). Điều này cho thấy người lao động chưa thực sự hài lòng về cơ chế lương và phúc lợi hiện tại của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng trong công việc của người lao động trong công ty TNHH changshin việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)