Thực trạng về hủy niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận kế toán đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ U

4.1 Thực trạng về hủy niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Ngày 28/7/2000 đã đánh dấu bước đi đầu tiên của TTCK Việt Nam khi chính thức giao dịch với chỉ 2 cổ phiếu. Sau 15 năm hình thành và phát triển, số lượng CP niêm yết trên HSX đã đạt con số trên 300 với tổng vốn hóa thị trường trên 1,1 triệu tỷ đồng, chiếm 90% giá trị vốn hóa thị trường CP niêm yết cả nước.

Tuy nhiên với tình hình bất ổn vĩ mơ kéo dài từ giữa năm 2008, tăng trưởng kinh tế suy giảm từ năm 2009 và sự yếu kém của khu vực ngân hàng từ năm 2011, rất nhiều doanh nghiệp đã bị tác động, gặp nhiều khó khăn và rơi vào cảnh thất bại, thua lỗ.

Trường hợp bị tác động nhẹ thì doanh nghiệp gặp khó khăn do thị trưởng thu hẹp, lợi nhuận suy giảm do chi phí và lãi vay tăng lên…, trường hợp bị tác động nặng thì doanh nghiệp phải dừng sản xuất, cắt giảm nhân cơng và thậm chí khơng ít doanh nghiệp phải

đóng cửa và bán tài sản trả nợ ngân hàng với mục đích thốt khỏi gánh nặng chi phí nợ

nần nhưng sau đó nợ sâu hơn và cuối cùng dẫn đến nghi ngờ khả năng hoạt động của

liên tục hàng loạt như hiện nay.

Theo số liệu tổng hợp tình hình và lý do các công ty bị hủy niêm yết từ năm 2012

đến 30/06/2015 cơng bố trên hai website www.hnx.vn, www.hsx.vn thì:

Trong năm 2012, trong khi chỉ có 29 mã chứng khoán niêm yết mới trên cả hai sàn. Ngồi thị trường cịn ghi nhận 4 mã khác đã được chấp thuận niêm yết nhưng chưa giao dịch thì bị hủy niêm yết. Tuy nhiên, thị trường lại ghi nhận có 18 mã chứng khốn bị hủy niêm yết vì nhiều lý do, chủ yếu là do kinh doanh thua lỗ, vi phạm nghĩa vụ công bố thơng tin 15 mã chứng khốn chiếm 83,3% trong các mã bị hủy niêm yết.

Trong năm 2013, tình hình niêm yết mới tiếp tục sụt giảm so với năm 2012. Số lượng doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn thay vì tăng lên thì lại giảm xuống. Sự suy thoái của nền kinh tế trong những năm qua vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, trong khi diễn biến trên TTCK chưa thật sự ổn định, dòng vốn đầu tư vào TTCK cũng trở nên khan hiếm, việc huy động vốn ngày càng khó khăn khiến các cơng ty ít

chú trọng đến kế hoạch niêm yết cổ phiếu. Tính chung đến cuối năm 2013, trên 2 sàn có 683 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 361 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012. Bên cạnh đó, số lượng hủy niêm yết có xu hướng tăng lên. Sàn HOSE chỉ có 4 mã chứng khốn niêm yết mới và có đến 16 doanh nghiệp bị hủy niêm yết. Cịn sàn HNX, chỉ có 11 doanh nghiệp niêm yết mới và có 30 doanh nghiệp đã hủy niêm yết. Trong đó, đáng chú ý có những mã chứng khoán tên

tuổi như mã chứng khoán PVF của Tổng cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu Khí Việt Nam khí hủy niêm yết do hợp nhất với Westernbank, cổ phiếu SBS của chứng khoán Sacombank... Số lượng mã chứng khoán bị hủy niêm yết năm 2013 là 46 trên cả hai sàn. Lý do bị hủy niêm yết cũng chủ yếu là do kinh doanh thua lỗ, vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, kiểm tốn khơng chấp nhận hay từ chối ra ý kiến kiểm toán là 27 mã chứng khoán; chiếm 58,7%.

Trong năm 2014, mặc dù kinh tế có cải thiện và cơng tác cổ phần hố được thúc

đẩy nên số lượng công ty niêm yết mới tăng và số lượng công ty hủy niêm yết giảm so

với năm 2013. Tuy nhiên, số lượng công ty hủy niêm yết vẫn nhiều so với cơng ty niêm yết mới. Theo đó, số lượng công ty niêm yết mới trong năm 2014 là 22 cơng ty; trong khi đó có 32 cơng ty bị hủy niêm yết (giảm so với 46 công ty năm 2013), trong

đó có 20 cơng ty bị hủy vì kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp, lỗ luỹ kết vượt quá vốn

thực góp, 02 cơng ty kiểm tốn khơng chấp nhận và từ chối ra ý kiến kiểm toán, 04 công ty hủy niêm yết tự nguyện…

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2015, HNX và HOSE đã cơng bố hủy niêm yết 24 mã

chứng khốn với tổng khối lượng cổ phiếu lên tới hơn 424 triệu cổ phiếu, trong đó có

21 cơng ty bị hủy niêm yết do kinh doanh thua lỗ, kiểm toán từ chối cho ý kiến và vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin; chiếm 87,5%.

Bảng 4.1: Thống kê số lượng công ty bị hủy niêm yết theo từng năm.

Năm Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tng Số lượng công ty bị

hủy niêm yết 18 46 32 96

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của điều chỉnh lợi nhuận kế toán đến khả năng hoạt động liên tục của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)